Làn sóng người lao động di cư rời khỏi các thành phố ở Ấn Độ
Theo số liệu của chính phủ Ấn Độ công bố ngày 28/4, số ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã vượt quá 200.000 ca trong tổng số gần 18 triệu ca bệnh.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tạm thời ở New Delhi, Ấn Độ ngày 27/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các thành phố lớn như New Delhi, Mumbai, Pune, Surat và Bangalore đã áp đặt phong tỏa. Các cơ sở y tế trên toàn quốc đều trong tình trạng quá tải, bệnh viện từ chối tiếp nhận thêm các bệnh nhân, thiếu nguồn cung ôxy, vật tư y tế cũng như nhân viên y tế.
Trong bối cảnh trên, người lao động di cư đang rời các thành phố lớn ở Ấn Độ để về quê nhà. Tình trạng này tương tự làn sóng rời đô thị năm ngoái, khi lệnh phong tỏa trên toàn quốc khiến nhiều ngành phải đóng cửa và người lao động di cư, chủ yếu làm trong các nhà máy may mặc, công trường xây dựng và lò gạch, mất việc làm.
Sanjit Kumar, 30 tuổi, tuần trước đã đáp chuyến tàu rời thành phố Surat về quê nhà ở bang Bihar, miền Tây Ấn Độ. Kumar thấy lo lắng khi hằng ngày đọc tin nhắn về số ca nhiễm và tử vong trên ứng dụng WhatsApp. Dù vẫn có việc làm ở thành phố, song Kumar quyết định về quê, cho rằng “ai cũng quý mạng sống”.
Bên cạnh nỗi lo về dịch bệnh, người lao động còn mang nỗi lo về sự an toàn trên đường về quê. Các biện pháp phong tỏa chặt chẽ được áp đặt tại Ấn Độ hồi năm ngoái, trong đó hạn chế hoạt động của các phương tiện công cộng, ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu người lao động di cư và gây ra làn sóng rời thành phố về quê. Theo các tổ chức từ thiện, hàng trăm người lao động di cư đã thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông trong hành trình về quê bằng xe đạp, đi nhờ xe hoặc đi bộ.
Khi làn sóng dịch COVID-19 thứ hai bắt đầu hoành hành ở Ấn Độ tháng trước, người lao động di cư vừa trở lại thành phố làm việc sau nhiều tháng thất nghiệp lại bắt đầu vội vàng rời thành phố một lần nữa do lo ngại các dịch vụ giao thông có thể một lần nữa phải ngừng hoạt động. Ít nhất 3 người lao động di cư đã thiệt mạng sau khi chiếc xe buýt chở họ khởi hành từ thủ đô New Delhi bị lật ở miền Trung Ấn Độ do quá tải.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới chức Ấn Độ cho rằng tác động của lệnh phong tỏa năm nay không nghiêm trọng như năm ngoái vì các ngành không ngừng hoạt động hoàn toàn và các chuyến tàu vẫn hoạt động. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ trong tháng này đã khôi phục đường dây nóng phục vụ người lao động di cư. Đường dây này trước đó đã ngừng hoạt động trong vài tháng sau khi được thiết lập hồi tháng 4/2020. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ thông báo hỗ trợ tài chính cho chủ lao động thuê lao động di cư bị mất việc do đại dịch.
Ấn Độ yêu cầu Twitter, Facebook gỡ bài chỉ trích cách chống dịch
Chính phủ Ấn Độ yêu cầu Facebook, Instagram và Twitter gỡ bỏ hàng loạt các bài đăng chỉ trích việc nước này đối phó với COVID-19 trên các trang mạng xã hội này.
Lệnh này nhắm vào khoảng 100 bài đăng, bao gồm chỉ trích từ các chính trị gia đối lập và các tuyên bố kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi từ chức.
Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh các bài đăng có thể kích động sự hoảng loạn, sử dụng hình ảnh ngoài ngữ cảnh và cản trở nỗ lực chống dịch của New Delhi.
Hiện tại, các công ty đã ẩn các bài đăng đối với người sử dụng nền tảng của họ bên trong Ấn Độ. Trước đó, một số nền tảng đăng lại một số bài đăng sau khi xác nhận nội dung không vi phạm pháp luật.
Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ở Ấn Độ hiện trở thành vấn đề chính trị gây nhiều tranh cãi ở quốc gia Nam Á.
Nhân viên y tế và người thân khiêng thi thể nạn nhân COVID-19 đi hỏa táng ở Jammu, Ấn Độ. (Ảnh: AP)
Hôm 25/4, Ấn Độ ghi nhận 349.691 ca nhiễm mới và 2.767 người thiệt mạng. Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày tại Ấn Độ tăng so với ngày trước đó.
Số ca nhiễm của Ấn Độ hiện chiếm gần nửa số ca nhiễm mới trên toàn cầu. Hệ thống y tế của nước này liên tục rơi vào tình trạng quá tải, thiếu hụt thiếu oxy và thuốc men những tuần qua.
Cuối tuần trước, một số bệnh viện ở thủ đô New Delhi từ chối tiếp nhận các bệnh nhân do hết oxy và giường bệnh. Những bức ảnh chụp các thi thể trên giường bệnh bằng ván ép và các vụ hỏa thiêu tập thể được chia sẻ chóng mặt trên các trang mạng xã hội ở Ấn Độ. Các bệnh nhân và gia đình của họ cố đăng tải các bài đăng để cầu cứu chính quyền.
Trong bài đăng mới bị xóa trên Twitter, lãnh đạo y tế ở bang Tây Bengal Moloy Ghatak cáo buộc ông Modi "quản lý yếu kém" và quy trách nhiệm trực tiếp cho ông về cái chết của nhiều bệnh nhân mức COVID-19.
Tương tự dòng tweet đổ lỗi cho nhà lãnh đạo Ấn Độ về "thảm họa" hiện tại của nghị sĩ Revnath Reddy cũng bị xóa khỏi Twitter.
Liên quan tới yêu cầu từ chính phủ Ấn, người phát ngôn của Twitter cho biết nền tảng này sẽ xem xét vấn đề này theo quy tắc Twitter và luật địa phương.
"Nếu nội dung bài đăng vi phạm các quy tắc của Twitter, bài đăng đó sẽ bị xóa khỏi nền tảng. Nếu nội dung được xác định là bất hợp pháp trong một khu vực tài phán cụ thể, nhưng không vi phạm quy tắc Twitter, chúng tôi sẽ hạn chế quyền truy cập nội dung đó ở Ấn Độ", ông này nói thêm.
Facebook hiện vẫn chưa bình luận về vấn đề này.
Yêu cầu pháp lý mới của New Delhi khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các nền tảng truyền thông xã hội của Mỹ và chính phủ của ông Modi.
Hai bên những tháng gần đây tranh cãi về việc chính phủ Ấn Độ thúc đẩy giám sát các phát biểu trên mạng xã hội.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 25/4, chính phủ Ấn Độ cho biết các bài đăng mà họ nhắm mục tiêu "lan truyền thông tin giả mạo hoặc gây hiểu lầm" vì tạo ra "sự hoảng loạn về tình hình COVID-19 ở Ấn Độ bằng cách sử dụng hình ảnh hoặc hình ảnh không liên quan, cũ và không có bối cảnh". New Delhi khẳng định một vài bức ảnh trong một số bài đăng không liên quan tới làn sóng dịch mới.
Tuy nhiên, lời giải thích này không xoa dịu được các tiếng nói bất đồng chính kiến.
"Đơn giản là bởi việc gỡ bỏ các dòng tweet dễ dàng hơn là đảm bảo nguồn cung cấp oxy", ông Aftab Alam, Giáo sư tới từ Đại học Delhi cho hay.
Ấn Độ khủng hoảng COVID-19: Số ca bệnh gia tăng kỷ lục ngày thứ 3 liên tiếp Nhà chức trách Ấn Độ phải cố gắng để đưa bình dưỡng khí đến các bệnh viện điều trị COVID-19, trong bối cảnh số ca bệnh tăng cao nhất thế giới liên tiếp trong 3 ngày. Ngày thứ ba liên tiếp, Ấn Độ lập kỷ lục toàn cầu về số ca nhiễm virus corona mới với 346.786 ca, nâng tổng số người mắc...