Lặn xuống rãnh biển sâu thứ 3 thế giới vẫn thấy rác thải nhựa
Trong hành trình khám phá rãnh biển sâu khoảng 10.000 m so với bề mặt, các nhà khoa học Philippines phát hiện rác thải nhựa, thay vì những loài sinh vật biển sâu.
Tiến sĩ Deo Florence Onda – nhà hải dương học vi sinh vật 33 tuổi thuộc Viện Khoa học biển Đại học Philippiness – thực hiện hành trình 12 giờ xuống rãnh biển sâu thứ 3 thế giới nhằm tìm kiếm những điều bí ẩn trong lòng đại dương. Điều bất ngờ họ tìm thấy ở cuối hành trình là rác thải nhựa của con người, Channel News Asia đưa tin ngày 29/5.
Tiến sĩ Onda cho biết: “Những mô tả đầu tiên của rãnh Emden, thuộc rãnh Philippines – một trong khu vực sâu thế giới – vào những năm 1950-1970 thật sự chưa chính xác vì hạn chế về công nghệ lúc bấy giờ. Đây là cơ hội để tôi và người bạn đồng hành Victor Vescovo – nhà thám hiểm thuộc tổ chức Caladan Oceanic – phát hiện điều gì thật sự đang xảy ra ở đó”.
Ông Onda kể lại: “Khi sắp chạm đến đáy, chúng tôi mong chờ nhìn thấy những thứ đáng sợ, bò lổm ngổm. Thật trớ trêu, chúng tôi phát hiện một thứ không mấy xa lạ. Chúng tôi nghĩ đó là sứa, nhưng không, đó là rác nhựa”.
“Có rất nhiều rác trong rãnh. Có rất nhiều đồ nhựa, một chiếc quần, một chiếc áo sơ mi, một con gấu bông, bao bì và rất nhiều túi nhựa. Chúng tôi sửng sốt khi thấy điều này”, ông Onda nói.
Rác thải nhựa được tìm thấy dưới rãnh Emden có độ sâu 10.000 m so với mực nước biển. Ảnh: Caladan Oceanic.
Video đang HOT
“Tôi hân hoan khi được xuống tới đáy rãnh. Nhưng trở thành nhân chứng cho mức độ ô nhiễm nhựa đáng báo động là một điều khác. Rác sẽ không chỉ ở nơi người ta xả ra. Nó sẽ chìm xuống biển”, ông Onda cho biết thêm.
Theo nhóm nghiên cúu của Tiến sĩ Onda, tác động xuyên biên giới của rác thải nhựa gây ra những hậu quả khôn lường đối với hệ sinh thái biển – nền tảng sự sống trên hành tinh.
Ông Onda cho biết: “Các vi sinh vật biển là là nguồn lưu trữ carbon, có tác động trực tiếp đến quá trình biến đổi khí hậu. Khi sinh vật phù du tiêu thụ CO2 từ khí quyển, chúng chuyển khoá thành chất hữu cơ chìm xuống đáy đại dương và ở đó hàng triệu năm”.
“Chúng tôi chưa hiểu rõ mức độ đa dạng sinh học ở môi trường biển sâu, cũng như tác động của chúng đối với các quá trình phát triển, đến thời tiết và khí hậu trên toàn cầu. Nhưng loài người đang thay đổi điều đó”, các nhà khoa học cho biết thêm.
Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng các khu vực sâu hơn của đại dương đang ấm lên với tốc độ chậm hơn so với trên bề mặt. Tuy nhiên, đối với những sinh vật biển ở vùng biển sâu, tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể nghiêm trọng hơn.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu vì sao rác thải có thể đến nơi sâu nhất của đại dương, phát hiện của Tiến sĩ Onda cho thấy đại dương là dòng chảy liên tục, không có ranh giới.
Mổ xác cá voi mõm khoằm, phát hiện 16 kg rác nhựa trong bụng
16 kg rác thải nhựa được lôi ra từ bụng của con cá voi chết dạt vào bờ biển Đại Tây Dương. Sự việc khiến các nhà khoa học giận dữ và khẳng định cái chết của con vật là bất thường.
Xác của một con cá voi cái mõm khoằm thuộc giống Cuvier dài hơn 5 m đã dạt vào bờ biển ở Messanges, miền Tây Nam nước Pháp hôm 8/5, Newsweek đưa tin ngày 12/5.
Sau khi khám nghiệm tử thi, các tổ chức bảo tồn môi trường Pelagis Observatory và Itsas Arima kết luận con cá voi bất hạnh chết vì ăn phải một lượng lớn đồ nhựa.
Tình trạng con cá voi khi được tìm thấy. Ảnh: Itsas Arima.
Chuyên gia của Pelagis Pascal Ducasse rất giận dữ với sự việc này. Một thành viên của tổ chức cho biết "đây là lần đầu tiên trong bảy năm hoạt động gặp tình huống này", đồng thời khẳng định cái chết của con vật là "bất thường".
Kết quả khám nghiệm tử thi cũng cho thấy con cá voi đã bị một loại ký sinh trùng ảnh hưởng đến thận, và điều này gây trở ngại đáng kể đến hoạt động săn mồi của nó.
Rác được tìm thấy từ bụng cá voi. Ảnh: Itsas Arima.
Cá voi mõm khoằm Cuvier được biết đến là những thợ săn mồi tích cực. Chúng thường lặn sâu hàng nghìn mét dưới bề mặt nước biển để tìm kiếm nhiều loài mực, cá biển và các con mồi khác. Các chuyên gia tin rằng mắc căn bệnh này khiến loài động vật đặc biệt không có khả năng tìm kiếm thức ăn theo cách thông thường.
Thay vào đó, nó sẽ ăn bất cứ thứ gì nó tìm thấy ở bề mặt nước.
Tổ chức Pelagis cho biết hầu hết loài sinh vật biển đều bị ảnh hưởng bởi chất thải nhựa, đặc biệt loài rùa biển thường nhầm các sản phẩm nhựa với sứa.
Tuy nhiên, cá voi có xu hướng ăn nhựa và các chất thải khác thông qua quá trình tích tụ sinh học - khi chúng vô tình tiêu thụ những con mồi đã ăn phải nhựa.
"Các loại chất thải này (khi nuốt phải) sẽ bám vào thành dạ dày và ruột, gây tắc nghẽn và ngăn chất dinh dưỡng ngấm vào máu", Willy Dabin - điều phối viên mạng lưới giải cứu động vật bị mắc kẹt của tổ chức Pelagis - giải thích.
Tổ chức Itsas Arima giải thích trong một bài đăng trên Facebook: "Một con cá voi biết cách nhận ra mảnh nhựa (không phải là thức ăn), chứ không giống như loài rùa".
"Nhưng trong trường hợp này, không thể giải thích được tại sao trong dạ dày nó có rất nhiều loại rác thải nhựa được đưa vào trực tiếp? Chúng tôi nhận thấy con vật này rất gầy gò và căn bệnh ký sinh trùng khiến nó yếu đi, ảnh hưởng đến khả năng tự kiếm ăn của nó", Itsas Arima nói thêm.
Con cá đeo nhẫn cưới ở biển Úc Một nhà bảo vệ môi trường Úc phát hiện một con cá đang đeo một chiếc nhẫn vàng - mà sau đó được xác định là nhẫn cưới - ở vùng biển ngoài bờ đông của nước này. Ảnh đăng trên blog của bà Susan Prior CHỤP TỪ BLOG Nhà bảo vệ môi trường Susan Prior vừa đăng lên blog hình ảnh con...