Làn sóng COVID-19 thứ hai thử thách kinh tế ‘lục địa già’

Theo dõi VGT trên

Châu Âu lại một lần nữa trở thành tâm chấn của đại dịch COVID-19 với hơn 12 triệu ca mắc và khoảng 300.000 người tử vong trên toàn châu lục.

Tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 nhanh chóng mặt ở một loạt nước khi chỉ trong vòng nửa tháng, các ca dương tính tăng 459% tại Serbia, 200% ở Italy và Hy Lạp, 150% ở Đức và Thụy Điển… Biện pháp phong tỏa mới đang là phản ứng của hầu hết các quốc gia ở châu lục khi mà cách tiếp cận này trong làn sóng đầu tiên đã tỏ ra hiệu quả với các mức độ khác nhau.

Cho đến nay, sự khác biệt so với thời điểm mùa Xuân có thể là phong tỏa ít nghiêm ngặt hơn và trường học vẫn mở ở phần lớn các quốc gia. Các nước châu Âu hiện mới đơn giản là ứng phó để cố gắng tránh điều tồi tệ nhất mà chưa có được kế hoạch dài hạn. Làn sóng COVID-19 thứ hai có dẫn đến sự gián đoạn kinh doanh với các tac động kinh tế ra sao vẫn đang là câu hỏi mở.

Làn sóng COVID-19 thứ hai thử thách kinh tế lục địa già - Hình 1
Đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 28/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Hệ quả kinh tế nặng nề

Hậu quả lớn về kinh tế trước đợt phong tỏa đầu tiên ở châu Âu vẫn còn đó, trong khi làn sóng COVID-19 thứ hai bất ngờ ập đến. Các biện pháp phong tỏa đang được nhiều nước châu Âu áp đặt trở lại tác động mạnh tới sự phục hồi kinh tế vốn còn rất mong manh của “lục địa già”. Ủy ban châu Âu (EC) ngày 5/11 nhận định làn sóng lây nhiễm COVID-19 đã làm chậm lại đà phục hồi, đồng thời cảnh báo nền kinh tế khu vực sẽ không quay trở lại bình thường trước năm 2023. Do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế Eurozone đã sụt giảm 12,7% từ tháng 1-9 năm nay. EC cho rằng nền kinh tế Eurozone đang “hụt hơi” dù ghi nhận sự phục hồi tốt hơn dự báo vào giữa năm nay. Các nước châu Âu đang phải chật vật với làn sóng lây nhiễm thứ hai nặng nề hơn so với làn sóng đầu tiên hồi đầu năm nay.

Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) cho biết đợt phong tỏa lần thứ hai để ngăn chặn sự lây lan mạnh của COVID-19 sẽ khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu này thiệt hại khoảng 19,3 tỷ euro, sản lượng kinh tế sẽ giảm 55% trong một quý. Ngành nhà hàng và khách sạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại khoảng 5,8 tỷ euro, các lĩnh vực thể thao, văn hóa và giải trí sẽ phải đối phó với mức sụt giảm 2,1 tỷ euro và ngành bán lẻ khoảng 1,3 tỷ euro, ngành công nghiệp Đức thiệt hại khoảng 5,2 tỷ euro. Ngoài ra, phần thiệt hại còn lại sẽ thuộc về các công ty cung cấp dịch vụ doanh nghiệp, các công ty hậu cầu và các nhà khai thác rạp chiếu phim.

Video đang HOT

Các biện pháp hạn chế lây lan COVID-19 tiếp tục gây cú sốc đối với các nền kinh tế khác ở châu Âu. Ngân hàng trung ương Pháp cho biết hoạt động kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone trong tháng 11/2020 giảm 12% so với mức bình thường và tồi tệ hơn mức giảm 4% trong tháng 10/2020. Nếu không có sự hỗ trợ bổ sung, rất nhiều doanh nghiệp sẽ khó có thể “sống sót” sau đợt phong tỏa lần hai này và hệ quả là vô số lao động sẽ mất việc. Trong đợt đóng cửa trước đó, nhiều người đã phải sử dụng tiền tiết kiệm để tồn tại. Hiện các quốc gia ở châu Âu đang gia tăng áp đặt các biện pháp đóng cửa từng phần. Nếu tình trạng giãn cách kéo dài và không được mở cửa trở lại vào những ngày lễ cuối năm, có khả năng nhiều nước châu Âu và ngay cả Thụy Sỹ – nơi được đánh giá là ứng phó khá tốt trong làn sóng đầu tiên, sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái nghiêm trọng về kinh tế- xã hội.

