Lặn sâu 7m hái rong mơ ở Quảng Nam
Từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, ngư dân Quảng Nam lặn xuống đáy biển hái rong mơ, cho thu nhập khoảng một triệu đồng mỗi ngày.
Sáng sớm, hàng chục người dân xã đảo Tam Hải (Núi Thành, Quảng Nam) lái ghe thuyền ra bãi biển Bàn Than, cách bờ gần một km khai thác rong mơ.
Ở Quảng Nam chỉ vùng biển này mới có rong mơ, chúng sống ở độ sâu 1-7 m. Ngày trước người dân hái cây non về nấu nước uống. Khi thương lái thu mua, cứ đến mùa ngư dân dừng công việc đánh bắt hải sản chuyển qua khai thác, anh Trịnh Văn Thảo cho biết.
Theo anh Thảo, nghề hái rong mơ đòi hỏi sự chịu khó, có sức khỏe tốt vì phải ngụp lặn giữa dòng nước sâu. Ngư dân phải khoác quần áo người nhái, đeo thêm cục chì nặng khoảng 5 kg, mặt đeo kính chống nước.
Thợ sẽ được truyền ống khí khi lặn biển hái rong.
Video đang HOT
Lần theo đường dây bọt khí chồng lặn phía dưới, người vợ chờ rong nổi lên mặt nước và chèo thuyền thúng vớt lên.
Để vớt nhanh, nhiều thợ hái rong mơ dùng vợt cẩu lên thuyền.
Rong mơ đưa vào bờ biển phơi khô. “Mỗi ngày vợ chồng hái hơn 2 tạ, người nào có sức khỏe tốt hái trên 3 tạ rong mơ khô”, ông Nguyễn Tấn Trò chia sẻ.
Mỗi mùa rong mơ, một gia đình ở xã đảo Tam Hải thu nhập hơn 50 triệu đồng, đây là nguồn thu khá, ông Trò thông tin.
Do rong mơ lẫn cát biển, thương lái thuê nhân công làm sạch.
Công việc này thu hút hàng chục lao động, tiền công làm việc một ngày 200 nghìn đồng.
Sau khi sơ chế, giá rong mơ được thu mua 5.500 đồng/kg. “Chúng tôi đóng gói sau đó xuất bán Trung Quốc nhưng không biết rõ họ sử dụng làm gì”, một thương lái cho hay.
Nhiều tài liệu cho thấy rong mơ có tác dụng trong y học và công nghiệp (dùng để chế phẩm in hoa, hồ vải, dán gỗ, chế tơ nhân tạo).
Đắc Thành
Theo VNE
Quảng Ngãi: Sốt giá rong mơ lên 6.000 đ/kg, ngư dân ra biển mò vớt
Giá rong mơ hiện được mua 6000 đồng/kg, cao hơn gấp đôi so với cùng thời điểm năm trước đã mang lại niềm vui cho hàng trăm hộ dân ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Thời gian này đang là đỉnh điểm của vụ khai thác rong mơ hàng năm của người dân ở xã Bình Hải. Từ sáng đến chiều, tại các khu vực bãi biển nơi đây luôn tấp nập người. Bà Nguyễn Thị Triều (52 tuổi), ở xã Bình Hải phấn khởi: "Nếu năm rồi giá rong mơ chỉ có 3.000 đồng/kg thì năm nay hiện là 6.000 đồng/kg".
So với đánh bắt hải sản thì đi khai thác rong mơ dễ và ít chi phí đầu tư hơn. Để khai thác chỉ cần thuyền thúng chèo tay, hoặc ghe máy nhỏ chèo, chạy ra cách bờ 1-4 hải lý là đến địa điểm khai thác.
Để khai thác rong mơ chỉ cần thúng chèo tay, thuyền máy nhỏ .
Ông Dương Tấn Phúc (45 tuổi) chia sẻ: "Hôm nào gặp nơi rong mơ mọc nhiều thì ngày đi 2 chuyến còn ít thì 1 chuyến. Với số lượng rong mơ sau khi khai thác phơi khô được trên dưới 100 kg/ngày". Nhẩm tính với giá mua hiện 6000 đồng/kg, từ khai thác rong mơ đã mang lại cho cho nhiều hộ dân xã Bình Hải mức thu nhập từ 500-600.000 đồng/ngày.
Đưa rong mơ khai thác được lên bờ
Rong mơ biển có tên khoa học là Sargassum. Tại Quảng Ngãi rong mơ khá nhiều, sống bám vào các rạng san hô ở độ sâu từ 5 đến 10m ở tại vùng biển huyện Bình Sơn, đảo Lý Sơn....
Tuy đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà hệ sinh thái môi trường biển, tạo nơi trú ẩn và sinh sản đối với loài động vật biển..., nhưng thời gian qua việc khai thác rong mơ tại các khu vực trên diễn ra ồ ạt, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển nghiêm trọng.
Phơi khô rong mơ
Vì vậy chính quyền Quảng Ngãi đã có văn bản nghiêm cấm khai thác, mua bán và vận chuyển rong mơ trên địa bàn tỉnh từ ngày 1.12 năm trước, đến ngày 30.4 năm sau.
Thời gian còn lại thì người dân được khai thác với hình thức không nhổ gốc mà phải cắt cách gốc ít nhất 10 cm và quá 75% diện tích rong mơ mọc. Quá trình khai thác hạn chế việc giẫm đạp, thả neo tàu... làm hư hại các rạng san hô.
Theo Danviet
Chưa được hỗ trợ mua bảo hiểm tàu: Ngư dân ra khơi trong nỗi lo âu Mua bảo hiểm cho tàu cá, các chủ tàu sẽ có điều kiện thoát cảnh trắng tay khi không may tàu cá bị nạn. Tuy nhiên, hiện chỉ có số ít chủ tàu mua bảo hiểm tạm thời trong vòng 3 tháng, số đông còn lại vẫn bỏ qua do gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Theo Nghị định 67 (sau đó...