Land Rover Series IIA – hồi sinh xế cổ chạy điện
Mẫu xe off-road 60 năm tuổi thay động cơ đốt trong bằng môtơ điện có công suất 150 mã lực.
Everrati, một hãng độ xe tại Anh vừa hồi sinh chiếc Land Rover Series IIA với khả năng bảo vệ môi trường tối đa. Đội ngũ kỹ sư kết hợp môtơ điện với hệ thống truyền động bốn bánh đặc trưng của mẫu xe Series IIA vốn là biểu tượng off-road của nước Anh, tiền thân của Defender.
Phiên bản chạy điện của xế cổ Land Rover Series IIA. Ảnh: Everrati
Để tăng tuổi thọ cho chiếc Series IIA, từng bộ phận bao gồm thân xe, hệ thống truyền động, nội thất, khung sườn… được tháo rời và mạ kẽm để bảo vệ khỏi sự ăn mòn trước các tác động của môi trường. Bộ pin 60 kWh có tính năng kiểm soát nhiệt độ và quản lý dung lượng tiên tiến.
Pin cung cấp năng lượng cho môtơ điện công suất 150 mã lực và mô-men xoắn 300 Nm, giúp chiếc Series IIA được hồi sinh như ban đầu. Pin trên Land Rover Series IIA có phạm vi hoạt động 200 km.
Chiếc xe cung cấp chế độ dẫn động hai bánh và bốn bánh. Hệ thống lái và trợ lực cũng được nâng cấp nhưng vẫn giữ được cho người lái cảm giác như đang chạy chiếc xe đời đầu.
Xe cấu hình bán tải. Hãng độ chưa cung cấp hình ảnh nội thất.
Bên trong, hãng độ cũng có một số nâng cấp theo tiêu chuẩn hiện đại nhằm nâng cao tiện nghi và sự thoải mái cho người sử dụng. Nội thất da và hệ thống sưởi ở hàng ghế trước.
Video đang HOT
Land Rover Series là dòng xe off-road nổi tiếng thế giới ra đời năm 1948. Đây là chiếc xe dẫn động bốn bánh đầu tiên trên thế giới. Series IIA ra đời năm 1961, với kiểu dáng pick-up cổ điển, phù hợp cho cả đường đô thị lẫn đường địa hình. Chiếc xe độ Series IIA chạy điện của Everrati có giá khoảng hơn 200.000 USD.
Grandsphere Concept - tương lai của Audi A8
Phiên bản chạy điện của A8 hé lộ thiết kế tương lai, trang bị nhiều công nghệ, hỗ trợ lái tự động, phạm vi hoạt động 750 km.
Audi giới thiệu mẫu concept Grandsphere mới, mẫu concept thứ hai trong số ba mẫu concept hướng tới tương lai. Bản concept thứ hai là người kế nhiệm của A8, với điểm nhấn hệ thống tự lái cấp độ 4.
Grandsphere tiếp nối Skysphere, một chiếc roadster chạy điện hai chỗ với chiều dài cơ sở có thể mở rộng, thay đổi hình dạng tùy thuộc vào chế độ lái. Trong khi Grandsphere tái tạo sự sang trọng trong cabin, hướng đến thiết kế như phong chờ hạng thương gia.
Bản concept Grandsphere - tương lai thiết kế của Audi A8 chạy điện. Ảnh: Audi
Theo Audi, trong khi lên ý tưởng cho dòng xe "Sphere", hệ thống truyền động và hệ thống lái đều đưa vào hàng ghế sau. Thay vào đó, điểm bắt đầu nằm ở nội thất và thiết kế tổng thể, hãng xe Đức tập trung vào việc tạo ra một thiết bị trải nghiệm hơn là một chiếc ôtô.
Hãng xe Đức thiết kế lại chỗ ngồi, hàng ghế sau vốn được xem là lựa chọn sang trọng nhất theo truyền thống, thì cách tiếp cận của Grandsphere với hàng ghế trước là nơi mà bất kỳ ông trùm hay triệu phú nào cũng muốn ngồi. Kiểu sắp xếp chỗ 2 2, ở giữa hàng ghế trước ngăn cách nhau bằng một ngăn mát, với khay đựng ly.
