Làn sóng biểu tình lan rộng ở các trường đại học trên khắp nước Mỹ
Cảnh sát đã bắt giữ hàng trăm người biểu tình tại các trường đại học trên khắp nước Mỹ trong nỗ lực giải tán đám đông bày tỏ ủng hộ người Palestines, kêu gọi chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Cảnh sát được triển khai bên ngoài đại học Columbia ở New York (Mỹ) khi diễn ra biểu tình của sinh viên nhằm ủng hộ người Palestines ngày 30/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn thông tin từ cơ quan thực thi pháp luật, kênh CNN đưa tin tại New York, khoảng 300 người biểu tình qua đêm đã bị bắt giữ tại Đại học Columbia và trường City College of NewYork. Ít nhất hàng chục người đã bị bắt tại Đại học Wisconsin-Madison khi cơ quan thực thi pháp luật tiến vào để tháo dỡ một khu lều trại.
Tại trường Đại học California, Los Angeles ( UCLA), 15 người bị thương và một người phải nhập viện sau một đêm xảy ra đụng độ giữa những người biểu tình ủng hộ Palestine và những người ủng hộ Israel. UCLA đã phải huỷ các lớp học hôm 1/5 và nhà trường cho biết cảnh sát đang hiện diện trong khuôn viên trường để “giúp tăng cường an ninh”.
Đại học Fordham cho biết một số cuộc biểu tình trong khuôn viên trường đã diễn ra trong hòa bình, khi ít nhất 15 người bị bắt sau khi hàng chục người biểu tình dựng lều trại bên trong tòa nhà Lowenstein.
“Hôm nay đã khác. Chúng tôi vạch ra ranh giới đối với những hành vi xâm nhập vào khuôn viên trường học, đặc biệt là bởi những người không phải là sinh viên của chúng tôi. Bên ngoài Lowenstein, hàng trăm người biểu tình đến từ nơi khác, họ bị lôi kéo bởi những lời mời trên mạng xã hội… Đám đông bên ngoài ngày càng đông và đập mạnh vào kính đến mức chúng tôi lo rằng họ sẽ làm vỡ nó. Chúng tôi lo ngại những người biểu tình sẽ tiến sâu hơn vào khuôn viên trường”, tuyên bố của trường Đại học Fordham cho biết.
Một số trong số 15 người bị bắt hôm 1/5 được cho là sinh viên Fordham. Lãnh đạo trường cho biết quyết định gọi cảnh sát là nhằm “bảo vệ cơ sở vật chất cho khuôn viên trường”. Hơn nữa, điều quan trọng là sinh viên Fordham có quyền cảm thấy an toàn và hoàn thành kỳ thi.
Video đang HOT
Giới chức đã khảo sát thiệt hại từ một số tòa nhà và khuôn viên trường City College of New York, sau khi những người biểu tình đập vỡ cửa kính, vẽ bậy lên tường và lục soát tài sản công cộng.
“Trong quá trình dọn dẹp sơ bộ, các nhân viên an ninh đã phát hiện ra dây xích, pháo sáng, máy cắt chốt trong ba chiếc túi do người biểu tình trong tòa nhà để lại. Chúng tôi chưa xác định được chi phí sửa chữa”, ban lãnh đạo nhà trường cho biết.
Tính đến tối ngày 1/5, cơ quan thực thi pháp luật đã dỡ bỏ các khu lều trại và bắt giữ ít nhất 17 cá nhân tại khuôn viên Đại học Texas ở Dallas vì tội xâm phạm hình sự. Không rõ liệu có ai trong số này là sinh viên hay không.
Khu lều trại của sinh viên biểu tình để bày tỏ ủng hộ người Palestines tại khuôn viên đại học Columbia ở New York (Mỹ) ngày 30/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong làn sóng biểu tình ủng hộ người Palestine và kêu gọi chấm dứt cuộc chiến của Israel ở Gaza đang diễn ra tại nhiều trường đại học ở Mỹ, các sinh viên tại Đại học Columbia là những người lên tiếng đầu tiên. Từ giữa tháng 4, họ đã dựng lều, kêu gọi lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza và yêu cầu trường đại học rút vốn khỏi các nhà sản xuất vũ khí của Israel và Mỹ.
Tối 30/4, cảnh sát New York đã tiến vào khuôn viên Đại học Columbia, giải tán khu lều trại của sinh viên biểu tình để bày tỏ ủng hộ người Palestines. Ngay sau đó, cảnh sát tiến sang khu nhà điều hành Halmilton – nơi sinh viên biểu tình chiếm giữ và lập rào chắn từ sáng cùng ngày.
Đến 21h30 ngày 30/4, cảnh sát đã bắt giữ hàng chục sinh viên biểu tình và đưa ra khỏi trường. Bên ngoài trường, cảnh sát duy trì lực lượng lớn. Hoạt động báo chí bị hạn chế.
