Lan tỏa Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020 vòng sơ khảo bắt đầu được triển khai từ tháng 2 năm 2020. Đến thời điểm hiện tại đã có hàng chục nghìn bài dự thi tham gia vòng sơ khảo tại các tỉnh/thành phố, các trường đại học, cao đẳng thuộc lực lượng vũ trang và trên toàn quốc.
Ảnh: Bài dự thi Vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Hà Tĩnh
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020 vòng sơ khảo đang được tiến hành tại các địa phương, bộ ngành, các trường đại học, cao đẳng và các đơn vị đồng hành với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL). Hàng chục nghìn bài dự thi đã được gửi về Ban tổ chức vòng sơ khảo. Chỉ tính riêng tỉnh Hà Tĩnh sau 2 tháng phát động đã thu được gần 30 nghìn bài dự thi.
Trước đó, Bộ VHTTDL đã có các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi gửi các địa phương và một số Bộ, ngành, đơn vị. Ngày 09 tháng 4 năm 2020, Bộ Giáo dục đào tạo có công văn số 1230/BGDĐT-GDTX gửi các Sở Gáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện khuyến khích người học tham gia các hoạt động liên quan đến phát triển văn hóa đọc, trong đó có Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020 do Bộ VHTTDL tổ chức.
Để tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên có thể tham gia thuận lợi đối với các địa phương và nhà trường không tổ chức vòng sơ khảo, Ban Tổ chức đã phối hợp với Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Báo Tiền phong phổ biến các địa điểm nhận bài dự thi theo từng lứa tuổi.
Video đang HOT
Riêng đối với đối tượng người khiếm thị, Hội người mù Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn dự thi gửi đến các cấp hội người mù. Theo đó tại vòng sơ khảo, các bài dự thi của người khiếm thị sẽ được nộp tại chi hội người mù các địa phương. Trong trường hợp không có chi hội người mù hoặc chi hội người mù không tham gia cuộc thi, thí sinh khiếm thị có thể gửi bài dự thi về các thư viện tỉnh, từ đó các thư viện tỉnh sẽ tổng hợp gửi bài lên Hội người mù Việt Nam.
Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành công Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc với sự tham gia của 536.557 học sinh, sinh viên tham gia vòng sơ khảo cuộc thi và 1.050 bài được chọn tham dự vòng chung kết. Cuộc thi đã phát huy sự sáng tạo và trí tưởng tượng của các em học sinh, sinh viên, đồng thời tạo cơ hội để các em chia sẻ về những cuốn sách hay, kinh nghiệm đọc sách và khuyến khích mọi người đọc sách hiệu quả.
Tuy nhiên, từ ý kiến góp ý và trao đổi của Ban Giám khảo và Ban Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2019, để giúp các em tránh những sơ suất đáng tiếc khi tham gia dự thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020, mới đây, Ban tổ chức đã có một số lưu ý như sau:
Thứ nhất, các nội dung, đoạn trích, câu nói,… sử dụng trong bài dự thi không được trích dẫn nguồn đầy đủ. Các hình ảnh sử dụng làm minh họa trong nhiều bài dự thi được lấy từ nguồn Internet một cách tùy tiện.
Thứ hai, khi nêu các ý kiến, danh ngôn của một danh nhân, các bài dự thi thường thiếu thông tin về danh nhân đó, thậm chí có thí sinh còn nhầm đảo tên họ của danh nhân. Ví dụ: Có bài dự thi trích câu nói của Horace Mann nhưng lại viết thành Mann Horace và không cung cấp thông tin về Horace Mann là nhà cải cách giáo dục người Mỹ…
Thứ ba, một số chi tiết tưởng tượng hư cấu trong bài dự thi thiếu logic, không đúng với thực tế. Ví dụ: chi tiết điêu khắc trên dưa hấu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa quả…
Thứ tư, khi xây dựng kế hoạch và biện pháp khuyến khích mọi người đọc sách, thí sinh chưa xác định những kế hoạch và công việc của cá nhân để đề ra các biện pháp phù hợp với lứa tuổi mà đặt luôn bản thân vào vị trí lãnh đạo quốc gia hay đại diện một tổ chức nào đó.
Thứ năm, một số bài dự thi có sự chuẩn bị không đồng đều hai nội dung gắn với đề bài dẫn đến kết quả chung không cao.
Thứ sáu, về hình thức nhiều em còn trình bày chưa cẩn thận, giấy làm bài không nghiêm túc.
Với những lưu ý trên, Ban Tổ chức cuộc thi mong các thí sinh tham gia Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020 lưu tâm thực hiện để bài dự thi đảm bảo chất lượng và đạt kết quả tốt.
Phố sách Hà Nội mở cửa trở lại
Sau một thời gian tạm dừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, ngày 1-5, Phố sách Hà Nội chính thức mở cửa trở lại để đón độc giả trong dịp nghỉ lễ.
Người dân đến Phố sách Hà Nội tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Ngày 1-5-2020 cũng đánh dấu 3 năm Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm) khai trương và đi vào vận hành, trở thành không gian văn hóa, tri thức quen thuộc của người dân Thủ đô và du khách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hà Nội Mới, trong ngày hoạt động trở lại, hầu hết gian hàng của các đơn vị xuất bản, phát hành đã mở cửa đón khách, chuẩn bị nhiều sách mới phục vụ độc giả.
Các cổng vào và khu vực trung tâm đều có bảng khuyến cáo biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Các đơn vị xuất bản chuẩn bị nhiều sách mới phục vụ độc giả.
Vì vẫn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nên lượng người dân và du khách đến Phố sách Hà Nội chưa đông, rải rác các thời điểm trong ngày. Mọi người đều tuân thủ việc phòng, chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách khi tham gia không gian này.
Luật Giáo dục cho chọn nhiều bộ sách, sao Bộ lại dự thảo để... độc quyền? Dự thảo mập mờ ở việc mỗi môn học là khối lớp và phê duyệt khung chương trình, thì Chính phủ đã chỉ đạo một chương trình và nhiều tại liệu. Luật Giáo dục, Điều 32 điểm 1b quy định, mỗi môn học có 1 hoặc 1 số sách giáo khoa. Theo Quyết định số 404/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ...