Làn sóng COVID-19 thứ 8 tại Nhật Bản sắp chạm đỉnh
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản về ứng phó với đại dịch COVID-19 nhận định có một số dấu hiệu cho thấy làn sóng lây nhiễm thứ 8 ở nước này sẽ sớm chạm đỉnh trong bối cảnh tốc độ tăng số ca nhiễm mới đang có dấu hiệu chậm dần.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Trong tuần từ ngày 15-21/11, số ca nhiễm mới ở Nhật Bản chỉ tăng 1,8 lần so với tuần trước đó, thấp hơn so với một vài tuần trước nữa. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh hiện nay ở Nhật Bản đang diễn biến trái chiều tại một số địa phương. Trong khi số ca nhiễm mới ở hai tỉnh phía Tây Yamaguchi và Tokushima đã bắt đầu giảm, số ca nhiễm mới ở các tỉnh phía Bắc như Hokkaido và Tohoku lại tăng mạnh. Ngày 22/11, Nhật Bản ghi nhận thêm 124.005 ca nhiễm mới, tăng khoảng 19.000 ca so với tuần trước đó. Đáng chú ý, số ca nhiễm mới theo ngày ở Hokkaido, Iwate và Yamagata đều lập đỉnh mới, tương ứng là 11.394 ca, 2.115 ca và 2.207 ca.
Trong bối cảnh đó, chuyên gia Takaji Wakita, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) kiêm Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản, cảnh báo số ca nhiễm mới có thể sẽ đi ngang hoặc thậm chí tăng một lần nữa sau khi đã ngừng tăng do các hoạt động đi lại của người dân vào thời điểm cuối năm. Bên cạnh đó, ông cảnh báo: “Nhật Bản có thể đối mặt với sự lây lan đồng thời của dịch COVID-19 và bệnh cúm mùa khi các trường học mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Năm mới.”
Nhằm khống chế dịch COVID-19, ngày 22/11, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã cấp phép khẩn cấp cho thuốc điều trị COVID-19 dạng uống Xocova của hãng Shionogi. Đây là thuốc chữa COVID-19 dạng uống thứ 3 được lưu hành ở Nhật Bản nhưng là sản phẩm nội địa đầu tiên được cấp phép. Dự kiến, Xocova, sẽ bắt đầu có mặt trên thị trường vào nửa cuối của tháng 12.
Liên minh châu Âu thử nghiệm đồng Euro điện tử
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện đang tiến hành thử nghiệm đồng Euro điện tử, với kỳ vọng hỗ trợ số hóa nền kinh tế châu Âu và khuyến khích sự đổi mới trong thanh toán bán lẻ.
Theo ECB, quá trình thử nghiệm đồng Euro điện tử đã bắt đầu từ tháng 7.2021, dự kiến kéo dài đến cuối năm 2023. Sau đó, các nước trong khối sẽ cùng họp bàn và xem xét lưu thông đồng tiền này vào năm 2025.
Đồng Euro điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ảnh ECB
Tuy nhiên, ECB khẳng định đồng Euro điện tử sẽ là "một trong nhiều lựa chọn giúp người dân thực hiện thanh toán tiện lợi và dễ dàng hơn". Hay nói cách khác, đồng Euro điện tử sẽ được phát hành song song với tiền Euro giấy hiện tại chứ không thay thế hoàn toàn.
Đồng Euro điện tử được kỳ vọng là sẽ giải quyết các vấn đề thanh toán không tiền mặt và giảm sự lệ thuộc vào các phương tiện thanh toán kỹ thuật số được phát hành và kiểm soát từ bên ngoài khu vực đồng tiền chung Euro - điều có thể làm suy yếu sự ổn định tài chính và chủ quyền tiền tệ của khu vực.
Theo thông báo trên trang chủ, ECB đang phối hợp cùng các ngân hàng trung ương quốc gia của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro nhằm tìm hiểu những lợi ích và rủi ro của đồng Euro điện tử, cũng như mức độ tác động đối với thị trường và những điều thay đổi cần thiết đối với luật pháp châu Âu. Ngoài ra, ECB cam kết việc bảo vệ quyền riêng tư sẽ là ưu tiên hàng đầu để đồng Euro điện tử có thể giúp duy trì niềm tin vào các khoản thanh toán trong thời đại kỹ thuật số.
Nghiên cứu và xây dựng công nghệ ứng dụng tiền điện tử đang là mối quan tâm rất lớn của nhiều chính phủ. Tại Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ điện tử đã được phát hành thử nghiệm và phục vụ tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh mùa đông 2022. Trong khi đó, Nhật Bản sắp phát hành Progmacoin - một đồng Yên điện tử ổn định.
Mặc dù các hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật công nhận và bảo vệ tại Việt Nam, vào tháng 6.2021, Ngân hàng Nhà nước đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối trong giai đoạn 2021 - 2025.
Ngoại trưởng G7 họp khẩn bên lề Hội nghị An ninh Munich Ngày 19/2, các ngoại trưởng Nhóm 7 nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tiến hành cuộc họp khẩn, thảo luận về các nỗ lực ngoại giao nhằm tháo ngòi nổ căng thẳng tại châu Âu liên quan tới Nga và Ukraine. Cuộc họp diễn ra bên lề Hội nghị An ninh Munich tại Đức. Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các...