Làn sóng ra nước ngoài đông lạnh trứng của phụ nữ Trung Quốc
Nhiều phụ nữ độc thân Trung Quốc quyết định ra nước ngoài đông lạnh trứng để đảm bảo quyền được làm mẹ trong tương lai.
Bức tường kín đặc những tờ quảng cáo do các ông bố bà mẹ viết để tìm vợ hoặc chồng cho con tại một “hội chợ mai mối” ở Thượng Hải. Ảnh: BBC.
“Tôi không chắc liệu mình có muốn sinh con hay không. Nhưng hiện tại, tôi có tiền và thời gian để tiến hành đông lạnh trứng. Làm như vậy, trong tương lai, tôi vẫn có thể chọn lựa”, một phụ nữ 40 tuổi có biệt danh ZZ sống ở Bắc Kinh, cho biết.
Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc tập trung phát triển sự nghiệp và trì hoãn việc lập gia đình. Kinh tế phát triển giúp nâng cao mức thu nhập bình quân của lao động nữ, đặc biệt những người có bằng cấp sinh sống ở các thành phố lớn. Với tài chính ổn định, phụ nữ Trung Quốc ngày nay muốn dành thời gian hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn, BBC đưa tin.
“Tôi hạnh phúc với cuộc sống độc lập”, ZZ, hiện là giám đốc tiếp thị cho một công ty nước ngoài, cho biết. Đầu năm nay, cô đã bay sang Los Angeles, Mỹ để đông lạnh trứng.
Với những phụ nữ độc thân Trung Quốc, đông lạnh trứng như một dạng bảo hiểm. Chưa chắc trong tương lai, họ sẽ cần dùng đến những quả trứng được đông lạnh bằng khí ni-tơ lỏng nhưng họ cảm thấy yên tâm vì có phương án dự phòng cho bản thân.
Sự nghiệp trên hết
Jia, 26 tuổi, độc thân và hiện không có bạn trai. Kế hoạch của cô là trong vòng hai hoặc ba năm nữa, nếu vẫn chưa gặp được người đàn ông phù hợp, cô sẽ đi đông lạnh trứng.
“Kể cả nếu tôi có bạn trai, tôi cũng sẽ không kết hôn cho đến khi ngoài 30 tuổi”, Jia nói. “Sự nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi. Mục tiêu của tôi là phải cố gắng đạt tới một mức thu nhập nhất định và tôi hy vọng mình sẽ trở thành giảng viên đại học”. Jia sắp sang Mỹ nghiên cứu tiến sĩ.
Jia không phải là trường hợp cá biệt. Một số phụ nữ Trung Quốc quyết định ra nước ngoài để đông lạnh trứng vì hiện tại họ vẫn chưa tìm được nửa kia của mình và lo sợ thời gian chờ đợi càng kéo dài, khả năng sinh nở càng giảm theo tuổi tác.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phụ nữ Trung Quốc còn phải đối mặt với áp lực từ quan niệm truyền thống rằng sinh con là nghĩa vụ đạo đức bắt buộc của phụ nữ.
“Sau khi đông lạnh trứng, tôi khiến cha mẹ tin rằng cuối cùng tôi cũng sẽ sinh con. Hiện tại, chỉ là tôi có những ưu tiên khác mà thôi”, Manman, 31 tuổi, chủ sở hữu một studio chụp ảnh ở Bắc Kinh, tiết lộ trứng của cô đang được trữ lạnh ở Los Angeles, Mỹ. Người phụ nữ 31 tuổi này tin rằng nhờ công nghệ đông lạnh trứng mà cô được giải phóng khỏi nỗi lo lắng về việc sinh con và hoàn toàn tự do làm điều mình muốn.
Manman, 31 tuổi, tới Los Angeles, Mỹ để đông lạnh trứng. Ảnh: BBC.
Khác với Jia, cô Zhang, 40 tuổi, tự nhận thuộc kiểu phụ nữ truyền thống, đã mong ngong có một gia đình riêng trong suốt nhiều năm qua nhưng vẫn chưa được toại nguyện. Cô sợ đến lúc lập gia đình thì cô đã quá tuổi sinh đẻ.
“Rất khó để kiếm được người phù hợp… Đàn ông luôn thích phụ nữ trẻ hơn họ, những người có khả năng sinh nở tốt hơn”. Cô Zhang cho biết khoảng hai năm trước, cô đã sang Đài Loan đông lạnh trứng, từ đó đến nay, cô đã thực hiện thủ thuật này thêm vài lần.
Rào cản pháp lý
Chính phủ Trung Quốc cấm phụ nữ độc thân nước này đông lạnh trứng. Theo Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình, ngay cả phụ nữ đã lập gia đình muốn đông lạnh trứng tại các cơ sở y tế trong nước cũng buộc phải cung cấp giấy tờ chứng minh đã kết hôn, bằng chứng không có khả năng sinh con hoặc chứng minh được rằng bản thân đang điều trị bệnh, ví dụ hóa trị liệu, nên khả năng sinh sản bị suy giảm.
“Lệnh cấm phụ nữ độc thân đông lạnh trứng liên quan đến chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc,” Chen Yaya, phó thư ký của trung tâm về giới và phát triển của Học viện Xã hội Thượng Hải, nhận xét.
Điều kiện tiên quyết để sinh con ở Trung Quốc là phải lập gia đình. Ở nhiều nơi, cha mẹ đơn thân thậm chí còn phải nộp phạt cho chính quyền địa phương, trẻ con sinh ra ngoài giá thú không được nhập hộ khẩu.
