Lan tỏa những tấm gương thoát nghèo
Quá trình thoát nghèo của gia đình anh A Tăng, người Mơ Nâm, thôn Vi Glơng (xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) như một chỗ dựa cho người trong thôn học hỏi cách làm. Những thành quả đạt được tuy nhỏ nhưng đó là động lực cho thôn bản tiếp cận.
Trang trại gà của gia đình A Tăng.
Một năm nuôi gà, gia cảnh đổi thay
Năm 2016, gia đình A Tăng còn là hộ nghèo. Thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp với cây mì (sắn). Giá sắn tươi năm đó, chỉ khoảng 1.200 – 1.450 đồng/kg. Giá thấp, công việc nặng nhọc như xạc cỏ, cày đất, xuống hom sắn… cho đến khi thu hoạch lại là những gùi sắn lắc lư trên vai, vượt dốc, về nhà. Đó là còn chưa tính đến chuyện thương lái thu mua rất thất thường. Việc trồng sắn, không riêng gì Kon Tum, mà người trồng sắn cả nước đều phải chấp nhận thị trường sắn rẻ bèo, đỏng đảnh, bấp bênh. Người trồng sắn, có lẽ ở đâu cũng vậy, cứ tựa mãi trong đầu câu hỏi khó nhọc “cong như củ sắn”!…
Video đang HOT
Sống trong hoàn cảnh đó, anh Tăng luôn đặt ra câu hỏi, làm cách nào để thoát nghèo cho chính mình: “Trồng sắn không cần đầu tư về kỹ thuật nhưng lo lắng nhất là thị trường. Mỗi sào sắn chỉ được hơn một triệu đồng tiền lãi”, anh Tăng cho biết.
Khi huyện Kon Plông tập huấn cho bà con trong xã về kỹ năng chăm sóc gà theo đúng kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao, rút ngắn được thời gian chăm sóc bảo đảm cho đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện thời tiết, khí hậu trên địa bàn xã. Học hỏi kiến thức chăn nuôi, gia đình A Tăng đã mạnh dạn vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Anh cho biết: “Tôi tìm mua gà giống ở nơi bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc. Cải tạo trang trại nuôi của mình thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh môi trường chung quanh. Ngoài nuôi gà, gia đình còn kết hợp đào ao nuôi cá nước ngọt. Sau một năm, gia đình đã không còn thuộc diện hộ nghèo của địa phương”. Từ thu nhập 14 triệu đồng trong năm 2016, gia đình A Tăng đã có thu nhập hơn 50 triệu đồng vào năm 2019. Hiện nay, gia đình anh mỗi đợt nuôi 500 – 700 con gà thịt, khoảng ba đến bốn tháng xuất chuồng; có một ao nuôi cá; khoảng một ha cà-phê đang kỳ thu hoạch và năm con trâu.
Từ kinh nghiệm thoát nghèo của gia đình, A Tăng đã giúp cho 9 hộ nghèo trong thôn về con giống, thức ăn chăn nuôi gà và hướng dẫn cách chăm sóc để giúp bà con của thôn mình sớm thoát nghèo bền vững. Đến nay, đã có năm hộ thoát nghèo nhờ biết cách làm ăn. A Tăng chia sẻ: “Để thoát nghèo, theo mình cần xác định rõ phương hướng lao động, sản xuất của gia đình phù hợp điều kiện gia đình, điều kiện khí hậu, thời tiết của địa phương, có như vậy thì khi thực hiện mới có kết quả tốt được”.
Nhân rộng cách làm hay
Trên mảnh đất của mình, từ mô hình diện rộng có tính “lười nhác”, người dân địa phương đang “nhúc nhích” chuyển hoạt động sang chuyên sâu và đã có những tín hiệu thành công, thay đổi thu nhập mỗi hộ gia đình.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo bền vững, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các dự án (DA) hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 632 DA hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (trong đó có 29 DA nhân rộng mô hình giảm nghèo và 603 DA hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế). Tổng kinh phí thực hiện là gần 198 tỷ đồng với 23.906 hộ tham gia, trong đó ưu tiên hộ có chủ hộ là nữ, hộ là người dân tộc thiểu số.
Giai đoạn 2021 – 2025, để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả DA hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo chung của tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh sẽ tăng cường tuyên truyền cũng như hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch giảm nghèo nhanh và bền vững tại các địa phương. Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum Nguyễn Trung Thuận nhận xét: “So giai đoạn trước, người dân đã có sự chủ động hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp thoát nghèo và cũng ý thức được các chính sách, chương trình giảm nghèo của Nhà nước chuyển từ hỗ trợ hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện”.
Bến Tre: Bảo vệ rừng gắn với phát triển sản xuất
Tỉnh Bến Tre đang triển khai nhiều giải pháp trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Một góc rừng ven biển xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú bị sạt lở.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh, tỉnh sẽ tập trung rà soát lại đất đai để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cho phù hợp với tiêu chí của 3 loại rừng và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với những phần diện tích có khả năng phát triển rừng, tỉnh sẽ tập trung trồng bằng nhiều nguồn như: ngân sách, vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân. Việc này đang được tỉnh thực hiện khá tốt và kết hợp với triển khai thực hiện Đề án trồng 10 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Ngoài ra, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo đúng quy định; đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình theo đúng quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, tỉnh xây dựng phương án giao khoán ổn định, lâu dài cho nhân dân quản lý sử dụng.
Bên cạnh đó, tỉnh quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm hoặc có nguy cơ gây thiệt hại về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Tỉnh sẽ lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án sinh kế, phát triển nông thôn trên địa bàn để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao mức sống cho người dân nông thôn trong tỉnh.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh hàng năm có tăng nhưng không nhiều. Rừng trồng, rừng tự nhiên có năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nguyên nhân do quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng chưa sát thực tế. Diện tích đất quy hoạch trồng, phát triển rừng của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi ven biển. Do tác động của sóng biển, dòng chảy làm hạn chế sự bồi tụ của đất hoặc gây xói lở nên không thể trồng rừng được. Mặt khác, xói lở còn gây thiệt hại, giảm diện tích rừng hiện có của tỉnh. Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, trong vòng 10 năm (2011 - 2020), xâm thực bờ biển tại tỉnh làm thiệt hại 260ha rừng ngập mặn.
Hiện nay, tỉnh đã đưa vào quy hoạch 8.840ha đất rừng ngập mặn. Trong đó, đất có rừng khoảng 4.368ha, tập trung tại các xã thuộc ba huyện ven biển gồm: Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại. Rừng tại Bến Tre chủ yếu là rừng ngập mặn với loài cây phổ biến là bần, mắm, cây có giá trị kinh tế thấp và đa phần là rừng trồng. Tuy nhiên, với đặc điểm ven biển, rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc chắn gió, chắn sóng, góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ bờ biển, bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ an toàn đời sống dân cư phía bên trong rừng.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh cho rằng, để khuyến khích người dân tham gia trồng, quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển sản xuất, tỉnh đã thực hiện giao khoán cho 520 tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý, bảo vệ rừng theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ, với tổng diện tích là 3.364ha. Theo chính sách này, người dân địa phương sẽ được trả chi phí bảo vệ rừng và được hưởng toàn bộ thành quả nuôi trồng thủy sản kết hợp dưới tán rừng trên diện tích được giao khoán và sản phẩm tỉa thưa, khai thác khi rừng đến tuổi.
Xây dựng NTM thực chất, đi vào chiều sâu Trên cơ sở những kết quả, thành tựu đã đạt được, hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện được chỉ đạo đảm bảo tính thực chất, đi vào chiều sâu, nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt được. Huyện chú trọng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; thẩm định...