Lằn ranh sinh-tử Kỳ 1: Tối định mệnh
Đối diện với cái chết tưởng chừng như chắc chắn trong bệnh tật nan y, trong tai nạn, thảm họa, án mạng, nhưng họ vẫn vượt qua được một cách kỳ diệu.
Có người cho rằng đó là sự nhiệm mầu, nhưng nhiều người tin rằng chính tình yêu cuộc sống cháy bỏng đã giúp bước chân đang chông chênh giữa lằn ranh sinh – tử của họ vượt qua được cái chết.
Chuyện bắt đầu vào tối mồng một tháng 7 âm lịch năm 2010. Tạ Mạnh Tiến chở vợ con đi dự lễ tân gia tại nhà người em vợ ở thị trấn Văn Điển, Hà Nội. Gia chủ, khách khứa chân tình mời rượu, Tiến chỉ dám nhấp môi vài ly. Sức uống của Tiến khá tốt, nhưng anh lo đường về nhà ở phố Lê Duẩn khá xa và cũng còn nhiều việc phải làm. Đêm hè, trời lại chuyển se lạnh với cơn mưa rào bất chợt dưới sấm chớp nhì nhằng…
Sau cú ngã bất ngờ
Gần 21h, Tiến chào chủ nhà ra về. Anh chở vợ và con trai út trên chiếc xe Wave. Sau cơn mưa đường phố sạch mát. Tiến cảm giác thư thái. Anh chỉ giữ ga xe khoảng 30km/giờ để vợ con được hít khí trời hiếm có trong mùa hè oi bức. Bất ngờ đến đoạn bến xe Giáp Bát, đường Giải Phóng, anh chợt thấy những bóng đèn đường, đèn xe, hình ảnh người qua lại nhòe nhoẹt, rồi tất cả tối sầm lại chìm vào bóng đen tuyệt đối… Vợ anh, chị Lê Thị Thảo Nguyên, xúc động nhớ: “Anh ấy đang chạy xe rất chậm, có lúc còn nói chuyện vọng ra phía sau với vợ con, rồi tự dưng loạng choạng, ngã vật ra đường, nằm cứng đờ, không còn biết gì nữa. May là không có xe lớn nào ở phía sau lao tới”.
Lay chồng dậy không được, chị Nguyên biết tình hình rất nghiêm trọng. Từng đi bộ đội, chị được trang bị chút kiến thức y tế cơ bản, nên đoán chồng mình có thể bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não mới hôn mê nhanh. Kéo vội chồng vào vệ đường, chị cố vẫy taxi. Nhiều chiếc vụt qua, không dừng lại. Có lẽ họ nghĩ tai nạn xe cộ hoặc cướp giết gì đó và không muốn dây vào. Tuyệt vọng, chị lao ra đường, chặn ngay đầu một chiếc xe. Tài xế thắng két, thò đầu ra cửa, hét um: “Điên à? Muốn chết à?”. Nhưng khi thấy Tiến nằm bất động trên hè đường, anh ta ngần ngừ, rồi cũng giúp chị Nguyên đưa chồng lên xe. Phân vân vài giây, chị Nguyên nói tài xế chở nhanh đến Bệnh viện Quân y 108 ở số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vì đường gần và chị cũng có người quen ở đó.
Sau cơn thập tử nhất sinh, sức khỏe anh Tiến phục hồi dần
Vào bệnh viện, anh Tiến vẫn chìm trong hôn mê, tiểu tiện không kiểm soát được. Bác sĩ yêu cầu chị phải vệ sinh nhanh cho chồng rồi đưa thẳng vào phòng cấp cứu. Chị Nguyên đứng ngoài cánh cửa đóng chặt, phập phồng, căng thẳng theo từng tiếng bước chân bác sĩ. Khoảng 2h sáng, cửa phòng cấp cứu mở. Bác sĩ tiến đến phía chị, nói tình trạng anh Tiến bị “xuất huyết dưới màng nhện não” mà dân gian vẫn gọi là tai biến mạch máu não. Anh đang hôn mê, cứng cổ, tình trạng rất nguy hiểm. Chị phải chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất! Chị Nguyên xúc động nhớ khoảnh khắc đó: “Nghe bác sĩ nói nước mắt tôi cứ trào ra. Nhưng thật kỳ lạ, đầu óc lại tỉnh táo hoàn toàn. Tôi không suy nghĩ gì khác ngoài phải cố gắng mọi cách để cứu chồng. Lúc ấy chồng tôi mới 52 tuổi, đứa con út vừa sang tuổi 14. Không thể để anh ấy ra đi được”.
