Làn sóng bạo lực đang lan rộng trên toàn Syria
Theo các nguồn tin tại chỗ, làn sóng bạo lực thời gian gần đây lan rộng trên cả nước Syria đã làm nhiều người thiệt mạng, đặc biệt trong các vụ đụng độ giữa quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad và các tay súng được cho là binh sỹ quân đội đào ngũ.
Hàng trăm người biểu tình chống chính phủ tại làng al-Hirak, tỉnh Daraa, Syria. (Nguồn: AP)
Tin cho biết có ít nhất 31 người thiệt mạng riêng trong ngày 9/10, trong đó có 17 binh sỹ và thành viên lực lượng an ninh cùng 14 thường dân.
Liên hợp quốc cho biết bạo lực trong các cuộc biểu tình sáu tháng qua ở Syria phản đối chính quyền của Tổng thống Assad đã làm 2.900 người thiệt mạng.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt những biện pháp trừng phạt và hối thúc Liên hợp quốc ra một nghị quyết chống Damascus.
Ngoại trưởng các nước thành viên EU nhóm họp tại Luxembourg ngày 10/10 đã ra tuyên bố kêu gọi Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết về Syria, đồng thời cho biết EU sẽ tiếp tục hối thúc gia tăng sức ép quốc tế và “sẽ theo đuổi các nỗ lực cùng với các đối tác khu vực giải quyết tình hình ở Syria.”
Tin cũng cho biết trong tuyên bố, các ngoại trưởng EU hoan nghênh lực lượng đối lập ở Syria thành lập Hội đồng Dân tộc (SNC), coi đó là “bước tiến tích cực.”
SNC được thành lập hồi tháng Tám vừa qua và chính thức công bố hôm 2/10, với thành phần quy tụ phần lớn các phong trào đối lập ở Syria chống chế độ của Tổng thống al-Assad.
Hiện hội đồng này do ông Burhan Ghalioun đứng đầu.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình tư nhân của Libya LBIC, ông Ghalioun tuyên bố nếu chính quyền của Tổng thống Assad sụp đổ, ông Assad “sẽ có số phận như những tội phạm” và phải chịu trách nhiệm về các vụ sát hại và bắt giữ dân thường.
Tuy nhiên, ông Ghalioun cho biết SNC không yêu cầu sự can thiệp quân sự từ bên ngoài và sẽ tập trung nỗ lực bảo vệ người dân.
Trong khi đó, Giáo sĩ Hồi giáo hàng đầu ở Syria, ông Ahmad Badreddine Hassoun đã lên tiếng cảnh cáo các nước phương Tây chớ can thiệp quân sự vào Syria.
Trong một tuyên bố ngày 9/10, ông Hassoun cũng đe dọa sẽ trả đũa bằng các vụ đánh bom liều chết tại Mỹ và châu Âu nếu Syria bị tấn công.
Các nước phương Tây tỏ ra không sẵn sàng mở một chiến dịch quân sự chống chế độ của Tổng thống Syria al-Assad.
Tổng thư ký NATO tuần trước khẳng định rằng “NATO hoàn toàn không có ý định can thiệp ở Syria.”
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 10/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Nga và Trung Quốc sẵn sàng đề xuất một nghị quyết của Liên hợp quốc về vấn đề Syria “công bằng hơn” dự thảo nghị quyết của phương Tây.
Theo ông Lavrov, nghị quyết do Mátxcơva soạn thảo sẽ lên án các hành động bạo lực từ cả phía chính quyền và phe đối lập ở Syria, đồng thời kêu gọi Tổng thống Assad thực hiện các cải cách đã cam kết và khuyến khích phe đối lập tham gia đàm phán.
Tuần trước, Nga và Trung Quốc đã phủ quyết dự thảo nghị quyết về Syria do phương Tây đề xuất./.
Theo TTXVN
Tổng thống trở về, Yemen nguy cơ nội chiến
Binh sĩ chính phủ Yemen hôm qua bắn vào khu vực tập trung người biểu tình ở thủ đô Sanaa, đúng thời điểm tổng thống bị phản đối Abdullah Saleh vừa bất ngờ hồi hương sau thời gian dài chữa thương ở nước ngoài.
Một người đàn ông thể hiện thái độ giận dữ trong cuộc biểu tình chống chính phủ. Ảnh: AFP
Vụ nổ súng khiến ít nhất 5 người biểu tình chống chính phủ thiệt mạng tại Quảng trường Đổi thay rạng sáng nay theo giờ địa phương, tức là chỉ vài giờ sau khi ông Saleh kêu gọi hòa bình tại Yemen, AFP đưa tin. Các tay súng bắt đầu tấn công từ nửa đêm, với những đợt nã đạn súng máy và cả đạn pháo vào quảng trường được coi là biểu tượng của phong trào chống chính phủ.
Những người nổ súng là thành viên của lực lượng Vệ binh Cộng hòa, được chỉ huy bởi con trai cả Ahmed của ông Saleh. Sự kiện này đánh dấu ngày đụng độ đẫm máu thứ sáu giữa lực lượng ủng hộ Tổng thống Saleh và những người biểu tình.