Thụy Sỹ đã phản ứng với làn sóng COVID-19 ban đầu bằng cách đóng các cửa hàng, nhà hát và nhà hàng, đồng thời sử dụng các khoản vay không lãi suất và tiền trợ cấp việc làm để giữ cho nền kinh tế trụ vững. Chính phủ hiện đang sử dụng các biện pháp giãn cách xã hội có mục tiêu nhằm kiềm chế dịch bệnh này và tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh mà các bang có thể áp dụng các biện pháp phong tỏa khác nhau.

Từ một nước quản lý khá tốt, Thụy Sỹ đã trở thành vùng lây lan mạnh của virus SARS-CoV-2 kể từ đầu tháng Mười tới nay. Thụy Sỹ hiện có 1.580 trường hợp nhiễm virus mới trên 100.000 dân, tỷ lệ cao hàng đầu châu Âu. Các biện pháp hạn chế của Thụy Sỹ được đánh giá là nhẹ hơn so với các nơi khác ở châu Âu. Các chuyên gia cho rằng mặc dù việc đóng cửa sẽ cản trở hoạt động kinh tế, nhưng “rủi ro sức khỏe cao cùng với nỗi sợ hãi sẽ ngăn cản mọi người và doanh nghiệp theo đuổi các hoạt động kinh tế”.

Cho đến nay, nền kinh tế Thụy Sỹ phát triển tương đối tốt. Cách tiếp cận của Thụy Sỹ theo hướng tự chịu trách nhiệm, phụ thuộc vào ý thức của mỗi người dân, trong khi chính phủ đang cố gắng tìm ra một giải pháp khả thi và bền vững giảm tối thiểu thiệt hại về kinh tế. Chính phủ Thụy Sỹ đang đề xuất hỗ trợ tài chính 200 triệu CHF (219 triệu USD) cho các công ty bị ảnh hưởng bởi các hạn chế nhằm làm chậm sự lây lan của COVID-19. Các khoản hỗ trợ không được vượt 10% doanh thu năm 2019 của một công ty, trong khi các khoản cho vay được giới hạn ở mức 25% doanh thu của năm ngoái và không được cao hơn 10 triệu CHF. Chính phủ cũng thực hiện các bước để tiếp tục hỗ trợ cho những người lao động tự do và những người lao động khác.

Hạn chế gián đoạn kinh doanh

Việc thắt chặt biện pháp để kiểm soát dịch bệnh chắc chắn sẽ tác động tới các hoạt động kinh tế, nhưng có thể tin rằng tác động lần này sẽ không nặng nề như đợt dịch xảy ra hồi đầu năm. Các hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nông sản, thủy sản, cà phê, rau quả… vẫn sẽ không bị ảnh hưởng.

Trong làn sóng COVID-19 lần đầu, các nước châu Âu lần lượt đóng cửa biên giới, thậm chí phong tỏa việc xuất khẩu hàng hóa, vật tư y tế. Đã có một châu Âu với những thời điểm những hàng xe chất đầy hàng hóa nằm chờ kéo dài hàng chục km ở biên giới Đức-Ba Lan, hay có những khu vực phải gồng mình đương đầu với dịch bệnh (như ở miền Bắc Italy) mà không thể có được sự hỗ trợ vật tư y tế từ những quốc gia láng giềng.

Các quốc gia châu Âu khép mình vào một mô hình hạn chế tự do công dân, nhưng thu mình lại là trở nên nghèo hơn khi hoạt động kinh tế bị kìm hãm và châu Âu không muốn lặp lại kịch bản này. Những tình huống bất lợi mà mọi người từng lo ngại đang trở thành “trạng thái bình thường mới”. Dự kiến, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 19/11 để thảo luận về cách ứng phó với COVID-19 và ảnh hưởng của đại dịch này tới sức khỏe công dân và nền kinh tế các quốc gia trong khối.