Suốt 20 ngày sau anh Tiến vẫn hôn mê, bất động trong đám dây nhợ lằng nhằng của các thiết bị y tế kỹ thuật cao ở Bệnh viện Quân y 108. Anh sút đến 17kg, từ 57kg tụt xuống chỉ còn 40kg. Chị Nguyên cũng sút 13kg vì lo lắng, mất ăn mất ngủ, chăm chồng. Suốt 20 ngày này anh Tiến không hay biết gì. Chị Nguyên phải đưa thức ăn lỏng qua mũi, duy trì sự sinh tồn cho chồng. Anh nằm trong căn phòng đặc biệt, gần như không được mặc quần áo gì cả. Chị trải chiếu bên dưới giường chồng. Thi thoảng, khi bác sĩ vào khám chị mới dám ra ngồi một chút ngoài hành lang cho thoáng.
Suy kiệt sức khỏe theo chồng, nhưng đầu óc chị Nguyên lại rất tỉnh táo. Chị bình tĩnh sắp đặt trước mọi khả năng xấu nhất. Người ta nói những trường hợp tai biến nghiêm trọng thế này, nếu không chết thì có thể cũng bị bại liệt. Chị phải chấp nhận và sẵn sàng sống với nó. Còn điều lo lắng trước mắt là tiền điều trị quá cao, cả chục triệu đồng mỗi ngày. Cũng may chị có người anh chồng ở TP.HCM hết lòng với em trai đang thập tử nhất sinh.
Hồi sinh
Đêm thứ nhất lạnh lẽo trôi qua trong tuyệt vọng. Đêm thứ hai, rồi đêm thứ năm, thứ mười… cũng lặng lẽ dìm mọi hi vọng lại phía sau. Anh Tiến vẫn hôn mê nằm cứng đờ trên giường bệnh. Mỗi lần xoa bóp, săn sóc chồng, chị Nguyên đều nhìn chăm chăm vào gương mặt anh, vào các ngón tay ngón chân xem có phản ứng gì không, nhưng tất cả đều không có một biểu hiện gì!
…2h ngày thứ 20 trong Bệnh viện Quân y 108. Anh Tiến tự dưng thấy mình đang ở nhà anh trai trong TP.HCM. Mọi thứ đều thân thuộc, gần gũi, ấm áp. Anh vẫn đang quyến luyến muốn ở lại thì người bố đến vỗ vai: “Thôi, con về đi. Ở đây làm gì. Bố đã bảo anh mua vé cho con rồi. Con về với vợ con đi. Cả nhà đang trông con lắm đấy”. Tiến chào bố, chào anh, chuẩn bị xe… Đó cũng là lúc anh cựa mình, tỉnh lại lần đầu tiên trong suốt 20 ngày đêm hôn mê cận cái chết. Ban đầu anh vẫn ngỡ ngàng, đảo mắt nhìn quanh phòng mà anh cứ nghĩ là nhà anh trai, còn người bố và anh thì mới đấy tự dưng lại đi đâu mất. Lát sau anh mới nhìn thấy gương mặt người vợ đang âu yếm nhìn mình: “Anh có biết anh ở đâu không?”. Anh Tiến ngơ ngác lắc đầu: “Bệnh viện đấy. Anh sống rồi!”.
Lúc này, anh Tiến như tỉnh hẳn, sực nhớ lại khoảnh khắc nhòe nhoẹt, rồi tối sầm lúc anh buông tay lái, ngã lăn ra đường. Ký ức sau đó của anh trong suốt 20 ngày đêm là tối đen như mực. Khoảnh khắc duy nhất sau cú ngã xe mà anh nhớ là giấc mơ đang ở nhà anh trai, với bố, nhưng thật ra bố anh đã qua đời từ năm 1997, còn nhà anh trai thì ở đường Trần Huy Liệu, TP.HCM. Lúc bố anh vỗ vai kêu anh về với vợ con cũng là lúc anh bắt đầu hồi tỉnh từ bóng đen hôn mê. Anh ứa nước mắt nhìn gương mặt thân yêu, gầy rộc của vợ!
