Làn sóng bỏ việc của các nhân viên cảnh sát Mỹ
Các cơ quan cảnh sát tại Mỹ đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng riêng của mình khi hàng loạt nhân viên bỏ việc.
Cái chết của người đàn ông da màu George Floyd cách đây 3 tuần đã khiến hàng nghìn người kêu gọi thay đổi hệ thống cảnh sát của Mỹ. Những người biểu tình kêu gọi lãnh đạo cộng đồng của mình phải buộc các nhân viên cảnh sát phải có trách nhiệm, đồng thời giảm ngân sách cho các cơ quan cảnh sát – với hy vọng những nguồn ngân sách có thể được tái phân bổ sang các chương trình khác.
Các cơ quan cảnh sát tại Mỹ đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng riêng của mình khi hàng loạt nhân viên bỏ việc. Ảnh: CNN
Ở nhiều địa phương, giới chức đã có những biện pháp như ký sắc lệnh thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan cảnh sát, cam kết cải cách hơn nữa và hành động nhanh chóng đối với các vụ việc cảnh sát làm chết người xảy ra trong những tuần gần đây.
Tuy nhiên, khi sự giận dữ đang “sục sôi” trên khắp nước Mỹ, các cơ quan cảnh sát cũng đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng riêng của mình do khi hàng loạt nhân viên bỏ việc.
Ở Minneapolis, ít nhất 7 nhân viên cảnh sát đã từ chức kể từ khi các cuộc biểu tình bùng phát sau cái chết của George Floyd cuối tháng 5/2020. Theo một người phát ngôn thành phố, ngoài những người đã từ chức, còn nhiều người khác cũng đang làm thủ tục xin thôi việc.
Video đang HOT
Atlanta trở thành tâm chấn của các cuộc biểu tình sau khi người đàn ông da đen Rayshard Brooks bị bắn vào lưng và tử vong đêm 12/6. Sau cái chết của Rayshard Brooks, cảnh sát trưởng Atlanta đã từ chức và nhân viên trực tiếp liên quan đến vụ việc cũng bị sa thải.
Trong một tuyên bố, cảnh sát Atlanta nói rằng, từ đầu tháng 6 tới nay đã có 8 nhân viên nghỉ việc.
“Các số liệu cho thấy, chúng tôi có từ 2-6 nhân viên xin thôi việc mỗi tháng trong năm 2020″, cảnh sát Atlanta cho biết.
Ở Nam Florida, 10 cảnh sát xin thôi việc tại đơn vị SWAT của thành phố do lo ngại về an toàn. Các nhân viên này đã gửi thư lên cảnh sát trưởng Sonia Quinones nói rằng họ “được trang bị nghèo nàn, không được huấn luyện bài bản và nhiều khi bị kiềm chế bởi sự chính trị hóa của các chiến thuật tới mức đặt sự an toàn của những chú chó lên trên sự an toàn của chính các thành viên trong nhóm”.
Ở Buffalo, New York, gần 60 nhân viên cảnh sát xin thôi việc tại các đội phản ứng khẩn cấp sau sự việc 2 nhân viên cảnh sát bị ghi lại hình ảnh được cho là đẩy một người biểu tình lớn tuổi ngã xuống đất.
“57 người đã xin thôi việc do bất mãn với cách xử lý 2 nhân viên cảnh sát trong đội của họ, dù 2 người này chỉ đang thực hiện nhiệm vụ của mình”, Chủ tịch Hiệp hội từ thiện cảnh sát Buffalo John Evans nói với CNN./.
10.000 vụ bắt giữ, cảnh sát Mỹ bị tố 'gài bẫy' người biểu tình
Hơn 10.000 người đã bị cảnh sát bắt trên khắp nước Mỹ, và hơi cay cùng đạn cao su được sử dụng thường xuyên. Cảnh sát nhiều nơi bị cáo buộc gài bẫy để bắt giữ người biểu tình.
Theo Guardian, kể từ khi George Floyd thiệt mạng dưới tay cảnh sát ở Minneapolis hôm 25/5, làn sóng biểu tình phản đối đã diễn ra ở 140 thành phố trên khắp 50 bang của Mỹ.
Hơn 10.000 người đã bị bắt giữ trong đợt bất ổn dân sự này, và cảnh sát thường xuyên sử dụng hơi cay, đạn cao su và dùi cui đối với người biểu tình, phóng viên và thậm chí cả người đứng xem. Một số thành phố lớn ở Mỹ đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm trong nỗ lực kiềm chế bạo lực và cướp phá.
Jarah Gibson bị bắt khi tuần hành ôn hoà ở Atlanta, bang Georgia hôm 1/6.
"Cảnh sát xuất hiện từ đầu và tháp tùng chúng tôi trong toàn bộ cuộc tuần hành", cô Gibson chia sẻ.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại Philadelphia hôm 30/5. Ảnh: AP.
Vào lúc 19h30, khi sắp tới thời gian giới nghiêm (bắt đầu từ 21h ở Atlanta), cảnh sát bắt đầu quây những người biểu tình lại. Mặc dù nhiều người đã rời đi, Gibson đã cố gắng dùng điện thoại quay cảnh một người đi xe đạp bị xe cảnh sát đâm và sau đó người này bị bắt giữ. Sau đó cô Gibson cũng bị bắt với cáo buộc "từ chối hợp tác khi được yêu cầu rời đi".
"Cảnh sát khiến mọi thứ bắt đầu và giờ đây thì họ hình sự hoá chúng tôi. Bây giờ tôi đã được chụp ảnh, lấy dấu vân tay và dấu mắt. Tôi là tội phạm vì một vụ bắt giữ bất hợp pháp. Tôi chỉ muốn được lắng nghe và được cảnh sát tôn trọng như một con người", cô Gibson nói.
Một người biểu tình ở Los Angeles, bang California chia sẻ về việc khi cô đang trở về căn hộ của mình trước giờ giới nghiêm thì cảnh sát quây người biểu tình lại và chặn các lối thoát.
"Tôi bị bắt cách căn hộ của mình chỉ 2 dãy phố, trong khi đồng hồ mới điểm 18h", cô chia sẻ và nói thêm rằng khi việc bắt giữ xảy ra, mọi người ngoài cuộc đều phản đối từ ban công các toà nhà, trong khi cảnh sát nhắm đạn cao su, vòi rồng và hơi cay về phía họ.
"Cảnh sát gài bẫy để bắt giữ chúng tôi. Họ đóng cửa các tuyến phố buộc chúng tôi phải đi lên cầu Margaret Hunt Hill. Khi chúng tôi đang ở trên cầu, cảnh sát chặn 2 đầu", một người biểu tình ở Dallas, Texas, chia sẻ.
Vệ binh Quốc gia quỳ gối cùng người biểu tình Mỹ Lính Vệ binh Quốc gia tại một số thành phố ở Mỹ quỳ gối theo lời kêu gọi của người biểu tình và chia sẻ sự đau buồn với họ. Hàng trăm người biểu tình tuần hành tới trụ sở cơ quan lập pháp bang Minnesota vào chiều 2/6 dưới sự hộ tống của cảnh sát thành phố St. Paul. Một sĩ quan...