Làn sóng đình công lan rộng, Pháp điều 10.000 cảnh sát đối phó
Một loạt cuộc đình công và biểu tình đang diễn ra trên khắp nước Pháp ngày 19/1 là phép thử lớn đối với Tổng thống Emmanuel Macron, người đã đưa cải cách lương hưu trở thành một trong những nỗ lực mạnh mẽ nhất của mình.
Vô số chuyến tàu trên khắp nước Pháp đã dừng hoạt động từ ngày 18/1, trong khi các trường học đóng cửa và các doanh nghiệp bị gián đoạn khi công nhân nghỉ việc trong nỗ lực đình công phản đối kế hoạch cải cách lương hưu, theo đó đẩy tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổi.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, cử tri Pháp đã bác bỏ hoàn toàn kế hoạch đề xuất cải cách lương hưu mà Tổng thống Macron đưa ra, vốn vẫn đang được Quốc hội nước này thảo luận, Reuters đưa tin.
Một cuộc biểu tình ở Toulouse vào tháng 9 về vấn đề tiền lương. Ảnh: The Guardian
“Không có gì tốt đẹp trong cuộc cải cách này cả”, Rozenn Cros, một người dân ở thành phố Cannes, nói với các phóng viên khi cô và các giáo viên khác đang chuẩn bị cho cuộc đình công, với các biểu ngữ có nội dung “Không 64 tuổi!”.
Theo ước tính của Bộ Lao động, việc đẩy lùi tuổi nghỉ hưu thêm hai năm và kéo dài thời gian chi trả sẽ mang lại thêm 17,7 tỷ euro (19,1 tỷ USD) tiền đóng góp lương hưu hàng năm, cho phép hệ thống “hòa vốn” vào năm 2027.
Video đang HOT
Các công đoàn tranh luận rằng có nhiều cách khác để đảm bảo tính khả thi của hệ thống lương hưu như đánh thuế những người siêu giàu hoặc tăng đóng góp của người sử dụng lao động hoặc của những người hưu trí khá giả.
Các công đoàn đại diện cho tiếng nói người lao động khẳng định cuộc đình công hôm 19/1 chỉ là một điểm khởi đầu, với nhiều cuộc đình công và biểu tình tiếp theo sẽ diễn ra.
Giao thông công cộng bị gián đoạn nghiêm trọng vì nhân viên Pháp đình công. Ảnh: Reuters
Nhà điều hành đường sắt SNCF cảnh báo giao thông công cộng sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng vào ngày 19/1, khi chỉ khoảng 20-33% các chuyến tàu cao tốc TGV sẽ hoạt động, trong khi hầu hết các chuyến tàu ở địa phương sẽ dừng hoàn toàn.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin cho biết, sẽ triển khai hơn 10.000 cảnh sát trên toàn quốc để duy trì trật tự trước khả năng sẽ có khoảng gần 1 triệu người Pháp tham gia tuần hành phản đối dịp cuối tuần.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp nhấn mạnh, riêng thủ đô Paris sẽ triển khai 3.500 quân để đối phó với khoảng 80.000 người tham gia các cuộc tuần hành, tập trung tại các địa điểm nổi tiếng như quảng trường Cộng hoà hay quảng trường Bastille.
Pháp lại nóng vì tuổi hưu
Ngay cả các nghiệp đoàn ôn hòa của Pháp cũng tuyên bố sẽ xuống đường nếu Tổng thống Emmanuel Macron kiên quyết thực hiện việc tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu từ mức 62 tuổi hiện nay lên 64 tuổi.
Tăng tuổi hưu là vấn đề cực kỳ nhạy cảm ở Pháp. Tuy nhiên, trước khi công bố kế hoạch này chiều 10-1 (giờ địa phương), chính phủ Pháp khẳng định phải cải cách để tránh thâm hụt tài chính dai dẳng.
Hãng tin Bloomberg nhận định đây là thời điểm then chốt trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Macron, có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến mong muốn cải tổ Pháp theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp mà ông theo đuổi.
Kinh tế Pháp đang ở ngã rẽ khó khăn và có thể đã tăng trưởng âm vào cuối năm ngoái do giá năng lượng leo thang và lạm phát kỷ lục. Tài chính công cũng eo hẹp sau những khoản chi tiêu khổng lồ suốt đại dịch COVID-19 và khủng hoảng năng lượng.
Một cuộc biểu tình yêu cầu giảm tuổi nghỉ hưu xuống còn 60 tuổi ở Nice - Pháp hồi tháng 9-2022 Ảnh: REUTERS
Nếu không cải tổ, chỉ riêng hệ thống hưu trí có thể lập kỷ lục thâm hụt hằng năm, lên đến tối đa là 0,8% sản lượng kinh tế hằng năm trong 10 năm tới, theo Hội đồng Tư vấn lương hưu Pháp. Chưa kể, Pháp đang muốn đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghiệp và chuyển đổi năng lượng xanh.
Về phía các nghiệp đoàn, họ cho rằng có nhiều giải pháp khác để tái cân bằng ngân sách, bao gồm khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp Pháp giữ lại những người lao động lớn tuổi hơn.
Trong cuộc khảo sát ngày 4-1 của Công ty Elabe, 47% trong số 10.005 người được hỏi đồng tình với các nghiệp đoàn - tức muốn duy trì tuổi nghỉ hưu là 62 - và 25% khác thậm chí muốn hạ thấp độ tuổi này.
Đối với các nghiệp đoàn, tăng tuổi nghỉ hưu lên 64 hay 65 (như ý định ban đầu của Tổng thống Macron) cũng như nhau. Nhưng con số chênh lệch 1 năm này lại có thể thuyết phục Đảng Cộng hòa (LR) bảo thủ. Do Tổng thống Macron mất thế đa số tuyệt đối tại quốc hội vào năm ngoái nên ông cần sự ủng hộ của LR để thông qua cải cách trên, theo Reuters.
Người đứng đầu LR, ông Eric Ciotti, tuyên bố sẽ ủng hộ cải cách, với điều kiện chỉ tăng tuổi nghỉ hưu đến 64 và tăng lương hưu tối thiểu - lên mức 1.200 euro/tháng - cho tất cả chứ không chỉ những người mới về hưu.
Đình công ở Anh, Pháp gây gián đoạn hoạt động đi lại dịp Giáng sinh Ngày 23/12, các nhân viên hải quan sân bay ở Anh đã tiến hành đình công nhằm đòi tăng lương, gây ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại của hành khách. Nhân viên y tế tham gia đình công yêu cầu tăng lương bên ngoài bệnh viện St Thomas' ở London, Anh, ngày 20/12/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Cuộc đình công của các...