Lần sinh mổ đầu tiên và thứ hai khác nhau thế nào? Câu trả lời khiến nhiều mẹ ngỡ ngàng
Nhiều mẹ bầu sẽ băn khoăn không biết rằng sinh mổ lần đầu với lần thứ hai có khác nhau nhiều không. Câu trả lời chắc chắn là có.
Khi mang thai lần thứ hai, rất nhiều bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ đã từng sinh mổ sẽ tò mò, tự hỏi rằng việc sinh mổ lần đầu với lần thứ hai khác nhau như thế nào? Câu trả lời chắc chắn làm nhiều mẹ bất ngờ.
Tử cung khác nhau
Nói một cách tương đối, sau khi sinh mổ lần đầu, tử cung của người mẹ có nhiều thay đổi. Sau lần đầu sinh mổ, tử cung người mẹ đã bị rạch, có vết sẹo, độ đàn hồi vì thế mà giảm. Ngay cả khi độ đàn hồi của tử cung đã được phục hồi thì tử cung cũng không thể trở lại trang thái ban đầu. Vì vậy, khi sinh con thứ hai bằng phương pháp sinh mổ, tử cung của người mẹ đã thay đổi vì vậy bác sỹ sẽ căn cứ vào tiền sử sinh mổ để có phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Độ khó của ca phẫu thuật tăng lên
Video đang HOT
So với lần thứ nhất, lần sinh mổ thứ hai đòi hỏi các bác sỹ phải cẩn thận hơn trong quá trình phẫu thuật. Vì trong lần sinh mổ đầu tiên, các cơ quan trong cơ thể của người mẹ đã thay đổi vì vậy, ca phẫu thuật sẽ khó khăn hơn.
Và bởi vì độ đàn hồi tử cung của người mẹ kém hơn, khả năng co bóp của tử cung kém hơn, dễ gây xuất huyết, nguy hiểm cho người mẹ. Do đó, nhiều bà mẹ cũng cảm thấy rằng việc phục hồi cơ thể sau sinh mổ lần hai thường chậm hơn đáng kể so với sinh mổ lần đầu và vết mổ sẽ đau đơn hơn.
Nói chung, dù là sinh mổ hay sinh thường, tổn thương mà người mẹ phải gánh chịu là không thể đảo ngược. Để đưa được con đến với thế giới này, mọi bà mẹ đều phải trải qua rất nhiều khó khăn, thậm chí mạo hiểm và thử thách.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Lần trước sinh mổ, lần này sinh thường được không?
Bạn đọc T.T.Q.A (32 tuổi, TP HCM) hỏi: "Lần trước tôi sinh mổ, gây mê, lại bị nhiễm trùng vết mổ nên hơi ám ảnh. Tôi nghe nói người sinh mổ vẫn có thể sinh thường được nếu hội đủ một số điều kiện và vết thương trước đã lành tốt?".
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời: Đúng là vẫn có một số trường hợp sinh mổ lần đầu nhưng lần sau lại có thể sinh thường, tùy vào nhận định của bác sĩ xem điều đó có an toàn không, những yếu tố khiến bạn phải sinh mổ còn tồn tại không. Những yếu tố khiến bạn phải sinh mổ lần 2 là:
- Khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần (mới 1-2 năm).
- Sẹo mổ lần trước không tốt (có nhiễm trùng hậu phẫu, có vết rách, nứt trên tử cung...).
- Nguyên nhân dẫn đến chỉ định sinh mổ của lần trước vẫn còn tồn tại (khung chậu hẹp, lệch do dị tật bẩm sinh, các bệnh lý của người mẹ vẫn chưa điều trị khỏi...).
- Đã trải qua 2 lần sinh mổ trở lên.
- Thai kỳ lần này trong quá trình theo dõi có phát sinh những bất thường khác buộc phải sinh mổ.
Bạn cần đi khám thai thường xuyên ở các bệnh viện chuyên khoa vì thai kỳ có vết mổ cũ thuộc dạng có nguy cơ cao. Nếu sinh thường thì phải sinh ở các bệnh có chuyên khoa sản, có phòng mổ, để được theo dõi chặt chẽ khi chuyển dạ, kịp thời chuyển sang sinh mổ nếu có trục trặc. Trong quá trình khám thai, bạn nên trình bày ý muốn sinh thường lần này để bác sĩ có thể cùng bạn chuẩn bị cho ca sinh tốt nhất.
Thư Anh ghi
Theo nguoilaodong
Để ở cữ mẹ khỏe con ngoan, có 3 nguyên tắc mẹ sữa cần chú ý Đảm bảo những nguyên tắc này thì thời gian ở cữ của chị em sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đảm bảo dinh dưỡng Câu chuyện phải ăn nhiều cơm, nhiều móng giò hầm để có sữa cho con bú đã "lùi vào dĩ vãng". Các sản phụ sau sinh được bác sĩ khuyên ăn uống đa dạng, chỉ cần ăn chín, uống...