Lăn trên thức ăn thừa để… chữa bệnh
Chính quyền Ấn Độ vô cùng đau đầu với tập tục Madey Snana được tổ chức tại đền Kukke Subramanya 4.000 tuổi.
Những người ở đẳng cấp thấp tin rằng, khi họ lăn qua thức ăn thừa của những người Bà-la-môn thuộc đẳng cấp cao hơn thì tất cả rắc rối và bệnh tật sẽ biến mất.
Hoạt động này đã bị chính quyền địa phương ngăn cấm nhưng gây ra nhiều ý kiến trái chiều và nó vẫn diễn ra thường niên, thu hút khoảng 25.000 người tham dự vào năm 2011.
Lăn lộn trên thức ăn
Một số người dân đe dọa nếu không cho phép họ thực hiện nghi lễ của tổ tiên, họ sẽ không tham gia bất cứ hoạt động nào nằm trong khuôn khổ của lễ hội.
Tuy nhiên, anh Narayanaswamy một người thuộc đẳng cấp thấp cho biết, đây là một hoạt động đáng kinh tởm và không khoa học.
Một quan chức địa phương khẳng định, đây là hành động vô nhân đạo, nếu nghi lễ có tác dụng chữa bệnh thì e rằng các trường y dược, bệnh viện phải đóng cửa song điều đó là không đúng.
Theo Đất việt
'Người chết' chạy đua làm tổng thống
Để chứng minh mình còn sống, Santosh Kumar Singh quyết định chạy đua vào ghế Tổng thống Ấn Độ.
Quyết định táo bạo này được Singh, một đầu bếp 32 tuổi, đưa ra sau 9 năm long đong với những cuộc kiện tụng, chạy vạy để chứng minh với các nhà chức trách rằng anh còn sống. Singh từng viết thư cho Thủ tướng Ấn Độ kêu cứu nhưng cũng không thành công.
Santosh Kumar Singh đăng ký trở thành một trong 12 ứng viên tổng thống để chứng minh mình còn sống.
Nguyên nhân "cái chết" của Singh do vợ anh là người Dalit. Đây là một tộc người bị xem là tiện dân, thuộc đẳng cấp thấp nhất trong Hindu giáo. Singh yêu và kết hôn với người phụ nữ này tại Mumbai, nơi anh làm việc sau khi rời làng năm 2000. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, khi đưa vợ về giới thiệu với những người họ hàng thượng lưu, họ cho rằng đây là một sự ô nhục và đuổi hai người đi.
"Họ ra thông báo tìm người mất tích và sau đó nói rằng tôi đã chết. Người làng thậm chí còn tổ chức cả các nghi lễ hậu tang và bố thí cho người nghèo để chứng minh tôi đã chết", Telegraph dẫn lời anh kể. "Một số họ hàng với sự hậu thuẫn của cảnh sát đã giành được mảnh đất rộng 5 ha của tôi. Tôi đến cảnh sát để xin giúp đỡ nhưng họ lại tấn công tôi. Họ dọa tôi sẽ chết thật chứ không chỉ chết trên giấy tờ, nếu không biến khỏi làng".
Cuộc chiến pháp lý nhằm lật lại giấy chứng tử của Singh đã bị hủy bỏ vào năm ngoái. Mẹ vợ của anh thì bị chế giễu vì để con gái kết hôn với một người đã chết. Khi Singh đến trụ sở cảnh sát ở thủ đô Delhi để trình đơn yêu cầu thay đổi thông tin về cái chết, anh được các nhân viên ở đó tư vấn rằng phải phạm tội để thiết lập hồ sơ vụ việc. Tuy nhiên, anh quyết định tự đăng ký trở thành một trong 12 ứng viên tổng thống, với hy vọng những thủ tục giấy tờ sẽ chứng minh sự tồn tại của anh.
Tham gia chạy đua tổng thống, Singh chỉ có một khao khát là được công nhận còn sống và không mảy may có ý định trở thành tổng thống. "Nếu chính phủ không thể tuyên bố tôi còn sống thì tôi sẽ yêu cầu họ giết tôi và cung cấp giấy chứng tử thật có tên tôi", anh nói.
Anh Ngọc
Theo ngôi sao
Trung Quốc: "Tái chế" đồ ăn cho trẻ mẫu giáo từ thức ăn thừa hàng không Đồ ăn thừa trên các chuyến bay được những kẻ hám lợi ở Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), thu thập rồi bán lại. Đáng sợ nhất là những món đồ thải này đã được tuồn vào các trường mẫu giáo làm đồ ăn cho trẻ em ở đây. Theo tin từ báo WantChina Times, một nhóm người nhặt rác...