Làn sóng ô tô nội giảm giá so với xe nhập khẩu?
Lượng cung ôtô nhập khẩu ngày càng tăng với các mẫu xe giá rẻ đánh trúng vào nhu cầu mua xe của nhiều người đồng thời gây sức ép với xe lắp ráp.
Nhiều mẫu ô tô nhập khẩu ồ ạt về nước khiến xe lắp ráp phải giảm giá để cạnh tranh – Ảnh: Thanh Tùng
Lượng cung ô tô nhập khẩu ngày càng tăng với các mẫu xe phổ thông có mức giá thấp đã đánh trúng vào nhu cầu mua ô tô của đa số khách hàng đồng thời gây sức ép đối với xe lắp ráp. Đang có một cuộc đua về giá bán giữa xe ngoại với xe nội?
Giành giật thị phần
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hiện tỷ trọng giữa xe nhập khẩu với xe sản xuất, lắp ráp trong nước đang dần thu hẹp lại. Thống kê 4 tháng đầu năm 2019 doanh số ô tô nhập khẩu có mức tăng trưởng tới 202% khi bán ra 38.973 xe thì doanh số xe lắp ráp lại giảm 11%. Hiện xe nhập khẩu đang chiếm 39% thị phần, cao hơn nhiều so với mức 16% của cùng kỳ năm trước (chưa tính doanh số các mẫu xe lắp ráp của Hyundai Thành Công).
Một số nhận định cho rằng, xe nhập khẩu ngày càng thu hẹp khoảng cách doanh số với xe lắp ráp là do các thủ tục nhập khẩu đã được các hãng xe đáp ứng khiến nguồn cung dồi dào hơn. Bên cạnh đó các mẫu xe nhập khẩu đang đánh trúng vào phân khúc xe giá rẻ vốn trước đây là sân chơi riêng của các mẫu xe lắp ráp.
Video đang HOT
Nếu trước đây những mẫu xe lắp ráp như: Toyota Vios, Hyundai i10, Kia Morning, Chevrolet Spark… có mức giá từ hơn 300 triệu đến 600 triệu độc chiếm phân khúc này thì từ cuối năm 2018 đến nay xuất hiện hàng loạt những đối thủ đến từ Thái Lan, Indonesia như: Toyota Wigo, Avanza, Mitsubishi Xpander, Honda Jazz, Suzuki Swift…
Ngoài việc tăng sức ép bằng nguồn cung, cạnh tranh trong cùng phân khúc giá, các mẫu xe nhập khẩu thời gian gần đây bắt đầu mở cuộc đua về giá bán để chiếm lĩnh thị phần, buộc xe lắp ráp cũng phải chạy theo.
Điển hình như trường hợp của Honda CR-V nhập Thái hiện đang có mức giảm giá cao nhất từ 20 – 30 triệu đồng kèm theo quà tặng phụ kiện trị giá từ 30 – 60 triệu đồng. Không những thế mẫu xe này còn nhận được ưu đãi quà tặng từ hãng ở mức hơn 13 triệu đồng. Nhờ ưu đãi giảm giá nên Honda CR-V đã vươn lên dẫn đầu phân khúc crossover tại Việt Nam với 5.810 xe bán ra trong 4 tháng đầu năm 2019, chiếm lĩnh ngôi đầu của mẫu xe lắp ráp trong nước là Mazda CX-5 (4.423 xe).
Mẫu xe giá rẻ nhập khẩu từ Indonesia là Toyota Wigo hiện cũng giảm giá từ 15 – 40 triệu đồng so với mức giá khi lần đầu ra mắt tại Việt Nam (từ 345 – 405 triệu đồng).
Dường như nhận thấy sức ép lớn từ đối thủ nhập khẩu, hàng loạt các mẫu lắp ráp như: Mitsubishi Outlander, Nissan X-Trail, Mazda CX-5 cũng đang giảm giá để cạnh tranh. Trong đó, Mitsubishi Outlander giảm giá từ 15,5 – 51,5 triệu đồng, Mazda CX-5 giảm 50 triệu đồng các phiên bản kèm quà tặng phụ kiện. Còn Nissan X-Trail vừa giảm giá tại đại lý tới 73 triệu đồng cho xe sản xuất năm 2019 và 133 triệu đồng cho xe sản xuất năm 2018, đồng thời vẫn nhận được ưu đãi từ hãng.
Tương tự, mẫu xe lắp ráp Toyota Innova cũng đang được đại lý giảm giá từ 10 – 30 triệu đồng, cạnh tranh với mẫu xe nhập cùng phân khúc, giá bán rẻ là Mitsubishi Xpander…
Giá giảm do cung – cầu mất cân đối?
Một nhân viên đại lý Toyota tại Hà Nội cũng cho biết, hiện nhiều mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước của Toyota bán chậm hơn so với năm ngoái. Nguyên nhân do xe nhập khẩu về nhiều, nhiều kiểu loại và cạnh tranh khốc liệt về giá. Hiện đại lý đang phải giảm giá cả Toyota Vios lẫn Innova.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm, ô tô nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia (45.161 chiếc), chiếm gần 90% lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2018 lượng xe này cao hơn gấp 8 lần (5.692 xe).
Giám đốc một đại lý Mazda tại Hà Nội cho biết, hiện tại các dòng xe sản xuất lắp ráp vẫn giữ doanh số nhưng cũng không tăng như kỳ vọng. Các mẫu xe Mazda như CX-5 hiện cũng được giảm giá để cạnh tranh với xe nhập khẩu đang ồ ạt tràn về. Tuy nhiên, cái chính vẫn là do nhà máy Mazda hiện đã nâng công suất, sản lượng nhiều hơn nên giá thành sản xuất ra một chiếc xe cũng thấp hơn, đồng thời việc giảm giá cũng là để tri ân khách hàng.