Lãnh đạo EU cố gắng đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại khi vẫn duy trì việc mở cửa khu vực Schengen không biên giới, song đại dịch COVID-19 lần hai như một phép thử đối với châu Âu về tính hợp pháp và hiệu quả của hệ thống kinh tế-xã hội. Trong những tình huống bất ngờ ập đến như làn sóng đại dịch COVID-19, sự hợp tác giữa chính phủ các nước châu Âu đôi khi ở trong tình thế thực sự khó khăn. Tất nhiên, mỗi nước châu Âu, với điều kiện và hoàn cảnh riêng, sẽ có những giải pháp khác nhau trong cuộc chiến chống COVID-19, song về tổng thể, EU cần có khuôn khổ và cách tiếp cận chung để có thể đảm bảo sự ổn định. Châu Âu cần vượt qua bài thử nghiệm khó khăn hiện nay và hoàn thiện hơn trong việc gắn kết, hội nhập châu lục.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh và khả năng thành công của vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ vẫn là yếu tố chủ chốt quyết định tương lai phục hồi kinh tế châu lục. Đại dịch lần này là cuộc khủng hoảng y tế 100 năm mới xảy ra một lần vì vậy cần những đột phá quan trọng trong chính sách ở cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc để cùng tiến xa trên chặng đường dài và đầy chông gai. Điều đó cũng có nghĩa sẽ không thể có phương án giải quyết hiệu quả ngay lập tức cho đại dịch toàn cầu này. Giải pháp cho vấn đề là một cách tiếp cận toàn diện, sử dụng mọi công cụ sẵn có, đồng thời các nước cần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với nhau ngăn chặn dịch để giúp kinh tế có thể phục hồi.

Danh tiếng toàn cầu Mỹ xuống thấp nhất trong hai thập kỷ

Quan điểm tích cực toàn cầu về hình ảnh của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ qua, theo kết quả khảo sát của Pew.

Kết quả cuộc thăm dò "Thái độ Toàn cầu Pew" được Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 14/9 cho thấy quan điểm tích cực về Mỹ trên thế giới đã giảm xuống ở mức trung bình 34%, trong khi sự tín nhiệm dành cho Tổng thống Donald Trump chỉ còn 16%. Khoảng 84% người tham gia khảo sát nhận định Mỹ đã xử lý đại dịch Covid-19 không tốt.

Đây là kết quả thấp nhất đối với hình ảnh toàn cầu của Mỹ kể từ khi Trung tâm Nghiên cứu Pew bắt đầu tiến hành thăm dò về chủ đề này cách đây 20 năm. Quan điểm tích cực về danh tiếng của Mỹ đã giảm dần trong nhiều năm qua.

Danh tiếng toàn cầu Mỹ xuống thấp nhất trong hai thập kỷ - Hình 1

Tỷ lệ người có quan điểm tích cực về Mỹ tại 6 quốc gia được Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, một trong 13 quốc gia được Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát, phần lớn công chúng vẫn có quan điểm ủng hộ Mỹ. Trong khi đó, chỉ 1/4 người Đức và chưa đến 1/3 người Pháp có quan điểm như vậy.

Phần lớn người dân ở 13 nước tham gia khảo sát đều không tin tưởng Tổng thống Mỹ, trong đó người dân Bỉ bày tỏ hoài nghi nhiều nhất về ông chủ Nhà Trắng khi chỉ có 9% nói họ tin tưởng vào Trump. Xếp hạng của Trump tại Nhật Bản được đánh giá cao nhất trong các nước tham gia khảo sát, nơi có 1/4 người dân bày tỏ niềm tin với ông.

Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew có sự tham gia của 13.273 người, được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8 tại Australia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh và Hà Lan.

"Những gì chúng tôi thấy trong cuộc khảo sát vài năm qua là nhiều người trên thế giới đang thấy Mỹ rời bỏ vị trí dẫn đầu trong các vấn đề toàn cầu. Điều đó đã tác động tiêu cực đến những gì họ nghĩ về đất nước này", tiến sĩ Richard Wike, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pew, cho biết.

Danh tiếng toàn cầu Mỹ xuống thấp nhất trong hai thập kỷ - Hình 2

Người dân đeo khẩu trang ở thành phố New York hôm 16/3. Ảnh: Reuters.

Trung tâm Nghiên cứu Pew gồm một nhóm chuyên gia có trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ. Trung tâm chuyên cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, dư luận và nhân khẩu học.

Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 6,7 triệu ca nhiễm và hơn 200.000 ca tử vong. Ca nhiễm mới ở Mỹ gần đây đã giảm, song giới chuyên gia cảnh báo người dân không nên chủ quan, đặc biệt trong bối cảnh trường học và doanh nghiệp dần mở cửa trở lại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Vụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trườngVụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trường
21:36:07 30/01/2025
Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'
21:34:28 30/01/2025
Lời nguyện ước cuối cùng của chàng trai chết não hiến tạng cứu 5 ngườiLời nguyện ước cuối cùng của chàng trai chết não hiến tạng cứu 5 người
17:15:34 30/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Vụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sótVụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sót
06:07:26 31/01/2025
Va chạm máy bay tại Mỹ: Tổng thống D.Trump cầu nguyện cho các nạn nhânVa chạm máy bay tại Mỹ: Tổng thống D.Trump cầu nguyện cho các nạn nhân
21:30:34 30/01/2025

Tin đang nóng

Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
Đầu năm nghe Chu Thanh Huyền "nịnh" chồng như văn mẫu, bảo sao Quang Hải yêu chiều vợ hết mựcĐầu năm nghe Chu Thanh Huyền "nịnh" chồng như văn mẫu, bảo sao Quang Hải yêu chiều vợ hết mực
11:22:46 01/02/2025
4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 34 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3
14:28:48 01/02/2025
Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ýĐoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý
14:36:54 01/02/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Bạn gái hot girl đang "chờ nhà trai đến", Văn Thanh đáp "tới liền", Duy Mạnh vào giục cưới, dự báo tương lai "bỉm sữa"Bạn gái hot girl đang "chờ nhà trai đến", Văn Thanh đáp "tới liền", Duy Mạnh vào giục cưới, dự báo tương lai "bỉm sữa"
11:23:33 01/02/2025
Doãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậuDoãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậu
12:03:01 01/02/2025
Mỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở PhiladelphiaMỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở Philadelphia
15:12:25 01/02/2025

Tin mới nhất

Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

16:25:04 01/02/2025
FAA cấm hầu hết các loại trực thăng bay trên một số tuyến đường gần sân bay và chỉ cho phép trực thăng cảnh sát, trực thăng y tế, trực thăng phòng không và trực thăng vận tải tổng thống bay trong khu vực giữa sân bay và các cây cầu gần ...
Hạ thủy tàu buồm chở hàng dài nhất thế giới

Hạ thủy tàu buồm chở hàng dài nhất thế giới

15:17:49 01/02/2025
Dự án đã nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Đầu tư công của Pháp (BPI) và công ty vận tải biển CMA-CGM của Pháp. Ông Zanuttini cho biết xưởng sẽ sớm bắt đầu đóng một con tàu tương tự.
Những loại đồ uống ấm áp để bạn chào đón năm mới an lành

Những loại đồ uống ấm áp để bạn chào đón năm mới an lành

13:37:35 01/02/2025
Gừng là một loại gia vị với đặc tính tiêu hóa và chống buồn nôn. Uống một tách trà gừng ấm vào buổi sáng giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi và tăng cường tuần hoàn.
Nhật Bản quan ngại việc Mỹ rút khỏi WHO

Nhật Bản quan ngại việc Mỹ rút khỏi WHO

10:00:02 01/02/2025
Ngày 31/1, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ quan ngại về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
BRICS phản ứng trước tuyên bố áp thuế 100% của Tổng thống Trump

BRICS phản ứng trước tuyên bố áp thuế 100% của Tổng thống Trump

09:56:36 01/02/2025
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết khối BRICS sẵn sàng đối thoại với ông Trump để làm rõ rằng mục đích của họ không phải là từ bỏ đồng USD, mà là rút ra bài học từ những chính sách sai lầm của Washington.
Động đất mạnh ngoài khơi tỉnh Aceh của Indonesia

Động đất mạnh ngoài khơi tỉnh Aceh của Indonesia

09:41:23 01/02/2025
Tâm chấn trận động đất nằm cách Tapak Tuan, thủ phủ của Nam Aceh, khoảng 28 km về phía Tây Nam, ở độ sâu chấn tiêu 59 km. BMKG không ban bố cảnh báo sóng thần vì rung chấn không có khả năng gây ra sóng lớn.
Vụ trực thăng va chạm máy bay Mỹ làm 67 người chết: Thảm họa chờ sẵn?

