Lần thứ hai Đức công khai lập trường “cần Nga”
Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cảnh báo các biện pháp trừng phạt kinh tế của Phương Tây có thể tiếp tục gây bất ổn đối với Nga.
Đức lo ngại
Trả lời phỏng vấn trên báo Hình ảnh Chủ nhật của Đức ngày 4/1, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng nước này Sigmar Gabriel cho rằng mục đích các biện pháp trừng phạt Nga cho tới nay là nhằm đưa Nga trở lại bàn đàm phán để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine.
Vị Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) nói: “Mục đích của trừng phạt không bao giờ nhằm đẩy Nga rơi vào cảnh rối loạn về kinh tế và chính trị… Những người muốn điều đó sẽ chỉ làm tình hình thêm nguy hiểm cho tất cả chúng ta ở châu Âu.”
Ông cho rằng một số thế lực ở châu Âu và Mỹ muốn khuất phục các đối thủ siêu cường trước đây song đó không phải là điều mà Đức và châu Âu mong muốn. Theo ông, khi Nga không còn là đối tác để giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới, thì đó sẽ là điều “cực kỳ nguy hiểm với toàn thế giới.”
Ông Gabriel khẳng định: “Chúng tôi muốn hỗ trợ để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine, không phải để khuất phục Nga.” Phó Thủ tướng Gabriel cũng bày tỏ mong muốn Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ trở lại tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G-8 vào mùa Hè này tại Đức.
Pho Thu tương Đưc Sigmar Gabriel canh bao cac biên phap trưng phat Nga gây nguy hiêm cho thê giơi.
Video đang HOT
Mới đây, trong thông điệp năm mới 2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraina sẽ không chia rẽ Châu Âu.
Bà nói, Châu Âu sẽ không thể và không chấp nhận “luật của kẻ mạnh” mà phớt lờ luật quốc tế. Bà nhấn mạnh rằng, Đức mong muốn “một nền an ninh Châu Âu hợp tác với Nga, chứ không phải chống lại Nga”.
Bà cũng nói rằng, Châu Âu “sẽ không cho phép Nga bất tôn trọng luật quốc tế trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraina”.
Vì sao?
Đức đang lo ngại về các biện pháp trừng phạt Nga bởi theo nhà phân tích Robert Halver của Baader Bank, Nga là một “ốc đảo tăng trưởng” của nước Đức. Nhà kinh tế lưu ý trong vài năm qua Đức đã thu về khoản “lợi nhuận khổng lồ” từ các hoạt động xuất khẩu sang Nga.
Ngoài ra, Robert Halver cho rằng Nga là thị trường thay thế rất quan trọng đối với Đức trong trường hợp xuất khẩu sang khu vực đồng euro gặp vấn đề. Càng ngày, người Đức đang để mất nhiều hơn từ thị trường này, – ông nói.
Được biết, có đến 3/4 đại diện doanh nghiệp Đức xem Nga là một thị trường tiềm năng và đầy hứa hẹn.
Giá trị thương mại song phương giữa hai nước đạt khoảng 76 tỉ euro năm 2013. Đức hiện tại cũng là nhà xuất khẩu sang Nga lớn nhất trong Liên minh Châu Âu (EU). Nhiều tập đoàn lớn hàng đầu của Đức như Volkswagen, BMW, MAN… đều đang có chi nhánh tại Nga và có kế hoạch đầu tư lớn vào thị trường Nga.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Đức đưa tin tình hình kinh tế Nga đang tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp tư nhân, cũng như toàn bộ ngành công nghiệp Đức.
Đức được đánh giá sẽ là nước phải chịu tổn thương nhiều nhất từ những đòn trừng phạt được tung ra qua lại giữa Nga với Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Các hãng xe hơi của Đức chịu thiệt hại nặng nề từ lệnh cấm vận kinh tế của EU đối với Nga
Bởi thế, đại lý các hãng xe của Đức luôn sử dụng những biện pháp hạ thấp giá của những mẫu xe sang cỡ nhỏ, nhằm cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu phổ thông Nhật Bản. Ví dụ, BMW serie 3 bắt đầu với giá khoảng 45.600 USD, trong khi phiên bản đắt nhất của Toyota Camry ở mức 44.300 USD.
“Khi BMW serie 3 hạ giá khoảng 10% thậm chí nhiều hơn thực sự gây khó khăn cho Camry bởi mức giá tương đồng”, một giám đốc của Toyota cho biết.
Việc các thương hiệu Đức lựa chọn cách cạnh tranh này để giành thị phần ở Trung Quốc được cho là tất yếu, đặc biệt là khi các công ty chế tạo ô tô của Đức đang phải gánh chịu thiệt hại sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế Nga.
Theo_Báo Đất Việt
Moscow cáo buộc Mỹ dùng trừng phạt kinh tế để "thay đổi chế độ" ở Nga
Trong một bài phát biểu ở Moscow vào hôm 22-11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cáo buộc phương Tây đang cố gắng dùng các biện pháp trừng phạt kinh tế để "thay đổi chế độ" ở Nga.
"Mục đích đằng sau các biện pháp trừng phạt của phương Tây rõ ràng không nhằm buộc Nga thay đổi chính sách của mình mà là chế độ chính trị hiện tại", hãng tin Tass trích lời Ngoại trưởng Nga trong một cuộc họp với hội đồng chính sách An ninh và Quốc phòng Nga ở Moscow.
Ông Lavrov giải thích rằng các lệnh trừng phạt chống lại các nước như Iran hay Triều Tiên đều được thiết kế để không gây hại nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên, những gì mà Mỹ và EU đang làm với Nga sẽ khiến kinh tế Nga thiệt hại nghiêm trọng và thậm chí biểu tình chống chính phủ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Lời phát biểu của ông Lavrov đến sau khi vào hôm 20-11, Tổng thống Nga Putin tuyên bố phải đề phòng với một "cuộc cách mạng màu" ở Nga, ám chỉ tới những cuộc biểu tình nhằm lật đổ lãnh đạo ở các nước cộng hoà từng thuộc Liên bang Xô-viết.
Phương Tây đã đã hạn chế khả năng tiếp cận vốn đầu tư của những ngân hàng lớn nhất nước Nga, trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng và năng lượng, cũng như đóng băng tài sản các đồng minh thân cận của ông Putin.
Những biện pháp này làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế, đặc biệt làm giá dầu giảm mạnh và đồng rouble của Nga mất giá gần 30% so với USD từ đầu năm 2014. Tuy nhiên, số lượng người Nga ủng hộ Tổng thống Putin vẫn đạt kỉ lục từ sau sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập trở lại Nga vào hồi tháng 3.
Tổng thống Putin đã từng cáo buộc phương Tây đứng sau cuộc đảo chính lật đổ cựu Tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych vào hồi tháng 2-2014, tuy nhiên, Mỹ và EU lại đổ lỗi ngược cho Nga gây ra khủng hoảng và thực hiện hàng loạt răn đe với Moscow.
Theo_An ninh thủ đô
Năng lượng, "vũ khí chiến lược" của Nga trong cuộc chơi với châu Âu - Mỹ Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga: hạn chế các hoạt động của các tập đoàn dầu khí như Rosneft, Gazprombank hay Novatek trên thị trường Mỹ. Ảnh minh họa. Theo RFI, vì khủng hoảng Ukraine, Mỹ mạnh tay hơn châu Âu trong việc trừng phạt các tập đoàn dầu khí Nga. Brussels lúng túng do Nga là...