Về xu hướng giảm giá ô tô, ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban chính sách VAMA nhận định, thị trường ô tô tại Việt Nam hiện nay không tăng hàng tháng như các thành viên VAMA dự đoán. “Thấy xe bán chậm, nhiều hãng, đại lý tất nhiên sẽ phải giảm giá để kích thích việc mua xe. Dung lượng thị trường hiện vẫn còn nhỏ, không tiêu thụ hết nên xảy ra tình trạng ô tô phải giảm giá để kéo khách, giành thị phần. Giảm giá cũng là một giải pháp giúp các hãng không để bị tồn hàng, đồng thời giữ cho thị trường ô tô không bị tiếp tục sụt giảm doanh số”, ông Hiếu chia sẻ thêm.
Lý giải về việc doanh số nói chung không tăng như kỳ vọng, ông Hiếu nhận định, có thể do các hãng xe liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, đợt sau tốt hơn đợt trước tạo ra tâm lý chờ đợi giá tháng sau sẽ tốt hơn khiến khách chưa mua xe ngay dù có nhu cầu.
Bên cạnh đó, một người làm trong nghề kinh doanh ô tô nhiều năm tại Hà Nội cho hay, thị trường ô tô hiện nay rất chậm, từ xe cũ lẫn xe mới nên giảm giá xe để kéo khách mua là điều chắc chắn. Bên cạnh đó, thị trường ô tô từ đầu năm 2019 xuất hiện nhiều mẫu xe mới, giá rẻ, cạnh tranh trực tiếp với xe sản xuất lắp ráp trong nước nên xe sản xuất lắp ráp giảm giá để cạnh tranh cũng là điều dễ hiểu. “Ví dụ một vài mẫu xe trước đây được khách hàng hay tìm mua làm xe chạy dịch vụ như Toyota Vios nay chỉ có giá bán ngang bằng xe 7 chỗ Mitsubishi Xpander nhập khẩu. Mà Mitsubishi Xpander động cơ nhỏ, lại là xe 7 chỗ nên nhiều người có thêm lựa chọn. Điều này khiến Toyota Vios vừa qua cũng phải giảm giá mạnh, khuyến mãi để kéo khách hàng về với mình”.
Theo baogiaothong
Đầu năm 2019, sản lượng tiêu thụ xe ô tô tăng 27%
Báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, trong tháng đầu tiên của năm 2019, sản lượng tiêu thụ ô tô đạt 33.484 xe, tăng 27% so cùng kỳ năm 2018.
Tháng 1/2019, sản lượng tiêu thụ ô tô đạt 33.484 xe, tăng 27% so cùng kỳ năm 2018. Nguồn: Internet
Cụ thể là, doanh số tiêu thụ xe du lịch đạt 27.396 chiếc, tăng 14% so với tháng trước và tăng 47% so với cùng kỳ năm 2018; xe thương mại đạt 5.755 chiếc giảm 41% so với tháng trước và giảm 23% so cùng kỳ; xe chuyên dụng đạt 333 chiếc, giảm 34% so với tháng trước, nhưng tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái (Biểu đồ).
Biểu đồ: Sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường tháng 11, 12/2018 và tháng 01/2019
Việc sản lượng xe tiêu thụ trong tháng này giảm sâu so với tháng 12/2018 không có gì lạ, bởi nhu cầu mua xe phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán tập trung chủ yếu trong tháng trước. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2018, sản lượng tiêu thụ ô tô tăng lên đáng kể.
Trong tháng này, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 18.799 xe, giảm 12% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 14.685 xe, tăng 14% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 01/2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 10% trong khi xe nhập khẩu tăng 166% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với các thành viên VAMA, mức tiêu thụ cũng cho thấy, mặc dù rơi vào thời điểm sau Tết, song sản lượng vẫn duy trì tốt so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, trên bảng xếp hạng đã có sự đổi vị trí giữa 2 nhà cung cấp lớn nhất Việt Nam. Theo đó, Thaco lấy lại vị trí số 1, tiếp đến là Toyota. Cụ thể là: sản lượng tiêu thụ của Thaco đạt 10.282 chiếc, chiếm 32,3% thị phần, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2018, nhưng tăng 29% so với tháng trước; Toyota đạt 7.599 chiếc, chiếm 23,9%, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2018, nhưng giảm 15% so với tháng trước; Honda đạt 4.348 chiếc, chiếm 13,7%, tăng 148% và tăng 40%; Ford đạt 3.401 chiếc, chiếm 10,7%, tăng 39%, nhưng giảm14% so với tháng trước; Mitsubishi đạt 2.570 chiếc, chiếm 8,1%, tăng 118% và 26%...
Anh Quyền/ Theo kinhtevadubao.vn
Nửa tháng 1, nhập 6.362 ô tô, tăng gấp 135 lần cùng kỳ Số lượng, kim ngạch nhập khẩu ô tô những ngày đầu năm 2019 vượt xa so với kết quả cùng kỳ 2018. Những thông tin đầu tiên, mới nhất về hoạt động XNK cả nước 15 ngày đầu tháng 1/2019 vừa được Tổng cục Hải quan công bố. Một thông tin đáng chú ý liên quan đến hoạt động nhập khẩu là những...