“Làng ăn đất” như ăn kẹo
Nằm sau thị trấn Lập Thạch ( huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), có một làng được gọi với cái tên “ làng ăn đất” hay “làng ăn đặc sản”. Dù lớp trẻ trong làng hiện nay không còn ăn đất như trước nhưng những người cao niên ở khu phố Thống Nhất vẫn xem đất ngói là món ăn khoái khẩu.
Cụ Khổng Thị Biện vẫn giữ thói quen ăn đất ngói
“Ngày nào không ăn vài miếng đất là trong người khó chịu”
Tục ăn đất ở đây không biết có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, qua lời kể của những vị cao niên trong làng, từ khi họ sinh ra đã thấy cha ông của mình hàng ngày vẫn cầm miếng đất ngói ăn ngấu nghiến.
Ở tuổi 90, vợ chồng cụ Khổng Văn Loa và Khổng Thị Biện vẫn rất minh mẫn. Mỗi khi kể về món “đặc sản” đất ngói, hai cụ đều nói vanh vách. Cụ Biện cho biết, lúc cụ sinh ra tại khu vực Sông Lô (nay thuộc huyện Sông Lô) đã thấy cha ông của mình cầm cục đất đưa lên miệng nhai như nhai kẹo. Kể từ đó, cụ bắt chước và biết ăn đất cho đến nay đã vài chục năm.
Đến khi loại đất ăn được này tại Sông Lô dần cạn kiệt, một số người đã tìm về khu phố Thống Nhất, nơi có loại đất ngói, sau đó sinh sống tại đây cho đến bây giờ.
Video đang HOT
Cầm miếng đất màu trắng bột đưa lên miệng nhai sần sật, cụ Biện móm mém nói: “Đất ngon lắm các chú à. Không phải đất nào cũng ăn được, chỉ đất vùng này do chúng tôi làm mới ăn được. Ăn đất này cũng như người hút thuốc lào vậy, ngày nào không ăn vài miếng đất là trong người khó chịu”, cụ Biện cười nói.
Ngồi nhâm nhi chén chè, cụ Biện ngỏ ý mời chúng tôi nếm thử miếng đất ngói “đặc sản” quê hương cụ, ban đầu tôi cũng ngại ngần nhưng thấy cụ mời nhiệt tình quá, tôi cầm miếng đất ăn thử. Đất phơi khô nhưng không cứng, ăn vào có vị thơm, bở, xốp, hơi ngọt ngọt… giống như ăn lương khô.
Theo cụ Biện, đất ngói được đào dưới sâu hàng chục mét, khi gặp những vỉa đất màu trắng như những cục phấn mới dùng ăn được. Đất được đưa lên phải đem đi rửa, phơi khô và lọc hết cặn bẩn bám xung quanh. Miếng đất to sẽ được cắt thành thỏi nhỏ như cái kẹo. Sau đó, để đất ngói thơm ngon hơn, người dùng phải hái lá cây sim tươi đốt cháy rồi đưa đất lên hơ trước ngọn lửa, khói của lá sim quyện vào đất mới có vị thơm ngon đặc trưng.
Cụ Khổng Thị Biện còn khoảng 1 tạ đất ngói để ăn Ảnh: Phi Hùng
Ăn loại đất này tốt cho sức khỏe?
Những vị cao niên trong làng chia sẻ, người dân nơi đây ăn đất một phần vì thói quen, phần khác vì cho rằng ăn loại đất này tốt cho sức khỏe !? Ngoài ra, đất ngói một thời được coi là “thỏi nam châm” gắn kết người dân trong làng vì mỗi khi đến nhà chơi, hay bắt đầu một câu chuyện, người dân nơi đây đều mời nhau ăn miếng đất ngói.
Khoảng 20-30 năm trước, loại đất này được bán ở chợ, chợ nào cũng có gian hàng bán đất, như bán rau, bán thịt, để phục vụ những người ghiền ăn loại đất này. Lập Thạch từng là đầu mối cung cấp đất ăn cho nhiều địa phương trong và ngoài Vĩnh Phúc như: Tam Dương, Vĩnh Tường; Lâm Thao, Phù Ninh (Phú Thọ), xa hơn là ở tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang.
Theo cụ Biện, sau vườn nhà cụ có một khu đất đã nhiều năm gia đình khai thác đất để ăn đến nay vẫn chưa hết. Cụ Biện cho biết, từng có các chuyên gia trong nước và Hàn Quốc nghiên cứu, gọi loại đất này là đất Cao Lanh. Còn việc nghiên cứu vì sao loại đất này ăn được, đất có chất gì, độc hại ra sao thì đến nay các cụ vẫn chưa được biết cụ thể.
