Làn sóng sáng tạo thiết bị thay thế máy thở
Máy sấy tóc cũng có thể giúp ích cho bệnh nhân Covid-19 trong bối cảnh thế giới thiếu hụt máy thở trầm trọng.
Ảnh: New York University
Đại học Imperial College London (Anh) ước tính khoảng 30% số bệnh nhân Covid-19 của nước này sẽ cần máy thở để điều trị. Các nhà khoa học từ Đại học Oxford và King’s College London đã phối hợp để tạo ra mẫu máy thở OxVent. Tuy không thể thay thế các máy thở hiện có ở các cơ sở y tế, nhưng thiết bị này có thể giải quyết tình huống khẩn cấp. Sau cuộc gọi từ Thủ tướng Anh Boris Johnson, Công ty sản xuất máy hút bụi Dyson cũng đã tham gia sản xuất 10.000 máy thở dựa trên công nghệ sẵn có.
Các kỹ sư tại Đại học New York (Mỹ) đã biến máy sấy tóc trùm đầu thành buồng áp suất âm cá nhân (ảnh). Thiết bị đơn giản và ít tốn chi phí này có thể giúp cung cấp ô xy cho bệnh nhân, hạn chế lây lan vi rút và giảm nguy cơ nhiễm trùng cho nhân viên y tế.
Video đang HOT
Trong khi đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học North Shore (Mỹ) đã sử dụng máy CPAP và BiPAP được thiết kế cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ để giữ cho bệnh nhân Covid-19 có thể thở được. Thiết bị này được điều chỉnh thành máy thở tạm thời bằng cách gắn bộ điều hợp in 3D lên ống nội khí quản và thêm bộ lọc HEPA để loại bỏ vi rút trong quá trình thở ra.
Chính quyền New York đã triển khai chiến dịch kêu gọi người dân quyên góp các thiết bị trợ thở không còn sử dụng. Trước đó, các y bác sĩ Pháp, Ý đã cải tiến mặt nạ lặn biển để kết nối với máy thở. “Cuộc khủng hoảng thúc đẩy sự sáng tạo và hợp tác đáng kinh ngạc”, TS Greg Martin, Chủ tịch Hiệp hội Phê bình chăm sóc y học Mỹ, nhận định với tờ New York Times ngày 17.4.
Ngọc Minh Khuê
Khỏi bệnh sau 6 ngày dùng thuốc thử trị Covid-19
Hơn 100 bệnh nhân nặng khỏi bệnh và xuất viện chỉ sau 6 ngày dùng thuốc thử nghiệm remdesivir, Đại học Y khoa Chicago thông báo hôm qua.
Remdesivir là một trong những loại thuốc đầu tiên cho thấy tiềm năng điều trị nCoV. Kể từ khi bắt đầu nghiên cứu, các chuyên gia trên thế giới kỳ vọng nhiều vào kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Nếu an toàn và hiệu quả, rất có thể nó sẽ nhận được sự chấp thuận từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan khác, trở thành phương pháp điều trị Covid-19 chính thức đầu tiên.
Thử nghiệm ba giai đoạn của Đại học Y khoa Chicago có 125 tình nguyện viên. Trong đó 113 người mắc bệnh nặng với các triệu chứng như suy hô hấp và sốt cao. Tất cả được truyền dịch chứa remdesivir hàng ngày.
"Tin tốt là hầu hết bệnh nhân được xuất viện, điều này thật tuyệt vời. Chỉ có hai bệnh nhân tử vong", Tiến sĩ Kathleen Mullane, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Đại học Chicago, người đứng đầu thử nghiệm, cho biết.
Tuy nhiên đây chỉ là kết quả sơ bộ nghiên cứu về độ hiệu quả của remdesivir. Thử nghiệm không có nhóm giả dược, những người không được cho dùng thuốc, để đối chứng. Vì vậy sẽ rất khó để kết luận liệu thuốc có thực sự giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân hay không.
Một lọ thuốc remdesivir thử nghiệm. Ảnh: AP
"Nhưng chắc chắn kể từ khi bắt đầu sử dụng, cơn sốt của họ hạ dần. Giờ triệu chứng sốt không còn là điều kiện cần để tham gia thử nghiệm nữa, nhiều người sốt cao nhưng giảm nhiệt nhanh chóng. Điều quan trọng là một số bệnh nhân sau khi dùng thuốc không còn phải sử dụng máy thở, tình trạng sức khoẻ cải thiện đáng kể.", tiến sĩ Mullane giải thích.
"Trước đó hầu hết họ biểu hiện triệu chứng nặng, nhưng chỉ 6 ngày sau đã được xuất viện. Như vậy liệu trình có thể được rút ngắn xuống, không nhất thiết kéo dài 10 ngày. Có thể còn 3 ngày", bà bổ sung
Eric Topol, giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps bày tỏ lạc quan: "113 bệnh nhân nặng tham gia thử nghiệm đều có nguy cơ tử vong cao. Nếu phần lớn được xuất viện, đây là tín hiệu tích cực cho thấy thuốc có hiệu quả".
Song ông cũng cho rằng cần đối chiếu với kết quả từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát.
Nhiều nghiên cứu khác đang được tiến hành song song. Hãng Gilead, nhà sáng chế remdisivir, hiện phân phối thuốc cho khoảng 2.400 bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng và 1.600 người biểu hiện trung bình và nhẹ trên toàn thế giới. Kết quả thử nghiệm dự kiến có vào cuối tháng này.
Thục Linh
"Tôi đã khóc rất nhiều": Các bác sĩ rơi lệ nhìn bệnh nhân qua đời trong bất lực, hé lộ điều tàn nhẫn nhất mà Covid-19 mang tới Với việc gia đình bệnh nhân phải nói lời giã biệt từ xa (vì không thể vào thăm), các bác sĩ thường rời khỏi phòng bệnh vào khoảnh khắc ấy. Nó quá đau khổ, ngay cả với các y bác sĩ can trường nhất. Một bệnh nhân cao tuổi được đưa vào bệnh viện Manhattan ngay trong đêm. Ông đã ở trong tình...