Làn sóng giải thể lực lượng cảnh sát tại các thị trấn nhỏ ở Mỹ
Cảnh sát trưởng thành phố Goodhue, bang Minnesota (Mỹ) Josh Smith vô cùng trăn trở vào mùa Hè này bởi tình trạng thiếu nhân lực.
Ông đã cảnh báo Hội đồng thành phố rằng sẽ chẳng có cảnh sát mới nếu lương và phúc lợi không được cải thiện. Mùa đông ở Nam Mỹ ‘biến mất’ vì El Nino Một địa phương ở Mỹ phát lệnh ‘cách ly’ vì ruồi đục quả Cảnh sát Mỹ ứng dụng drone bảo vệ khách tắm biển khỏi cá mập tấn công .
Xe của cảnh sát Goodhue đỗ bên ngoài hội đồng thành phố hôm 14/8. Ảnh: AP
Khi không có gì chuyển biến, ông Smith quyết định nghỉ việc. Một số sĩ quan cấp dưới của ông cũng vậy, khiến Goodhue với 1.300 cư dân không còn lực lượng cảnh sát từ cuối tháng 8.
Nước Mỹ đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực cảnh sát. Hãng thông tấn AP (Mỹ) nhận định nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do ảnh hưởng kép về mặt tinh thần của năm 2020 với đại dịch COVID-19 và hàng loạt chỉ trích gay gắt nhắm vào cảnh sát sau vụ một sĩ quan cảnh sát sát hại công dân da màu George Floyd.
Video đang HOT
Các thị trấn nhỏ tại Minnesota, Maine, Ohio đến Texas không thể tìm được nhân sự đã buộc phải giải thể các đơn vị cảnh sát và chuyển giao công việc cho lực lượng cảnh sát thị trấn lân cận hoặc tiểu bang. Xu hướng này không hoàn toàn mới.
Cảnh sát Mỹ gác bên ngoài tòa án hình sự Manhattan ở New York ngày 4/4. Ảnh: THX/TTXVN
Theo một báo cáo được bình duyệt năm 2022 của giáo sư Kinh tế Richard T. Boylan tại Đại học Rice, có ít nhất 521 thị trấn và thành phố tại Mỹ với dân số từ 1.000 đến 200.000 người đã giải thể lực lượng cảnh sát trong giai đoạn từ năm 1972 đến năm 2017. Hai năm qua, ít nhất 12 thị trấn nhỏ đã giải thể các sở của mình.
Trọng tâm của vấn đề là việc rời bỏ lực lượng. Tỷ lệ từ chức của sĩ quan cảnh sát tại Mỹ đã tăng 47% vào năm ngoái so với năm 2019 – một năm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 và vụ việc của Floyd. Bên cạnh đó là tỷ lệ nghỉ hưu tăng 19%. Đây là kết quả của cuộc khảo sát do tổ chức Police Executive Research Forum có trụ sở tại Washington, D.C. thực hiện với gần 200 cơ quan cảnh sát. Cuộc khảo sát chỉ đại diện cho một phần nhỏ trong số hơn 18.000 cơ quan trên toàn nước Mỹ .
Ngoài ra, ông Chuck Wexler, giám đốc điều hành của Police Executive Research Forum nhận định rằng thanh niên dần không mặn mà với việc phải bỏ ra nhiều tháng đào tạo cần thiết để trở thành cảnh sát. Do vậy, ngày càng có ít người đăng ký để trở thành cảnh sát.
Điều đáng chú ý là nghiên cứu của Đại học Rice cho thấy nhìn chung, tỷ lệ tội phạm không thay đổi ở các thị trấn đã giải thể lực lượng cảnh sát. Lãnh đạo một số thị trấn cho biết họ hài lòng với thay đổi này.
Mỹ: Thêm 1 cựu cảnh sát nhận tội trong vụ công dân da màu George Floyd tử vong
Ngày 24/10, một cựu cảnh sát thành phố Minneapolis tại bang Minnesota (Mỹ) đã nhận tội trong vụ công dân da màu George Floyd tử vong khi bị cảnh sát bắt giữ.
Vụ việc xảy ra năm 2020 đã gây chấn động dư luận Mỹ trong thời gian dài.
Hình ảnh cảnh sát ghì cổ Floyd. Ảnh: Sputnik
Cụ thể, cựu cảnh sát J. Alexander Kueng, 29 tuổi, đã nhận tội trợ giúp và kích động hành vi ngộ sát. Trước đó, các công tố viên và luật sư bào chữa của Kueng nhất trí với mức án đề xuất 42 tháng tù giam.
Kueng là cựu cảnh sát thứ 2 nhận tội trong các vụ xét xử cấp bang, sau khi đồng nghiệp là cựu cảnh sát Thomas Lane nhận tội hồi đầu năm nay. Cựu cảnh sát còn lại liên quan vụ việc là Tou Thao đã từ chối dàn xếp và ngày 24/10 đã đồng ý ra tòa xét xử thêm về các bằng chứng liên quan tội danh hỗ trợ và kích động hành vi ngộ sát.
Philonise Floyd (trái), anh trai của công dân da màu George Floyd và cháu Brandon Williams tới dự phiên xét xử 3 cựu cảnh sát tại tòa án khu vực St. Paul, bang Minnesota, Mỹ, ngày 24/1/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
George Floyd, 46 tuổi, tử vong ngày 25/5/2020, khi bị cảnh sát Minneapolis bắt giữ. Trong vụ việc được người qua đường ghi hình và phát lên mạng xã hội, cựu cảnh sát Derek Chauvin đã dùng đầu gối ghì cổ Floyd trong khoảng hơn 9 phút trong khi các đồng nghiệp gồm Kueng, Lane và Thao cũng có mặt, trong cùng ca trực. Án phạt cấp bang dành cho Chauvin là 22 năm rưỡi tù giam với các tội danh giết người cấp độ 2 và 3, ngộ sát cấp độ 2.
Vụ việc công dân Floyd tử vong đã làm dấy lên làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc và cảnh sát sử dụng vũ lực nhằm vào người da màu trên toàn nước Mỹ trong mùa Hè năm 2020.
Hàn Quốc sẽ cấp vũ khí ít sát thương hơn cho cảnh sát để trấn áp tội phạm bạo lực Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố nước này sẽ cung cấp súng ngắn ít sát thương hơn cho cảnh sát vào năm tới trước tình trạng loạt vụ đâm dao và tội phạm bạo lực gia tăng gần đây khiến công chúng lo ngại. Tổng thống Yoon Suk Yeol chủ trì cuộc họp Nội các tại văn phòng của ông...