“Gia đình phải có đàn ông. Chính sách này phản ánh chế độ phụ hệ và tư tưởng gia trưởng ở Trung Quốc”, nhà hoạt động vì quyền phụ nữ Xiao Meili nói.
Ye Qinmin, 39 tuổi, một nhà thiết kế nội thất tại Thượng Hải, đã đông lạnh trứng tại một phòng khám ở Canada, cho rằng chính phủ không nên can thiệp vào kế hoạch đông lạnh trứng của phụ nữ chỉ vì họ chưa kết hôn.
Có cầu ắt có cung
Một ngân hàng tinh trùng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Dù có tới 20 ngân hàng tinh trùng trên khắp cả nước, Trung Quốc không có ngân hàng trứng. Ảnh: BBC.
Không có thống kê chính thức về số lượng phụ nữ Trung Quốc ra nước ngoài đông lạnh trứng, nhưng trên các diễn đàn và mạng xã hội trong nước, mọi người bàn tán rất sôi nổi về chủ đề này. Một cuộc thăm dò trên Weibo thu hút hơn 83.000 người tham gia trả lời cho thấy gần 80% không đồng tình với việc chính phủ cấm phụ nữ chưa lập gia đình đông lạnh trứng.
“Mảng thị trường này đang phát triển”, Sammi Kwok, giám đốc điều hành hoạt động của trung tâm giải phẫu và sinh sản của bang California, Mỹ, nhận xét.
Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 25 phụ nữ Trung Quốc tới trung tâm này để đông lạnh trứng. Kwok cho biết con số này có xu hướng tăng lên theo từng năm.
Dịch vụ đông lạnh trứng được cung cấp ở đảo Đài Loan và Campuchia, nhưng Mỹ vẫn là điểm đến được nhiều phụ nữ Trung Quốc lựa chọn hơn cả. Giá cả dao động trong khoảng 15.000-20.000 USD, chưa bao gồm chi phí đi lại, ăn ở và phí lưu kho lạnh hàng năm.
“Hầu hết khách hàng của chúng tôi là những phụ nữ Trung Quốc giàu có, có trình độ, trong độ tuổi 30″, Deng Xuyang, giám đốc điều hành phòng khám Mengmei có trụ sở ở California, tiết lộ.
Theo số liệu từ Hiệp hội Công nghệ sinh sản hỗ trợ Mỹ, 33 trong số 51 phòng khám tại California cung cấp dịch vụ cho các khách hàng Trung Quốc. Họ có tài liệu, trang web giới thiệu bằng tiếng Trung, thậm chí cả đội ngũ nhân viên nói được tiếng Trung.
Kevin Doody, chủ tịch Hiệp hội, cho biết từ năm 2009 đến 2014, số lượng ca đông lạnh trứng ở Mỹ đã tăng gần 11 lần lên hơn 6.000 ca. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của trứng đông lạnh chỉ dưới 24%, bởi chất lượng và số lượng trứng của phụ nữ suy giảm theo thời gian.
An Hồng
Theo VNE
60% đàn ông Trung Quốc bị 'đá' vì không mua nổi nhà
60% đàn ông Trung Quốc tham gia một khảo sát cho biết từng bị bạn gái chia tay vì không đủ điều kiện vay tiền mua nhà.
Một đám cưới truyền thống ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: China Daily.
Cuộc khảo sát do Gia Viên, một trang web hẹn hò tiến hành với 165.000 người, theo SCMP. Theo đó, cứ 5 người đàn ông thì ba người từng bị bạn gái chia tay vì không đủ điều kiện vay mua nhà.
Khoảng 65% phụ nữ được hỏi cho rằng đàn ông hoặc gia đình nhà trai có trách nhiệm mua nhà trước khi kết hôn. Chỉ 10% phụ nữ chấp nhận đi thuê nhà sau khi kết hôn. Hơn 50% cảm thấy bất an nếu kết hôn mà vẫn phải đi thuê nhà.
Cuộc khảo sát gây tranh luận trái chiều giữa đàn ông và phụ nữ trên Internet ở Trung Quốc.
"Không nhà, không cưới. Đó là điển hình của kiểu hôn nhân 'trần tục'. Chẳng cô gái Trung Quốc nào chấp nhận hôn nhân không nhà trừ phi cô ta có nhiều khuyết điểm", một phụ nữ ở Thâm Quyến nhận xét.
Kết hôn đối với đàn ông Trung Quốc ngày càng đắt đỏ. Trong một khảo sát hồi tháng 2/2017, chi phí để một người đàn ông lấy vợ tại Bắc Kinh đã tăng gấp 20 lần so với 4 năm trước, bao gồm tiền mặt làm quà cưới khoảng 30.000 USD, tiền mua nhà, tiền tiệc cưới.
Tặng tiền cho nhà gái là truyền thống có từ thời cổ đại ở Trung Quốc. Thời hiện đại, chính sách một con kéo dài hàng chục năm cùng tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến các gia đình Trung Quốc tìm mọi cách đẻ con trai, dẫn tới mất cân bằng giới tính nghiêm trọng và kết quả là nhà trai phải chi nhiều tiền quà cưới hơn để con lấy được vợ.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Người phụ nữ Trung Quốc nhận lại tiền sau 10 năm mất ví Cảnh sát Trung Quốc chuyển lại tiền cho người phụ nữ mất ví đựng chứng minh thư, thẻ ngân hàng cùng tiền mặt 10 năm trước. Ví tiền của người phụ nữ sau 10 năm thất lạc. Ảnh: SCMP Một phụ nữ làm việc ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc rơi mất chiếc ví đựng thẻ ngân hàng, chứng...