Lần tìm cái nôi sản sinh đại dịch HIV/AIDS
HIV ra đời trong một “cơn bão hoàn hảo” của nhiều yếu tố ở Trung Phi hồi những năm 1920, theo một nghiên cứu mới.
Đại dịch HIV/AIDS bắt nguồn từ thành phố Kinshasa hồi những năm 1920, thủ đô Congo hiện nay. Ảnh: Getty Images
Các nhà khoa học Anh và Bỉ đã tiến hành phân tích lịch sử di truyền của virus HIV và lần ra dấu vết khới phát căn bệnh thế kỷ ở thành phố Kinshasa, nay là thủ đô nước Cộng hòa Congo.
Vào những năm 1920, các nhà cai trị thuộc địa Bỉ đã biến thành phố Kinshasa thành một trung tâm thương mại thịnh vượng với các đường ray xe lửa hiện đại, cho phép virus HIV di chuyển hàng ngàn km. Thực tế này cộng với sự phát triển của đô thị, các công nhân nhập cư và những thay đổi về thói quen tình dục cũng như chuyện mua bán dâm, đã tạo thành “một cơn bão hoàn hảo”, cho phép virus lan truyền mà không bị phát hiện, cho tới khi đã quá muốn để ngăn chặn nó.
Theo báo cáo nghiên cứu, các chuyên gia đã kết hợp phân tích di truyền với dữ liệu thống kê về các yếu tố lịch, chẳng hạn như dân số ở Trung Phi được phân bố như thế nào vào thời điểm đó. Họ tập trung vào HIV-1 nhóm M, một trong nhiều chủng HIV truyền từ các động vật linh trưởng sang người vào thời điểm nào đó.
Video đang HOT
Không giống các chủng HIV khác, HIV-1 nhóm M chứng tỏ khả năng hủy hoại đáng sợ hơn và là chủng đang tấn công phần lớn trong 35 triệu người nhiễm mầm bệnh AIDS khắp thế giới hiện nay.
Bất chấp việc Kinshasa là một nơi hỗn tạp, HIV dường như chậm phát tán ra bên ngoài ranh giới của thành phố. Virus mất tới 30 năm để có thể sinh sôi phát triển ở 3 thành phố khác của đất nước Congo rộng lớn – Mbuji-Mayi, Lubumbashi và Kisangani – vốn cách xa tới 1.600km.
HIV vẫn phát triển trong phạm vi Congo – đất nước có diện tích bằng cả khu vực phía tây châu Âu gộp lại, cho tới khi lây lan sang Mỹ và khắp nơi trên thế giới từ những năm 1960 trở đi, trước khi số ca nhiễm virus bùng nổ vào những năm 1980.
Vì HIV tồn tại “lặng lẽ” trước khi gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) nên virus chỉ được nhận diện là thủ phạm gây bệnh vào năm 1983. Vào khoảng thời gian đó, hàng ngàn người đã chết vì các bệnh liên quan đến AIDS.
Kể từ đó, các nhà khoa học đã xúc tiến một cuộc chiến lâu dài nhằm cải thiện việc chữa trị bệnh bằng thuốc kháng virus, vốn làm chậm quá trình sinh sôi phát triển của HIV và cho phép một số bệnh nhân sống khỏe mạnh trong nhiều thập niên. Nhờ các nỗ lực của họ và hoạt động tuyên truyền, giáo dục về quan hệ tình dục an toàn, các ca tử vong vì AIDS trên thế giới đang giảm dần từ năm 2005, thời điểm ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục là 2,3 triệu người, xuống còn 1,5 triệu ca vào năm ngoái.
Giáo sư Oliver Pybus thuộc Đại học Oxford (Anh), người đứng đầu nghiên cứu mới, tuyên bố công trình của ông và các cộng sự là phân tích di truyền toàn diện nhất về HIV từ trước tới nay.
Kể từ khi khởi phát, đại dịch HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của khoảng 40 triệu người khắp toàn cầu cho tới nay. Mầm bệnh lây lan theo đường máu, tinh dịch, sữa mẹ, và thường thông qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc kim tiêm nhiễm virus.
Theo Vietnamnet
Liên Hợp Quốc đảm nhận giữ gìn hòa bình tại Trung Phi
Liên Hợp Quốc ngày 15/9 đã tiếp nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi vốn trước đây do Liên minh châu Phi đảm nhiệm.
Theo đó, gần 500 binh sỹ và sỹ quan thuộc Lực lượng Giữ gìn hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) tại Cộng hòa Trung Phi (MISCA) đã được biên chế vào Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết, Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi sẽ bắt đầu các hoạt động trợ giúp về quân sự và cảnh sát đối với quốc gia này theo tinh thần bản nghị quyết về Cộng hòa Trung Phi, do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng Tư vừa qua. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chỉ rõ sứ mệnh hiện nay của Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi là tiếp tục bảo vệ dân thường và hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp, trong đó có việc giúp đỡ Cộng hòa Trung Phi tái thiết lập các cơ cấu nhà nước.
Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng sẽ xem xét tăng số binh sỹ làm nhiệm vụ tại đây lên 10 nghìn người cùng 1.800 cảnh sát, so với con số 6.500 binh sỹ và 1 nghìn cảnh sát hiện tại.
Một người dân tại Trung Phi nhận xét về sự hiện diện của lực lượng Liên Hợp Quốc tại nước này: "Tôi nghĩ rằng, đây chỉ là sự thay đổi lực lượng, có nghĩa là phái bộ giữ gìn hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi được bàn giao cho Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi. Nhưng những gì chúng tôi đang chờ đợi, là họ sẽ mang đến cho chúng tôi an ninh và ổn định hơn so với trước đây".
Bạo lực sắc tộc và tôn giáo đã tàn phá Cộng hòa Trung Phi kể từ khi phiến quân Seleka dùng vũ lực chiếm quyền kiểm soát đất nước và đưa chỉ huy Michel Djotodia lên làm tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, ông Djotodia đã phải từ chức do không thể kiềm chế làn sóng tàn sát và cướp bóc của Seleka nhằm vào người Cơ đốc giáo. Các cộng đồng người Cơ đốc giáo đã thành lập lực lượng dân phòng để tấn công đáp trả. Bạo lực vẫn không giảm bất chấp sự hiện diện của một lực lượng đông đảo binh sỹ gìn giữ hòa bình của châu Phi và Pháp.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc và các tổ chức cứu trợ, khoảng 1/4 dân số Cộng hòa Trung Phi đã phải rời bỏ nhà cửa do lo ngại tình trạng bạo lực và thiếu lương thực.
Theo VOV
Bị kỳ thị, khách nhiễm HIV kiện hàng không TQ Hôm 15/8, báo chí Trung Quốc đưa tin hai hành khách nhiễm HIV và bạn của họ đã đệ đơn kiện một hãng hàng không Trung Quốc vì hãng này đã từ chối cho họ lên máy bay. Tờ Hoàn Cầu cho hay, hai hành khách khách và bạn của họ đã lên kế hoạch đi từ Thẩm Dương tới Thạch Gia Trang,...