Lan toả phong trào hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới
Nhờ sự đồng thuận hiến đất làm đường giao thông nông thôn của người dân, sau 3 năm kể từ ngày được công nhận là huyện nông thôn mới, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều khởi sắc, góp phần đem lại diện mạo sáng – xanh – sạch – đẹp cho những vùng quê thanh bình.
Gia đình bà Nguyễn Thị Năm, xã Đông Văn (Đông Sơn) tự nguyện xây lùi hàng rào vào hơn 1m đã trở nên rộng rãi, ô tô có thể vào tận nhà, thuận lợi cho việc đi lại.
Về xã Đông Văn, huyện Đông Sơn những ngày này có thể nhận thấy sự chuyển mình rõ nét của một vùng quê thuần nông xưa kia vốn nghèo nàn, lạc hậu. Những con đường đất lầy lội, khó đi trước đây đã được mở rộng, trải nhựa và bê tông hoá khang trang, trải dài tới tận ngõ xóm.
Hai bên đường, những ngôi nhà vườn, nhà cao tầng mọc lên san sát, tạo nên ấn tượng về một vùng quê giàu đẹp, trù phú đang trên đà phát triển. Những thành tựu trên là nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự dốc sức, đồng lòng của người dân sau hơn một năm xã Đông Văn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Bà Mai Thị Ngọc Linh, Chủ tịch UBND xã Đông Văn chia sẻ, sau hơn 1 năm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đã có hàng chục hộ tham gia hiến với diện tích hàng chục nghìn m2.
Đến nay, toàn bộ tuyến giao thông liên xã, liên thôn đã được thảm nhựa. Tuyến đường ở các xóm được đổ bê tông khang trang, sạch sẽ. Nhờ đó, ô tô có thể chạy vào tận nhà ở tất cả các hộ trong xã do đường đã được mở rộng tối thiểu 4m và tối đa 7,5m.
Có nhiều hộ ở các mặt đường lớn, giá trị mỗi m2 đất lên đến hàng chục triệu đồng, nhưng khi được xã tuyên truyền về những lợi ích mang lại từ việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, họ đã tự nguyện hiến hàng chục m2 đất, xây lùi nhà về phía sau để tạo vỉa hè thông thoáng, văn minh.
Văn Châu là một trong những thôn có nhiều tuyến đường được mở rộng, nhờ phong trào hiến đất của người dân. Theo đó, trên địa bàn thôn có hàng chục hộ tham gia hiến với diện tích gần 500m2.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Đảng- một trong những hộ dân tham gia hiến đất mở rộng đường phấn khởi cho biết, cách đây 1 năm, trước nhà ông là một cái ao lớn, tiếp đó là một con đường đất rộng chừng 2m, cây cối, mương máng bao quanh nên giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
Gia đình ông Nguyễn Hữu Đảng- xã Đông Văn (Đông Sơn) đã đồng thuận và tự nguyện lấp toàn bộ khu ao trước nhà và xây hàng rào lùi vào 2m, với diện tích hơn 100m2, để mở rộng con đường trước nhà lên gần 7m.
Nhưng nhận thấy những lợi ích mà người dân được thụ hưởng khi xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, gia đình ông đã đồng thuận và tự nguyện lấp toàn bộ khu ao trước nhà và xây hàng rào lùi vào 2m với diện tổng tích hơn 100m2 được “góp” để mở rộng con đường trước nhà lên gần 7m. Giờ đây, đi trên con đường rộng rãi, được đổ bê tông khang trang, ai cũng vui mừng, phấn khởi vì đã đóng góp một phần nhỏ trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Năm, thôn Văn Châu cũng tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất để mở rộng đường. Bà Năm cho biết, con đường trước khi làm mới chỉ rộng chừng 1,5m, hai bên là 2 cái ao lớn, khúc cua hẹp, rất khó khăn cho việc đi lại. Nhiều cháu nhỏ đi học bằng xe đạp đã bị ngã, rất nguy hiểm.
Người già đau ốm đi bệnh viện phải khênh ra đường lớn mới cho lên xe ô tô đi cấp cứu được. Nhận thấy những lợi ích mang lại từ việc mở rộng đường để xây dựng nông thôn mới, gia đình bà đã tự nguyện hiến gần 100m2 đất để mở rộng con đường từ 1,5m lên 4,5m.
“Sau khi hiến đất, trong quá trình chỉnh trang lại hàng rào, gia đình được xã hỗ trợ xi măng, tấm đan xây hàng rào thoáng, tổ tự quản ở thôn cũng đã huy động đóng góp ngày công giúp gia đình chỉnh trang lại khuôn viên, nhà cửa. Đến nay, đường làng ngõ xóm khang trang, sạch sẽ. Ô tô chạy vào tận nhà, bà con đi lại thuận tiện nên rất phấn khởi…” – bà Năm cho hay.
Cùng với Đông Văn, xã Đông Minh cũng đã hoàn tất các thủ tục chờ công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu; trong đó sự đóng góp của người dân trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới đã góp phần quan trọng, giúp địa phương sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.
Xã Đông Minh có 1.100/1.389 hộ dân tham gia hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn với khoảng 10.000m2; trong đó, các hộ dân hiến trung bình từ 10 – 250m2.
Tiêu biểu như gia đình ông Lê Viết Thịnh, thôn 5 đã tình nguyện hiến 250m2 đất ở để cùng với các hộ dân khác mở con đường mới rộng 4m, dài gần 100m, thuận tiện cho giao thông đi lại trong thôn.
Gia đình ông Lê Xuân Hùng cũng tình nguyện hiến 175m2 để mở rộng đường từ 2m lên 6,5m dọc bờ sông thôn 5. Ông Đỗ Văn Hoàng, bà Lê Thị Bảo, thôn 6 cũng tình nguyện hiến hàng trăm m2 đất để chỉnh trang đường làng ngõ xóm…
Ông Lê Trọng Thụ, Bí thư – Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn cho biết, với những bước đi vững chắc, cách làm sáng tạo, phù hợp, phong trào hiến đất làm đường đã lan tỏa rất tốt ở nhiều địa phương trên địa bàn, được người dân đồng tình ủng hộ.
Để đạt được kết quả đó, địa phương đặc biệt quan tâm tuyên truyền để người dân hiểu mình chính là thủ thể hưởng lợi đầu tiên trong việc hiến đất xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, địa phương cũng làm tốt quy hoạch ngày từ đầu; tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Để động viên phong trào xây dựng nông thôn mới, huyện đặt mức thưởng khuyến khích 500 triệu đồng đối với xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 300 triệu đồng đối với xã đạt nông thôn mới nâng cao; 100 triệu đồng đối với thôn nông thôn mới kiểu mẫu.Ngoài ra, địa phương hỗ trợ 250 triệu đồng/km đường giao thông nông thôn, nội đồng, kênh mương, 70 triệu đồng/km rãnh thoát nước, 150 triệu đồng/km tường rào…
Nhờ lợi thế phát triển "quốc bảo", xã Măng Ri tiến gần hơn với xã nông thôn mới kiểu mẫu
Xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) có 6 thôn với hơn 500 hộ, gần 1.900 nhân khẩu, 100% dân số người Xơ Đăng. Xã cũng mới đạt 11/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Xã nông thôn mới có lợi thế phát triển "quốc bảo"
Măng Ri được thiên nhiên ưu đãi có tiềm năng lợi thế cho phát triển dược liệu, đặc biệt có "quốc bảo" - sâm Ngọc Linh. Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn xã lại có 2 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô đứng chân trên địa bàn, có diện tích trồng sâm Ngọc Linh lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của xã thì hiện nay toàn xã mới phát triển hơn 50ha sâm dây; hơn 3ha (tương đương 32.000 gốc sâm Ngọc Linh) của trên 260 hộ trồng là chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Trao đổi về nguyên nhân, ông Dương Đình Chung - Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết, hiện nay, việc trồng, chăm sóc sâm dây trong hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ, trong khi giống sâm Ngọc Linh có thời điểm khan hiếm khiến công tác nhân rộng diện tích gặp khó khăn. Bên cạnh đó, một số bộ phận người dân tại xã còn nghèo, chưa có ý thức tự lực vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Người dân cũng chưa mạnh dạn vay vốn, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp để đầu tư khai thác thế mạnh về dược liệu.
Người dân liên kết với Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng ở Măng Ri. Ảnh: V.P
Tại cuộc làm việc mới đây, trao đổi với Đảng ủy, cán bộ xã Măng Ri, ông Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, Măng Ri có tiềm năng thế mạnh về phát triển dược liệu thì không có lý gì lại là xã nghèo (hiện còn 145 hộ nghèo, 28 hộ cận nghèo, trong đó hộ nghèo chiếm gần 60% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022-2025). Với sự phát triển hiện nay, xã chưa phát triển đúng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Phấn đấu mục tiêu từ năm 2022 trở đi, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm 4% mỗi năm theo tiêu chí mới và đến năm 2024 đạt chuẩn xã NTM.
Xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu: Cần lộ trình cụ thể
Để đạt được mục tiêu đó, ông Trang nhấn mạnh, Đảng ủy, UBND xã Măng Ri cần xây dựng phương án, lộ trình cụ thể để trồng rừng, nhân rộng diện tích cây dược liệu trên địa bàn. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững"; tuyên truyền vận động nâng cao hơn nữa nhận thức của bà con về công tác quản lý, bảo vệ rừng để phát triển dược liệu dưới tán rừng. Từ năm 2022 trở đi, mỗi năm địa phương trồng thêm 20.000 gốc sâm Ngọc Linh, mỗi làng trồng thêm 2ha sâm dây; vận động người dân chuyển dần diện tích lúa rẫy, trồng sắn sang trồng cà phê xứ lạnh, phấn đấu mỗi năm tăng thêm khoảng 20ha... Song hành với người dân Măng Ri, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô cam kết sẽ tiếp tục hợp tác, liên kết, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân Măng Ri trong việc phát triển diện tích sâm Ngọc Linh và nhận vào làm công nhân trong công ty.
Ông Trần Hoàn - Giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết: "Công ty sẽ giám sát quy trình, kỹ thuật trồng sâm của người dân để sản phẩm thu lại đạt hiệu quả, đồng thời, cam kết thu mua toàn bộ và đảm bảo đầu ra cho số lượng sâm Ngọc Linh, sâm dây mà người dân trồng".
Với sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy và sự tạo điều kiện của các đơn vị, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đối với vùng căn cứ cách mạng Măng Ri, đồng bào các dân tộc trong xã sẽ tận dụng lợi thế, tiềm năng thế mạnh của vùng đất này, xây dựng xã Măng Ri ngày càng phát triển nhanh, bền vững, trở thành xã kiểu mẫu về kinh tế, xã hội không chỉ trong huyện mà của cả tỉnh.
Hà Nam: Nguyễn Úy hoàn thiện hạ tầng, đảm bảo môi trường hướng đến xã NTM kiểu mẫu Nhân dân, chính quyền xã Nguyễn Úy (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) trong hai năm vừa qua đã nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo môi trường để hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu. Nổi trội môi trường trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu Đang cặm cúi phân chia từng loại rác vào túi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Từ động đất ở Myanmar, chuyên gia cảnh báo gì về các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam?

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo

Nữ tài xế xe công nghệ tử vong sau va chạm với ô tô trên cầu vượt Mai Dịch

Sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim có vi phạm luật?
Có thể bạn quan tâm

Mỹ sẽ đánh giá lập trường của Nga về việc dỡ bỏ trừng phạt
Thế giới
10 phút trước
Nóng: Vương Nhất Bác gặp tai nạn giao thông, xe mất lái lao ra khỏi đường
Sao châu á
10 phút trước
Hoa hậu Thùy Tiên trở lại sau vụ quảng cáo kẹo rau bị xử phạt
Sao việt
18 phút trước
Từ mồng 1 tháng 3 âm 2 con giáp gặp thời đổi vận, sự nghiệp thăng tiến, 1 con giáp sắp có tin vui
Trắc nghiệm
21 phút trước
4 món ăn sang chảnh khiến bạn ngỡ ngàng vì quá ngon với một thực phẩm bình dân - quả chuối
Ẩm thực
24 phút trước
ViruSs tung timeline "tà lưa" với Pháo và Ngọc Kem, nhờ ChatGPT ra định nghĩa thế nào là hẹn hò nhưng chưa yêu
Netizen
37 phút trước
Kroos 'trở lại' Real Madrid
Sao thể thao
53 phút trước
Phát hiện thành phố ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập
Lạ vui
1 giờ trước
Đối tượng uy hiếp bé gái ở Bắc Ninh vẫn 'ngáo đá' sau hơn 1 ngày bị bắt giữ
Pháp luật
1 giờ trước
"Tượng đài nhan sắc" Trương Bá Chi mặc váy dát vàng của nhà thiết kế Việt
Phong cách sao
1 giờ trước