Làn sóng thứ hai của cuộc cách mạng Maidan
Tuyên bố của quyền tổng thống, Chủ tịch quốc hội, ông Turchinov hôm 22/02/2014, là Maidan có thể giải tán về nhà – đó là một lỗi lầm lớn. Điều đó chứng tỏ rằng, giới chính trị gia vẫn chưa hiểu hết bản chất những gì đang diễn ra.
Còn những cố gắng mua chuộc Maidan của chính quyền mới chứng tỏ sự bất lực của mình trước những thảm họa. Maidan đòi phải cải cách chính quyền thực sự, chứ không phải bằng lời nói nữa, và phải trừng trị những kẻ gây ra tội lỗi.
Đáp lại, chính quyền mới cũng đã nhận được vài tối hậu thư của các tổ chức cực đoan. Họ đòi dứt khoát là không chỉ tổ chức bầu cử tổng thống,mà phải bầu cử sớm quốc hôi.
Trên tinh thần đó hàng loạt các chính trị gia đã đề cập đến các triển vọng của làn sóng 2 của cuộc cách mạng này, mà kết quả là cũng xóa bỏ chính chính quyền mới này.
Khách quan mà nói, kịch bản này rất có thể xảy ra.Nếu xem xét những hành động phản kháng thành công chính là bước tiếp theo của xung đột theo chiều dọc, thì phe đối lập ngày hôm qua cũng đứng đúng vị trí bị phản đối giống như chính quyền ngày hôm qua.Hiểu một cách đơn giản hơn, trong giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Yakunovich, thì họ tạm thời là những người đồng minh chung chiến hào.
Video đang HOT
Hôm 26/02 Maidan đã bầu xong thành phận chính phủ mới theo ý mình, và sẽ đưa ra Quốc hội xem xét vào ngày 27/02. Và Thủ tướng lâm thời Arseny Yatseniuk đã trả lời phỏng vấn đài BBC, tuyên bố rằng, những thành viên của nội các chính phủ mới là những kẻ tự sát chính trị, nội các mới sẽ buộc phải tiến hành các biện pháp không được lòng dân vì tình hình tài chính quá tuyệt vọng ở Ukraina.
Các tầng lớp chính trị gia vẫn theo lối hành xử cũ, vẫn tổ chức vận động sau nghị trường và coi sự kiện đường phố trên một mặt bằng: Maidan thích hay không thích ứng cử viên này hay ứng cử viên khác.Trong khi đó, rõ ràng đây không phải nói về sự tin tưởng “mù quáng” với chính quyền mới. Sự tin tưởng đó đã tiêu tan hết trong giai đoạn đấu tranh hòa bình của cuộc cách mạng. Giờ đây họ đòi chính quyền đáp xứng đáng lòng tin đó. Có nghĩa là, các quyết định về những vấn đề cấp bách của xã hội không còn là việc riêng của chính quyền nữa. Và ít có hy vọng là Quốc hội với các thành phần hiện tại có thể đảm đương được các công việc cải cách mà số đông người dân kỳ vọng.
Do đó chính quyền mới hôm nay tại diễn đàn Maidan 26/02 đã cân nhắc và đồng ý đưa ra việc bầu cử quốc hội trước thời hạn sau khi bầu cử tổng thống,nhằm cải tổ toàn bộ hệ thống chính quyền.Nhiều tỉnh,thành cũng sẽ tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân. Điều này sẽ làm giảm nhiệt trong xã hội và giảm thiểu số người phải chạy ra khỏi Ukraina. Tại diễn đàn này ông Turchinov cũng đã hứa sẽ tự nguyệt rời khỏi các chức vụ của mình trong vòng 1 tháng khi đất nước đi vào ổn định.
Và còn một giải pháp để ổn định tình hình nữa là đáp ứng các đòi hỏi của những người biểu tình. Điều này có liên quan đến các yêu cầu để hình thành nội các mới trong chính phủ, cũng như các nguyên tắc làm việc mới của chính phủ. Mà quan trọng là phải cải cách thực sự trong tổ chức chính quyền,và đầu tiên là cải cách bộ máy tư pháp.
Nhìn chung,tình hình có thể nhìn nhận theo cách sau, câu trả lời của chính quyền trước các đòi hỏi của Maidan chính là vấn đề tự bảo toàn. Nếu không-một vòng xoắn khủng hoảng mới sẽ xuất hiên và các phong trào chống đối sẽ lan rộng không chỉ trong khắp đất nước Ukraina, mà với một xác suất nhất định, còn lan ra các nước lân cận, chỉ ngoại trừ Ba Lan đang ổn định mà thôi.
Đúng, ngân khố Ukraina đang trống rỗng, Crưm có thể bị tách ra khỏi đất nước, đối đầu đang tiếp diễn nhiều nơi…Đó là thực trạng hiện nay của đất nước Ukraina này. Những triển vọng và hậu quả vẫn còn đang tiềm ẩn, phụ thuộc vào các bước đi của chính quyền mới và của mỗi người dân đất nước.
Liệu Ukraina có bảo vệ được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, phục hồi được nền kinh tế, đời sống bình thường cho người dân, hội nhập dần vào Châu Âu…? Vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho các vấn đề này.
Nguyễn Quốc Hoàngtừ Maidan-Kiev
Theo_VietNamNet
Mỹ sẵn sàng giúp đỡ Ukraine cải cách kinh tế
Ngày 23.2, Mỹ đề xuất hỗ trợ Ukraine cải cách nền kinh tế nước này, khi những cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài ba tháng qua đang nhận chìm Ukraine vào tình trạngkhủng hoảng chính trị.
Người biểu tình tập trung tạo quảng trường Độc Lập - Ảnh: AFP
Trong cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov bên lề hội nghị G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) tại thành phố Sydney của Úc ngày 23.2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew đã nhắc đến đề nghị trên.
Ông Lew nhấn mạnh rằng Mỹ, phối hợp với các quốc gia khác bao gồm Nga, "sẵn sàng hỗ trợ Ukraine tiến hành các cuộc cải cách nhằm khôi phục sự ổn định kinh tế và tìm cách quay lại một lộ trình dân chủ và phát triển", một quan chức Bộ Tài chính Mỹ giấu tên tiết lộ với AFP.
Hai vị bộ trưởng Nga - Mỹ đã thảo luận về tình hình Ukraine và ông Lew nhấn mạnh "sự cần thiết của ổn định và cải cách kinh tế", cũng theo vị quan chức trên.
Theo AFP, hiện vẫn chưa rõ liệu Nga sẽ tiếp tục chi gói hỗi trợ 15 tỉ USD như đã hứa hẹn với Ukraine hay không, sau khi Moscow quyết định hoãn viện trợ cho Ukraine cho đến khi nước này ổn định trở lạ
Trong hội nghị G20, ông Lew và ông Siluanov đã nhất trí về tầm quan trọng của việc xúc tiến ổn định tài chính và kinh tế ở Ukraine , cũng nhu việc Ukraine cần cải cách.
AFP cho hay trong tuần này có gần 100 người thiệt mạng sau những cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ tại Ukraine, làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này.
Những cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ trong 3 tháng qua xuất phát từ việc chính quyền ông Yanukovych từ chối ký kết một thỏa thuận hợp tác và thương mại tự do với Liên minh châu Âu.
Theo TNO
Triều Tiên: Đại tướng O Kuk-ryol thay chỗ ông Jang Song-thaek? Đại tướng O Kuk-ryol, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, đang nắm giữ hầu hết những vị trí trước đây của ông Jang Song-thaek, theo tờChosun Ilbo (Hàn Quốc). Đại tướng Triều Tiên O Kuk-ryol - Ảnh: Chosun Ilbo Tờ Chosun Ilbo hôm 20.1 dẫn một nguồn tin cấp cao Triều Tiên cho biết ông O đang giành quyền kiểm...