Ban lãnh đạo Đại học Columbia cho biết họ phải nhờ cảnh sát can thiệp sau khi sinh viên tự phong tỏa trong tòa nhà Halmiton, đe dọa một nhân viên làm việc trong khoa và đẩy một nhân viên an ninh ra khỏi tòa nhà.
Sinh viên biểu tình để bày tỏ ủng hộ người Palestines tại đại học Columbia ở New York (Mỹ) ngày 30/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Hoạt động biểu tình của sinh viên tại Đại học Comlumbia diễn ra trong thời gian dài, nhưng lên đến đỉnh điểm sau ngày 17/4, khi sinh viên dựng lều trại trên khu bãi cỏ trong khuôn viên trường. Các sinh viên biểu tình yêu cầu Ban lãnh đạo Đại học Columbia ngừng tiếp nhận vốn từ Israel, cắt đứt quan hệ với các công ty, tập đoàn liên quan đến Israel trong xung đột tại Dải Gaza.
Ngày 18/4, Sở Cảnh sát Thành phố New York điều lực lượng giải tán khu lều trại, nhưng sau đó sinh viên lại tiếp tục hoạt động trở lại. Kể từ thời điểm đó, cảnh sát siết chặt an ninh xung quanh khu trường. Rào chắn được dựng trên các tuyến phố dẫn vào trường, hoạt động ra vào tại các cổng được cảnh sát kiểm soát kỹ, chỉ có sinh viên có thẻ, giảng viên, nhân viên Đại học Columbia được ra vào.
Các cuộc đàm phán giữa ban lãnh đạo trường với đại diện sinh viên biểu tình sau đó không đạt kết quả. Hoạt động biểu tình tại Đại học Columbia từ ngày 18/4 bắt đầu lan rộng ra hơn 20 trường đại học trên khắp bờ Đông, bờ Tây, khu vực phía Nam, Trung Tây nước Mỹ. Hình thức cũng tương tự tại Đại học Columbia, với hoạt động lập lều trại trong khuôn viên, nêu yêu cầu trường cắt đứt quan hệ với các công ty có liên quan đến Israel.
EP thông qua đề xuất nới lỏng một số quy định xanh đối với nông dân
Ngày 24/4, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua đề xuất nới lỏng một số yêu cầu về môi trường gắn liền với các khoản trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) dành cho nông dân.
Động thái này nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình trên khắp Lục địa già.
Toàn cảnh một cuộc họp của Nghị viện châu Âu (EP). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đề xuất mới sẽ nới lỏng các quy định về môi trường liên quan đến việc phân phối trợ cấp nông nghiệp trị giá hàng chục tỷ euro tại EU. Theo đó, người nông dân không cần phải để lại 4% diện tích đất canh tác để hỗ trợ đa dạng sinh học và có thể thực hiện đa dạng hóa cây trồng thay vì luân canh. Các quốc gia có thể miễn trừ đối với những trường hợp gặp khó khăn trong việc thực hiện quy định mới hoặc khi thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, các trang trại có diện tích dưới 10 ha cũng sẽ được miễn kiểm tra hoặc miễn phạt nếu vi phạm quy định.
Đề xuất này vẫn cần được các nước thành viên EU phê chuẩn, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5/2024.
Việc điều chỉnh các quy định về trợ cấp nông nghiệp của EU được đưa ra trong bối cảnh nông dân tại nhiều nước trong khối này từ Pháp tới Ba Lan tiến hành biểu tình và bán phá giá các sản phẩm do không đồng tình trước những yêu cầu mà họ cho là quá mức về môi trường cũng như vấn đề hàng nhập khẩu giá rẻ. Các cuộc biểu tình gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo EU trong bối cảnh các cuộc bầu cử sẽ diễn ra ở châu Âu vào tháng 6 năm nay.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp và các nhà vận động vì môi trường đã chỉ trích việc nới lỏng các quy tắc xanh là vội vàng và không có lợi cho nông dân châu Âu, những người đang phải đối mặt với áp lực gia tăng do thời tiết khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu gây ra.
Liên đoàn Quốc tế các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM) cho rằng đề xuất đã không giải quyết định những vấn đề thực sự của tình trạng giá cả thấp có liên quan tới mất cân bằng năng lượng và cuối cùng sẽ làm suy yếu các tham vọng về môi trường của EU.
Đáp lại, Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định việc nới lỏng không làm suy yếu các mục tiêu môi trường mà chỉ là đơn giản hóa các quy định.
Chiến tranh Israel - Iran liệu có xảy ra? Trong bối cảnh quan hệ Israel - Iran đang trở nên căng thẳng sau cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo và hàng trăm máy bay không người lái của Iran vào bên trong lãnh thổ Israel hôm 13/4 vừa qua, vụ tấn công bằng máy bay không người lái gần căn cứ quân sự phía Tây Bắc thành phố Isfahan, miền...