Làn sóng chống người tị nạn ở Đức
Tổ chức khủng bố cực hữu OSS lấy khẩu hiệu “Một viên đạn không đủ”.
Cơ quan công tố Liên bang Đức ở Karlsruhe thông báo bốn nghi can người Đức thuộc tổ chức khủng bố cực hữu Hội Trường cũ (OSS – Oldschool Society) bị bắt hôm 6-5 đã chuẩn bị tấn công người dòng Salafi (dòng Hồi giáo Sunni), đền thờ Hồi giáo và các trung tâm của người xin tị nạn.
Bốn nghi can gồm ba nam và một nữ có tuổi từ 22 đến 56 cùng năm nghi can khác bị truy tố đã thành lập tổ chức khủng bố OSS. Trong bốn nghi can có hai tên là chủ tịch và phó chủ tịch tổ chức OSS.
Tuần báo Đức Der Spiegel đưa tin tổ chức OSS được thành lập vào tháng 11-2014.
Huy hiệu của tổ chức này là chiếc xe tăng cách điệu, các chữ cái cổ ngữ Trung cổ và hai đầu lâu. Đây là biểu tượng thường được bọn phát xít mới ở Đức sử dụng. Câu khẩu hiệu của chúng là “Một viên đạn không đủ”.
Huy hiệu của tổ chức OSS và cảnh sát khám xét nhà các nghi can ngày 6-5. Ảnh: STERN
Video đang HOT
Dựa theo báo cáo của cơ quan tình báo nội địa, cảnh sát đã mở chiến dịch truy bắt ở năm bang với 250 cảnh sát tham gia. Cảnh sát đã khám xét nhà của chín nghi can, tìm thấy vật liệu gây cháy cực mạnh cùng nhiều chứng cứ khác.
Người tị nạn đang trở thành vấn đề tranh luận nóng bỏng ở Đức. Trong thời gian qua, phong trào Pegida đã thường xuyên tổ chức biểu tình bài bác Hồi giáo và người xin tị nạn ở Đức.
Phong trào này có tên gọi đầy đủ là “Những người yêu nước châu Âu chống Hồi giáo hóa phương Tây” (Patriotische Europaer gegen die Islamisierung des Abendlandes,viết tắt là Pegida).
Ngoài bài xích Hồi giáo, chúng đã lợi dụng một bộ phận người dân lo ngại làn sóng nhập cư để kích động tâm lý hằn thù đối với người nước ngoài đến Đức.
Từ hơn một năm nay, các nhóm cực hữu bắt đầu hoạt động mạnh ở Đức. Tháng 10-2014, chúng tập hợp 4.000 người biểu tình ở Cologne và thành lập tổ chức Hogesa (Hooligan chống bọn Salafi). Vài tuần sau đến lượt phong trào Pegida ra đời ở Dresden.
Từ đầu năm, cộng đồng Hồi giáo đã lên tiếng báo động các vụ tấn công tín đồ Hồi giáo gần như xảy ra hằng tuần. Song song theo đó, nhiều địa chỉ đón tiếp người nước ngoài xin tị nạn đã bị tấn công.
Gần đây nhất là đêm 5-5, một số kẻ lạ mặt đi xe ô tô đã ném vật gây cháy phóng hỏa nhà dành cho người xin tị nạn ở Limburgerhof (miền Tây). Một phần căn nhà bị thiệt hại.
Hồi đầu tháng 4 cũng đã xảy ra một vụ phóng hỏa tương tự ở Troglitz (miền Đông). Tháng 11-2011, nước Đức đã từng bị sốc khi phát hiện một tổ chức phát xít mới lấy tên là “Bản chất bí mật quốc xã” (NSU).
Tổ chức này liên can đến ít nhất 10 vụ giết người ở nhiều địa phương từ năm 2000 đến 2007. Trong số nạn nhân có tám người Thổ Nhĩ Kỳ bị giết vì là người nước ngoài.
Đài phát thanh DW (Đức) ghi nhận chính phủ Đức đã nhiều lần lên án các vụ tấn công người nhập cư và người nước ngoài xin tị nạn. Chính phủ khẳng định chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không có chỗ đứng ở Đức và Đức cần người nhập cư để đối phó với dân số ngày càng già đi trong nước.
Liên quan đến vụ nổ súng ở Mỹ hôm 3-5, đài truyền hình ABC News đưa tin hung thủ Elton Simpson có liên hệ với Mohammed Hassan. Tên này là công dân Mỹ gốc Somalia, sang Syria năm 2008, phụ trách tuyển người của Nhà nước Hồi giáo. Elton Simpson đã trao đổi qua Twitter và Mohammed Hassan (biệt danh Miski) xúi giục: “Một người duy nhất có thể bắt cả nước quỳ gối”. Vụ nổ súng xảy ra lúc tổ chức Sáng kiến bảo vệ tự do Mỹ thi vẽ về tiên tri Muhammad tại Trung tâm Curtis Culwell ở bang Texas. Đây cũng là tổ chức chuyên kích động hằn thù Hồi giáo. _____________________________________ 400.000 người là con số dự kiến đương đơn xin tị nạn ở Đức, tăng gấp đôi trong năm 2015, theo Bộ Nội vụ Đức. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 25 vụ liên quan đến đối tượng này. Năm 2014 đã xảy ra 69 vụ phá nhà của người xin tị nạn và 60 vụ bạo lực đối với người tị nạn.