Các nhân chứng tại hiện trường cho hay nhiều tay súng bắn tỉa còn được bố trí tại các tòa nhà quanh quảng trường, và bắn vào những người biểu tình. Trên những con phố gần đó, quân đội chính phủ Yemen đụng độ với những binh sĩ đào ngũ sang lực lượng chống chính phủ, được chỉ huy bởi tướng đào tẩu Ali Mohsen al-Ahmar.
Tại khu vực phía bắc của thủ đô Sanaa, đặc biệt là quận Hasaba, giao tranh tiếp tục xảy ra giữa phe trung thành với Tổng thống Saleh và những người ủng hộ thủ lĩnh bộ tộc có tư tưởng chống chính phủ, Sheikh Sadiq al-Ahmar. Người dân ở đây cho hay họ nghe thấy nhiều tiếng súng máy và tiếng nổ lớn.
Trong những ngày qua, ít nhất 25 người chết trong các cuộc đọ súng ở Yemen. Trong khi đó, số người thiệt mạng kể từ khi làn sóng bạo lực mới tràn vào thủ đô Sanaa hôm 17/9 đã lên tới 120 người.
Tổng thống Saleh trước (trái) và sau khi bị thương vì cuộc tấn công nhằm vào dinh thự của ông. Ảnh: AFP
Ông Saleh trở lại Yemen hôm qua, sau gần 3 tháng sang Ảrập Xêút điều trị những vết thương do cuộc tấn công nhằm vào dinh thự của ông hôm 3/6. Một quan chức cấp cao của Ảrập Xêút cho biết ông Saleh về lại Yemen để "chuẩn bị cho những cuộc bầu cử". Tổng thống Yemen sẽ "rút lui" sau đó, vị quan chức kia cho biết thêm, nhưng không nói cụ thể rằng Saleh sẽ vừa rời quê hương vừa từ bỏ quyền lực, hay chỉ để lại chiếc ghế tổng thống và vẫn ở lại Yemen.
Nhà lãnh đạo 69 tuổi tuyên bố mang về Yemen "cánh chim bồ câu và cành ô liu", hai biểu tượng của hòa bình. Tổng thống Yemen còn kêu gọi người dân "vượt qua nỗi đau và những vết thương vì lợi ích của dân tộc".
Khoảng 10.000 người ủng hộ Tổng thống Saleh hôm qua tụ tập tại Quảng trường Sabiin của thủ đô Sanaa, gần cung điện của ông, để chào đón sự trở về của nhà lãnh đạo này đúng buổi cầu nguyện chính hàng tuần của người theo đạo Hồi. Quan tài của 24 binh sĩ trung thành với ông Saleh được xếp thành hàng tại quảng trường.
Tuy nhiên, ở phía bắc của thủ đô, 10.000 người khác với tư tưởng chống Saleh lại tham gia vào một đám tang tập thể của 40 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ gần đây. Họ thề sẽ đưa ông Saleh ra tòa. "Chúng tôi cảm ơn Ảrập Xêút đã để Saleh trở về, nhờ thế mà chúng tôi có thể đưa ông ta ra xét xử ngay tại đất nước này", nhà hoạt động Mohammed al-Asal nói.
Người phát ngôn của đảng Đại hội Nhân dân toàn quốc (GPC) cầm quyền tại Yemen, Tariq al-Shami cho biết Tổng thống Saleh vẫn chưa có kế hoạch xuất hiện trước công chúng hoặc hoạt động chính trị nào. Trong khi đó, hãng tin nhà nước Saba của Yemen cho hay ông Saleh sẽ có một bài phát biểu quan trọng nhân dịp kỷ niệm 49 năm cuộc cách mạng 26/9/1962, sự kiện đánh dấu Yemen trở thành một nước cộng hòa.
Bản đồ thủ đô Sanaa cho thấy các khu vực xảy ra giao tranh trong những ngày gần đây. Ảnh: Microsoft
Theo thông lệ từ khi lên nắm quyền vào năm 1978, Tổng thống Saleh thường có bài phát biểu vào đêm trước của ngày kỷ niệm 26/9. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin cụ thể về thời điểm ông đưa ra bài phát biểu năm nay.
Trong khi đó, bất chấp việc Saleh kêu gọi ngừng bắn và đàm phán, Mỹ vẫn thúc giục ông từ chức, với lời kêu gọi về việc bắt đầu "một cuộc chuyển giao quyền lực toàn diện", trong bối cảnh nguy cơ một cuộc nội chiến tại Yemen đã cận kề.
Những người hàng xóm giàu có của Yemen trong vùng Vịnh từ nhiều tháng nay cố gắng thuyết phục ông Saleh chấp nhận kế hoạch rời bỏ quyền lực, để đổi lại lời hứa miễn trừ truy tố. Tuy nhiên, sứ mệnh hòa giải mới nhất của người đứng đầu Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), ông Abdullatif al-Zayani, hoàn toàn chìm nghỉm trong những giao tranh tại Sanaa.
Theo VNExpress
Tổng thống Yemen Abdullah Saleh kêu gọi đình chiến Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh, người vừa trở về nước sáng 23/9 sau ba tháng trị thương tại Arập Xêút, đã kêu gọi đình chiến tại thủ đô Sanaa nhằm tạo thuận lợi cho cuộc đàm phán chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia nghèo nhất khu vực Arập này. Các tay súng phản đối Chính phủ ở thủ...