Làn sóng dịch mới thử thách nước Nga
Tình hình đại dịch COVID-19 ở LB Nga đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới một bệnh viện ở ngoại ô Moskva, Nga ngày 15/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát gần 2 năm trước, số ca mới tại LB Nga trong một ngày đã lên tới hơn 34.000 ca. Nga cũng ghi nhận tổng số người mắc COVID-19 vượt 8 triệu, và nguy hiểm hơn, mỗi ngày trên toàn LB Nga có xấp xỉ 1.000 người tử vong do chủng virus này.
Hiện số người mắc COVID-19 thực tế đang được điều trị ở Nga là khoảng 785.000 ca (hơn 7 triệu ca mắc đã hồi phục), song các chuyên gia dự báo trong 2 tuần tới, số ca nhiễm virus thực tế có thể lên tới 1 triệu. Theo ông Viktor Zakharov, Trưởng Khoa Mô hình toán học của Hệ thống năng lượng, Trung tâm Hậu cần trí tuệ thuộc Đại học tổng hợp Quốc gia St. Petersburg (SPbSU), các chuyên gia của trung tâm đã phát triển một mô hình toán học để có thể dự đoán sự lây lan của virus trong một tháng. Đầu tuần trước, các chuyên gia dự báo Nga có thể vượt ngưỡng 1 triệu ca mắc thực tế vào ngày 10/11. Tuy nhiên, do tình trạng lây nhiễm bùng phát mạnh, nhiều khả năng số ca mắc thực tế sẽ là 1 triệu sớm hơn, dự kiến vào ngày 2/11.
Video đang HOT
Nguyên nhân dẫn đến làn sóng COVID-19 thứ tư đang diễn ra nghiêm trọng ở LB Nga là do nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan. Yếu tố đầu tiên là LB Nga bước vào giai đoạn giao mùa chuyển sang mùa Đông, thời điểm các bệnh cúm bùng phát mạnh, và theo quy luật, làn sóng COVID-19 thứ tư cùng trùng với thời điểm này. Nguyên nhân thứ hai là tâm lý chủ quan của người dân. Như quan sát của phóng viên TTXVN khi đi các phương tiện giao thông công cộng, người dân Nga tỏ ra rất “ngại” đeo khẩu trang. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu đeo khẩu trang và đeo đúng cách sẽ hạn chế đáng kể khả năng lây nhiễm, song khi đi trên các phương tiện công cộng, rất nhiều người dân Nga đeo khẩu trang trễ mũi (hở mũi) hoặc thậm chí là không đeo khẩu trang.
Một nguyên nhân khách quan nữa đã là sự phát tác nhanh và mạnh của biến thể Delta. Theo các bác sĩ Nga, biến thể Delta nay có thể khiến người nhiễm virus đổ bệnh chỉ trong 2-3 ngày, đồng thời dễ khiến bệnh chuyển biến trầm trọng, kể cả ở những người trẻ từng được xem là có khả năng miễn dịch tốt hơn trước virus. Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết khi mắc biến thể Delta, lớp trẻ không còn được đảm bảo tránh khỏi những ca bệnh nghiêm trọng và đã xuất hiện nhiều bệnh nhân nặng chưa tới 30 tuổi, phải chăm sóc đặc biệt. Cũng đã có trường hợp trẻ em mắc COVID-19 phải điều trị đặc biệt.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khiến làn sóng dịch mới bùng phát mạnh ở Nga là tốc độ tiêm chủng chậm, do nhiều người dân Nga không chịu đi tiêm vaccine, mặc dù Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký lưu hành vaccine ngừa COVID-19. Theo các số liệu được công bố, tính đến ngày 10/10, tỷ lệ miễn dịch cộng đồng tại Nga ước đạt 45%, trong khi tỷ lệ những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine khoảng 34%. Trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng chỉ có thể ngăn chặn sự lây lan của virus khi hơn 80% dân số được tiêm chủng. Hồi tháng 7 vừa qua, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova còn đặt mục tiêu mức độ miễn dịch cộng đồng ở Nga ít nhất phải đạt 80% vào ngày 1/11. Tuy nhiên, rõ ràng mục tiêu này đối với nước Nga nay là bất khả thi khi người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, chưa tin tưởng vào tiêm chủng, thậm chí tìm tới các loại chứng nhận tiêm vaccine để “qua mặt” cơ quan chức năng.