Tôi chỉ còn khoảng 1 tạ đất ăn, đồi Vàng đã được con cháu tôi san đi gần hết để làm nhà cửa. Sau này khi tôi mất đi, tục ăn đất có lẽ cũng không còn. Những gì còn lại chỉ là hoài niệm trong trí nhớ của nhiều người về một vùng quê nghèo”.
Cụ Khổng Thị Biện
“Bây giờ chẳng mấy ai ăn nữa. Vài chục năm trước, người dân ở đây không ai xa lạ với món này, hồi đó thì làm gì có bánh kẹo như bây giờ, từ trẻ con đến người già ai cũng ăn. Đặc biệt, phụ nữ khi mang bầu rất khoái món đất ngói này, có người đi chợ là phải tìm đến hàng đất để ăn vài miếng cho đỡ thèm. Có phiên chợ, tôi bán được cả gánh đất”, cụ Biện kể và cho biết, giá mỗi cân đất ngói khoảng 120 nghìn đồng.
Lãnh đạo UBND thị trấn Lập Thạch cho biết, từ những năm 70 của thế kỷ trước, tại địa phương đã có người ăn đất ngói. “Khi tôi sinh ra, lớn lên đã thấy đất ngói xuất hiện tại các chợ xung quanh Lập Thạch, đất giống loại đất Cao Lanh non. Qua nhiều năm, đến nay, loại đất này đã dần cạn và hiện chỉ còn tại khu đồi Vàng gần nhà cụ Biện”, vị lãnh đạo này cho hay.
Khi chúng tôi dẫn lời cụ Biện về việc ăn đất này tốt cho thai nhi, vị lãnh đạo này đã phủ nhận và cho rằng, đó chỉ là truyền miệng. Thực tế, đã có các chuyên gia trong và ngoài nước về đây nghiên cứu loại đất này nhưng chưa có nhà khoa học nào chứng minh ăn loại đất này tốt cho sức khỏe con người.
Vĩnh Phúc: Trao học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt
Học sinh của Trung tâm Bảo trợ Sao Mai (huyện Tam Dương) và Trung tâm Hy vọng Lập Thạch (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đỗ đại học năm 2020 được Tổ chức PAMWF (Hàn Quốc) tuyên dương và trao tặng học bổng vào ngày 12/10.
Đại diện Tổ chức PAMWF (Hàn Quốc) và Ban Điều hành Trung tâm Bảo trợ Sao Mai, Trung tâm Hy vọng Lập Thạch trao học bổng cho học sinh đỗ đại học năm 2020. Ảnh: Diệu Linh
PAMWF là Tổ chức phi Chính phủ được thành lập năm 2006 tại Hàn Quốc. Từ khi ra đời, hoạt động chủ yếu của tổ chức là hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Tại Vĩnh Phúc, Tổ chức PAMWF đã tài trợ 100% kinh phí cho dự án trợ giúp các trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn của Trung tâm Bảo trợ Sao Mai và Trung tâm Hy vọng Lập Thạch. Tại đây, trẻ em mồ côi được nuôi dưỡng, hỗ trợ ăn, ở, sinh hoạt, học tập đến khi các em hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Dịp này, 4 học sinh của 2 trung tâm này thi đỗ đại học, được Tổ chức PAMWF tuyên dương và trao học bổng với số tiền 10 triệu đồng/em.
Ngoài hoạt động tại 2 trung tâm trên, từ năm 2014 đến nay, Tổ chức PAMWF đã tài trợ, hỗ trợ trao học bổng, xe đạp, xe lăn, trao kính mắt... cho các đối tượng bảo trợ trên địa bàn tỉnh. Với những hoạt động thiện nguyện của mình, PAMWF đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động trợ giúp NTT&TEMC của tỉnh.
Lộ diện chủ sở hữu bộ ba cây si cổ trị giá chục tỷ đồng ở Vĩnh Phúc? Những tác phẩm si cổ được ông Nguyễn Anh Tuấn (Vĩnh Phúc) mua ở Huế từ những năm 2000 với vài trăm triệu đồng, nay giá của chúng lên đến hàng tỷ đồng. Ông Nguyễn Anh Tuấn trú tại Thị trấn Lập Thạch (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) được biết đến là một người kinh doanh vàng nổi tiếng nên người dân...