Vô-lăng và bàn đạp sẽ ẩn đi khi xe chuyển sang chế độ lái tự động, biến cabin trở thành một trải nghiệm giống như khoang thương gia. Các kỹ sư Audi nhấn mạnh vào việc tạo ra một "hệ sinh thái kỹ thuật số", nơi hành khách tự do sử dụng các dịch vụ trực tuyến hay đọc tin tức.
Bản concept Grandsphere xác định người lái và hành khách bằng cách nhận dạng lộ trình, tự động mở cửa và điều chỉnh chỗ ngồi, cài đặt điều hòa cho phù hợp. Ghế trước có thể nghiêng về sau 60 độ, hệ thống lọc không khí tích hợp mùi thơm và hệ thống âm thanh cho phép tạo vùng riêng cho mỗi cá nhân.
Nội thất thiết kế với ý tưởng tối giản, Grandsphere thiếu các màn hình và bảng đồng hồ thông thường, thay vào đó sử dụng các phép chiếu sáng tạo. Bề mặt gỗ dưới kính chắn gió sử dụng như một tấm vải, mà toàn bộ chiều rộng của cabin sử dụng để chiếu thông tin độ phân giải cao, như một màn hình CinemaScope để phát nội dung hoặc hội nghị truyền hình.
Hệ thống thông tin giải trí sử dụng giao diện đa phương tiện MMI Touchless Response, cho phép người lái có thể sử dụng một bộ điều khiển gần cửa để chọn các menu chức năng khác nhau, thông qua một vòng xoay, các nút. Nếu người lái ngả ghế, tính năng theo dõi bằng mắt của hệ thống sẽ tự động cho phép thực hiện các cử chỉ mà không cần chạm vào vật gì. Xe sẽ tự động lưu lại các sở thích của người dùng để cá nhân hóa trải nghiệm.
Bản concept dài 5,35 m, rộng 2 m, cao 1,39 m, chiều dài cơ sở hơn Audi A8 hiện tại, nhưng tổng thể hao hao A5 Sportback và giống một phi thuyền. Kiểu mở cửa giống Rolls-Royce, xe không có cột B giống như người anh em Skysphere. Grandsphere sử dụng bánh 23 inch, gợi lại mẫu Audi Avus những năm 1990. Lưới tản nhiệt thiết kế hình khung đơn, phát sáng từ phía trên, tạo ra một nụ cười giống mèo Cheshire. Cụm đèn chiếu sáng LED thanh mảnh.
Vô-lăng và bàn đạp ẩn đi khi chuyển sang chế độ lái tự động. Ảnh: Audi
Audi cho biết, Grandsphere trang bị hai động cơ điện trên mỗi trục, dẫn động 4 bánh, tổng công suất 700 mã lực, mô-men xoắn 960 Nm. Xe tăng tốc từ 0-100 km/h trong 4 giây. Xe lắp gói pin 120 kWh, hỗ trợ sạc nhanh 270 kW tại các trạm sạc nhanh nhờ công nghệ 800V chia sẻ từ e-tron GT, giúp sạc từ 5-80% pin trong 25 phút. Theo công bố, Audi Grandsphere có phạm vi hoạt động 750 km.
Là bản concept nhưng xe phát triển dựa trên nền tảng PPE của Volkswagen, giống như Audi A6 e-tron sắp ra mắt và Porsche Macan thế hệ tiếp theo, liên quan chặt chẽ đến nền tảng J1 trên e-tron GT.
Sau Skysphere và Grandsphere sẽ tiếp nối bởi Urbansphere, mẫu concept tiếp theo dự kiến giới thiệu trong năm 2022 và mang kiểu dáng một mẫu SUV tương lai.
Mercedes G-Class phiên bản chạy điện sắp ra mắt Cuối cùng, Mercedes sẽ thực hiện "lời hứa" điện khí hóa mẫu SUV G-Class mang tính biểu tượng tại Triển lãm Ô tô Munich vào tháng 9 này. Theo tờ Autocar của Vương quốc Anh, Mercedes tuyên bố, sẽ thông qua Triển lãm Ô tô Munich (Đức) để giới thiệu một mẫu Concept "mở đường" cho chiếc G-Class EV thương mại vào năm...