Trước tình trạng dịch bệnh diễn biến ngày càng xấu đi, các địa phương tại Nga đã tăng cường các biện pháp kiểm dịch, mà chủ yếu là việc áp dụng trở lại mã QR code đối với những người đã tiêm chủng. Từ ngày 1/11 tại St. Petersburg, nhân viên kiểm soát tàu điện ngầm và giao thông mặt đất sẽ áp dụng hệ thống mã QR để kiểm tra người dân tham gia các sự kiện và đến các địa điểm công cộng. Người dân cũng cần có mã QR code để được phép vào các nhà hàng, quán cafe. Tại Moskva, song song với việc mở tổng cộng 50 điểm xét nghiệm nhanh miễn phí ở các Trung tâm hành chính một cửa, trung tâm thương mại, … chính quyền thành phố cũng đã thắt chặt quy định đeo khẩu trang bắt buộc khi đi các phương tiện công cộng. Điểm mới của quy định này đó là cả những người đeo khẩu trang không đúng cách, như trễ mũi, cũng sẽ bị phạt 5.000 ruble (70 USD).
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Đuma Quốc gia Nga, Tiến sĩ Tatiana Solomatin cho rằng nhiều người dân Nga đang có tâm lý chủ quan nên không muốn tiêm vaccine phòng COVID-19 kể cả khi dịch bệnh lan rộng. Bà nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về lợi ích của việc tiêm vaccine. Thông tin về vaccine phòng COVID-19 cần được phổ biến mọi nơi, mọi lúc”.
Về vấn đề này, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov nhấn mạnh, việc các cá nhân từ chối và tránh né tiêm vaccine là hành vi “vô trách nhiệm” với cộng đồng. Theo ông Peskov, nước này sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về sự cần thiết của việc tiêm vaccine tới người dân.
Làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ tư ở Nga cho thấy “sống chung với COVID-19″ và chuyển sang trạng thái “bình thường mới” không phải là điều đơn giản. Hiện giới chức Nga vẫn khẳng định chính quyền sẽ chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa một khi các cơ sở hạ tầng y tế quá tải, bởi lo ngại tác động đối với nền kinh tế do các quy định hạn chế mạnh tay. Tuy nhiên, khả năng nước Nga có vượt qua làn sóng COVID-19 thứ tư hay không giờ đây phụ thuộc chủ yếu vào ý thức tự bảo vệ của người dân.
Lào lo ngại nguy cơ bùng phát làn sóng dịch mới
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 31/8, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 199 ca mắc COVID-19, trong đó có 64 ca cộng đồng, số còn lại là các ca nhập cảnh và được cách ly ngay.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố trong thời gian phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại Luang Prabang, Lào, ngày 27/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Bộ Y tế Lào nêu rõ nước này vẫn tiếp tục ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng rải rác ở nhiều tỉnh. Đáng chú ý, thủ đô Viêng Chăn là nơi có nhiều ca lây cộng đồng nhất cả nước trong một ngày với 24 ca, trong đó có nhiều ca làm việc tại các nhà máy. Điều này buộc chính quyền thành phố từ đêm 30/8 phải áp đặt thêm nhiều biện pháp chặt chẽ mới để phòng chống nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng, trong đó có lệnh giới nghiêm từ 22 giờ đến 5h sáng hằng ngày. Đây là lần đầu tiên thủ đô Viêng Chăn áp dụng lệnh giới nghiêm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới.
Tại cuộc họp báo ngày 30/8, đại diện Bộ Y tế Lào cũng cảnh báo về nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm lần thứ 3 tại nước này, kêu gọi người dân cả nước tăng cường tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 đã được ban hành và không được chủ quan để tránh nguy cơ tạo ra làn sóng dịch tiếp theo.
Theo bộ trên, ngày càng có nhiều trẻ em và thai phụ mắc COVID-19 tại nước này. Đây là nhóm đối tượng cần được lưu ý và áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt khi được xác định mắc bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế Lào sẽ điều chỉnh và cải thiện phương pháp điều trị cho người mắc COVID-19 để phù hợp với nhóm đối tượng này. Ngoài ra, Chính phủ Lào yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt khu vực biên giới thông qua việc tuần tra nghiêm ngặt, tăng cường sàng lọc y tế, chặt chẽ trong kiểm tra, đo thân nhiệt người qua các cửa khẩu quốc tế và cách ly theo quy định.
Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 15.015 ca, trong đó có 14 người tử vong.
COVID-19 tới 6 giờ 31/8: Thế giới trên 4,5 triệu người tử vong; Số người thiệt mạng tại Nga tăng mạnh Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 466.193 trường hợp mắc COVID-19 và 6.976 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 217,7 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,5 triệu người không qua khỏi. Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Moradabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu thống kê của trang...