Làn sóng đình công tại Anh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Ngày 28/5, Bộ trưởng Y tế Anh Steve Barclay tuyên bố chính phủ nước này sẽ không đàm phán về tiền lương với Hiệp hội Điều dưỡng Hoàng gia Anh ( RCN), trong bối cảnh nguy cơ các cuộc đình công tiếp theo sẽ nổ ra.
Nhân viên y tế tham gia đình công đòi tăng lương tại London, Anh, ngày 6/2/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chính phủ Anh đề xuất trả khoản tiền một lần tương đương với 2% tiền lương trong năm tài chính 2022/23 và tăng 5% lương trong năm tài chính 2023/24. Tuy nhiên, các thành viên của RCN đã bác bỏ.
Khi được hãng Sky News hỏi liệu chính phủ sẽ nối lại cuộc đàm phán với nghiệp đoàn, ông Barclay tuyên bố không thương lượng về vấn đề tiền lương.
RCN chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Nghiệp đoàn này mới đây kêu gọi chính phủ phải trả lương “xứng đáng” cho nhân viên của Cơ quan y tế quốc gia (NHS). Tuần trước, RCN đã bắt đầu tiến hành cuộc bỏ phiếu thăm dò ý kiến của 300.000 thành viên về việc liệu có tiếp tục đình công trong 6 tháng tới.
Trong khi đó, Nghiệp đoàn các cơ quan dịch vụ công và thương mại (PCS) cho biết các viên chức làm việc cho Cơ quan cấp phép phương tiện và lái xe (DVLA) của Chính phủ Anh có kế hoạch đình công 15 ngày bắt đầu từ ngày 11/6 tới. Trong thông báo, nghiệp đoàn PCS nêu rõ các thành viên của PCS làm việc cho DVLA tại xứ Wales sẽ tiến hành đình công để tìm cách được “tăng lương thỏa đáng”.
Anh đối mặt với vấn nạn đình công kéo dài từ năm ngoái, chủ yếu do khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến người lao động trong nhiều ngành nghề, từ y tá đến luật sư, đã tiến hành đình công đòi tăng lương.
Các bác sĩ trẻ ở Anh tiếp tục đình công để yêu cầu tăng lương
Lực lượng bác sĩ trẻ ở Anh sẽ tổ chức một cuộc đình công mới trong ba ngày vào tháng 6 tới sau khi các cuộc đàm phán với chính phủ không giải quyết được yêu cầu tăng lương của họ.
Nhân viên y tế tham gia đình công tại London, Anh ngày 6/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 22/5, Hiệp hội y khoa Anh (BMA), tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi của nhân viên y tế, đã thông báo rằng các bác sĩ trẻ sẽ ngưng việc trong vòng 72 giờ từ 7 giờ sáng ngày 14/6 đến 7 giờ sáng ngày 17/6. Đây sẽ là cuộc đình công thứ ba mà các bác sĩ trẻ tổ chức nhằm gây sức ép buộc chính phủ tăng 35% lương để bù đắp cho mức lương giảm theo giá trị thực tế mà họ ước tính lên tới 26,2% từ năm 2008.
BMA cảnh báo rằng họ sẽ tiếp tục đình công ít nhất ba ngày mỗi tháng "trong suốt mùa hè" cho đến khi quyền đình công của họ hết hạn theo luật. Các bác sĩ trẻ đã tổ chức một cuộc tuần hành kéo dài ba ngày vào tháng 3 và một cuộc tuần hành kéo dài bốn ngày đúng dịp lễ Phục sinh vào tháng 4. Tổ chức công đoàn này cho biết các bộ trưởng chỉ đề xuất tăng 5% lương ít ỏi cho các bác sỹ trẻ. Nhưng thông tin này đã bị các quan chức chính phủ bác bỏ và tuyên bố rằng chính BMA đã đề xuất một thỏa thuận tăng lương trong 4 năm cho các bác sỹ trẻ với mức tăng 49%. Người phát ngôn của Chính phủ Anh phê phán BMA đã khăng khăng quan điểm đòi tăng lương "không thể chấp nhận được" và từ chối thỏa hiệp.
Ngoài cuộc đình công của các bác sĩ trẻ, Cơ quan y tế quốc gia (NHS) ở Anh cũng có thể sớm phải đối mặt với các cuộc đình công của các nhóm nhân viên khác. Dự kiến, các thành viên của Hiệp hội điều dưỡng hoàng gia (RCN), tổ chức đại diện quyền lợi cho khoảng 500.000 y tá tại Anh, sẽ bỏ phiếu lần thứ 2 về việc có tiếp tục đình công thêm 6 tháng nữa đến tháng Lễ Giáng sinh 2023 hay không trong ngày 23/5. Bên cạnh đó, BMA cũng sẽ tổ chức lấy phiếu của các chuyên gia tư vấn của bệnh viện để xem liệu họ có muốn tham gia đình công cùng các bác sĩ trẻ để đòi tăng lương hay không.
Tiến sĩ Vivek Trivedi và Tiến sĩ Robert Laurenson, đồng chủ tịch ủy ban bác sĩ trẻ của BMA, tiết lộ rằng họ đã thảo luận với Bộ trưởng Y tế Steve Barclay trong ba tuần qua nhằm tránh lặp lại hai cuộc tuần hành vừa qua, vốn làm gián đoạn nghiêm trọng các dịch vụ khám chữa bệnh của NHS. Tuy nhiên, họ cho biết các cuộc đàm phán đã trở nên "không hiệu quả" và đổ vỡ khi ông Barclay từ chối thừa nhận rằng lương của các bác sĩ trẻ đã bị xói mòn rất lớn và cần phải khôi phục lại mức của năm 2008.
Nhiều nước đối mặt với đình công quy mô lớn Làn sóng đình công đang diễn ra tại nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ khi người lao động yêu cầu tăng lương để ứng phó với "bão giá" do lạm phát tăng cao. Hành khách chờ tàu hỏa tại nhà ga ở thủ đô London, Anh, trong thời gian diễn ra cuộc đình công của các nhân viên đường sắt ngày...