Vụ trực thăng va chạm máy bay Mỹ làm 67 người chết: Thảm họa chờ sẵn?

09:05:37 01/02/2025
Không phận trên sân bay ở thủ đô Washington, Mỹ, nơi gần với hiện trường vụ va chạm giữa trực thăng quân sự và máy bay thương mại làm 67 người chết, từ lâu đã là nỗi ám ảnh với các phi công.
Trung Quốc xây trung tâm chỉ huy quân sự lớn nhất thế giới?

Trung Quốc xây trung tâm chỉ huy quân sự lớn nhất thế giới?

08:46:33 01/02/2025
Quân đội Trung Quốc được cho là đang xây dựng một khu phức hợp khổng lồ ở phía tây Bắc Kinh mà tình báo Mỹ tin rằng sẽ đóng vai trò là trung tâm chỉ huy thời chiến và lớn hơn nhiều so với Lầu Năm Góc.
Ông Trump cảnh báo BRICS

Ông Trump cảnh báo BRICS

08:44:37 01/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo khối BRICS sẽ phải đối mặt với biện pháp trừng phạt thuế quan nếu quay lưng với đồng USD.
Ngoại trưởng Mỹ: Chiến sự với Nga kéo Ukraine tụt lại 100 năm

Ngoại trưởng Mỹ: Chiến sự với Nga kéo Ukraine tụt lại 100 năm

08:43:00 01/02/2025
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho rằng Ukraine đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề sau gần 3 năm nổ ra chiến sự với Nga.
Pháp hiện đại hóa pháo phòng không: Bài học từ Ukraine trong cuộc chiến chống UAV

Pháp hiện đại hóa pháo phòng không: Bài học từ Ukraine trong cuộc chiến chống UAV

08:04:51 01/02/2025
Dự kiến, phiên bản nâng cấp này sẽ hoàn thành vào mùa hè 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc kết hợp AI vào hệ thống vũ khí phòng không.
Nga tiếp cận thành phố then chốt của Ukraine, chuẩn bị cho đà tiến tương lai

Nga tiếp cận thành phố then chốt của Ukraine, chuẩn bị cho đà tiến tương lai

07:50:39 01/02/2025
Lực lượng Nga đang siết dần gọng kìm xung quanh thành phố miền đông của Ukraine là Pokrovsk, nơi đóng vai trò là trung tâm hậu cần then chốt của quân đội chính quyền Kyiv.

Có thể bạn quan tâm

Xuân Son được tặng nhà

Xuân Son được tặng nhà

Sao thể thao

17:01:52 01/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son được bầu Thiện (CLB Nam Định) tặng thưởng căn hộ cao cấp tại Hà Nội. Xuân Son được ghi nhận.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.
Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tin nổi bật

14:54:32 01/02/2025
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã lệnh cho tàu Cảnh sát biển 2011 rời cảng khẩn cấp chở theo cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ Biên phòng huyện Côn Đảo đi cấp cứu bệnh nhân.
Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Netizen

14:26:49 01/02/2025
Với nhiều người, Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Trong những ngày này, hình ảnh gia đình quây quần gói bánh chưng, bánh tét; đi chúc Tết, nhận lì xì,... ngập tràn trên mạng xã hội.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Sức khỏe

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

Làm đẹp

12:39:20 01/02/2025
Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.
Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Lạ vui

10:47:08 01/02/2025
Tại thành phố Talca, một thị trấn nhỏ ở đất nước Chile có một phong tục rất đặc biệt: Đón năm mới cùng với những người thân đã khuất.
ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

Mọt game

10:43:05 01/02/2025
Morgana đang bất ngờ vươn lên đầy mạnh mẽ tại phiên bản 13.4 của ĐTCL mùa 13. Morgana đã được buff rất nhiều sát thương ở bản 13.4 vừa qua
Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Sáng tạo

10:30:04 01/02/2025
Bước sang năm mới rồi, nhưng vẫn có những chuyện của năm cũ mà chúng ta không nên bỏ qua . Bức ảnh của cặp vợ chồng vay 100 triệu tiêu Tết khiến hàng ngàn người nổi da gà