DẠ THẢO
Theo_PLO
"Ngòi nổ" kỳ thị chủng tộc ở Israel
Tại Israel lại đang dậy sóng căng thẳng chủng tộc mới, không phải cuộc đối đầu giữa người Do thái với người Palestine mà chính giữa những người Do thái với nhau.
Lực lượng an ninh Israel bắt giữ một người biểu tình Do thái gốc Ethiopia
Làn sóng biểu tình của cộng đồng người Do thái gốc Ethiopia nhằm phản đối hành vi bạo lực và phân biệt chủng tộc của cảnh sát Israel đã bước sang ngày thứ năm, kể từ ngày 30-4, song chưa có dấu hiệu chấm dứt. Không những thế, biểu tình còn lan rộng tới Thủ đô Tel Aviv với những cuộc đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và hàng nghìn người biểu tình.
Con số cảnh sát đưa ra chỉ có 3.000 người tham gia cuộc biểu tình tại Tel Aviv, trong khi đó, truyền thông địa phương đưa tin, khoảng 10.000 người đã đổ xuống đường phố, phong tỏa nhiều trục đường chính tại Thủ đô Israel từ đêm 3-5. Một số người biểu tình quá khích đã dùng đá và chai thủy tinh ném về phía lực lượng an ninh khi tìm cách xông vào một tòa nhà chính quyền tại Tel Aviv, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông.
Cuộc đụng độ giữa những người biểu tình Do thái gốc Ethiopia với cảnh sát khiến 46 nhân viên an ninh và 7 người biểu tình bị thương, 26 người biểu tình đã bị bắt giữ. Trong khi đó, theo Bộ trưởng Nội vụ Israel Yitzhak Aharonovitch, do không xác định được thủ lĩnh phong trào biểu tình nên việc giải tán những cuộc biểu tình mà ông cho là "cuộc bạo động" gặp khó khăn, cũng như không xúc tiến được các cuộc đối thoại.
Những cuộc biểu tình phản đối tình trạng kỳ thị chủng tộc hiện nay tại Israel bắt nguồn từ việc một đoạn băng ghi hình được công bố ngày 27-4 vừa qua cho thấy, 2 cảnh sát tại khu vực Holon (phía Nam Tel Aviv) đã vô cớ tấn công 1 binh sĩ Israel người gốc Ethiopia. Vụ việc này ngay sau khi được công bố đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng người Do thái gốc Ethiopia tại Israel.
Hiện có khoảng 125.500 người Do thái từ Ethiopia đã đến Israel trong hai làn sóng nhập cư năm 1984 và 1991. Mặc dù được Chính phủ Israel hỗ trợ nhất định song cộng đồng này không mấy thành công trong việc hoà nhập xã hội Israel và thường phàn nàn về sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực giáo dục và nhà ở.
Chính những mâu thuẫn, bất mãn vốn âm ỉ và tích tụ từ lâu trong cộng đồng người Do thái từ Ethiopia đã ngay lập tức bùng lên thành làn sóng phản đối gay gắt khi có được "mồi lửa" từ vụ việc công bố ngày 27-4. Bất chấp từ Tư lệnh cảnh sát quốc gia Israel Yohanan Danino tới Thủ tướng Benjamin Netanyahu cùng khẳng định sẽ "không dung thứ cho hành vi không thể chấp nhận được" của 2 cảnh sát đối với binh sĩ người gốc Ethiopia, đồng thời sẽ thành lập nhóm điều tra vụ việc, cộng đồng người Do thái gốc Ethiopia vẫn xuống đường để "xả" nỗi bất mãn kìm nén lâu ngày.
Trước "ngòi nổ" kỳ thị chủng tộc trong bối cảnh vẫn chưa thành lập được chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử hồi tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Netanyahu cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp với lãnh đạo cộng đồng người Ethiopia với sự tham dự của đại diện các Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Nhập cư và Bộ Phúc lợi Xã hội nhằm giải quyết cơn phẫn nộ hiện nay của người Do thái gốc Ethiopia cũng như căn nguyên sâu xa.
Theo_An ninh thủ đô
Dân Trung Quốc di cư sang Mỹ đông nhất Số liệu của Cục Điều tra dân số Mỹ cho thấy nền văn hóa và tôn giáo của nước này sẽ bị ảnh hưởng lớn do làn sóng người Trung Quốc di cư sang Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong cuộc họp tại San Diego hôm 1/5, Cục Điều tra dân số Mỹ cho hay trong năm 2013, 147.000 người...