Lần đầu tiên anh Tiến nhìn thấy được mặt bác sĩ cũng là lúc anh được bác sĩ bắt tay, chúc mừng: “Anh may mắn đã có người vợ thương chồng hết mực đấy. Xuất huyết não của anh mà vào trễ một tí nữa là cứu không kịp”. Anh Tiến cảm ơn bác sĩ, cảm ơn vợ, cảm ơn cuộc đời may mắn hay nhiệm mầu đã cho mình cuộc sống lần thứ hai.
Video đang HOT
Vượt qua cái chết, niềm vui lại đến khi dấu hiệu phục hồi cho thấy anh không bị bại liệt như nhiều người đồng bệnh. Anh chỉ thấy mắt trái, tay trái hơi yếu, nhưng vẫn đi lại, cầm chén cơm ăn uống bình thường. Nằm thêm tại bệnh viện quân y một thời gian, anh chuyển qua y học dân tộc để tập vật lý trị liệu và châm cứu. Sau gần hai tháng, anh đã trở về ngôi nhà thân thuộc trong ngõ nhỏ phố Lê Duẩn, bên cạnh người vợ và hai đứa con thân thương. Tính tình anh thay đổi hẳn, không còn hay nóng nảy, buồn rầu nữa. Bởi từ lúc ấy anh đã thật sự thấm thía câu thơ mà trước đây chẳng mấy để ý: “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày mới để yêu thương”…
Theo 24h
Xót lòng trước gia đình cô giáo sống khổ hơn chết
Mẹ già yếu, nằm liệt trên giường sau một cơn tai biến. Người chị gái bị bệnh tâm thần lúc tỉnh lúc mê. Tất cả gánh nặng gia đình đặt lên đôi vai gầy cô Võ Thị Thu Hồng vốn cũng đang mắc căn bệnh ung thư đại tràng.
Căn nhà gia đình cô Hồng (ở số 89/6, tổ 3, ấp 6, xã Tân Thạch, Châu Thành, Bến Tre) ở là một căn nhà nhỏ, cũ kĩ. Bước vào trong nhà, căn nhà tối om như chính cuộc đời của 3 mẹ con người phụ nữ đơn thân sống trong cảnh nghèo khó, bệnh tật... Mẹ cô Hồng là bà Trần Thị Năm (1929) trước kia là một giáo viên trường làng nhưng vì chồng mất sớm, một nách bà Năm nuôi 4 con, gồm 3 gái, một trai nên đành bỏ nghề sau nhiều năm vất vả mưu sinh.
Những tưởng sau những vất vả, lo lắng cho các con học hành thành tài, bà sẽ được sốngnhững ngày hạnh phúc sum vầy bên cháu con. Thế nhưng người con gái thứ 3 của bà là Võ Thị Thanh Thủy (1951) ngoan hiền, học hành giỏi giang nhưng sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, ra dạy học được 2 năm đến năm 1979, cô Thủy bỗng dưng phát bệnh tâm thần,sống vật vờ nửa tỉnh nửa mê cho đến nay.
Hơn chục năm qua một mình cô Hồng phải cán đáng hết mọi việc nhưng bệnh tật cứ bám lấy các thành viên trong nhà làm cô cũng đuối sức
Thương con, bà Năm cố tìm mọi cách để chạy chữa cho cô Thủy nhưng bệnh tình của cô vẫn không thuyên giảm. Nỗi lo vì con gái bị bệnh chưa dứt thì người con trai duy nhất của bà lại mắc phải căn bệnh ung thư gan. Số tiền mà bà dành dụm, chắt chiu được trong suốt hơn 35 năm đi dạy cũng chỉ để dùng chạy chữa cho hai con nhưng rồi thì con trai bà cũng không qua khỏi.
Bà Năm ngậm ngùi chia sẻ: "Trong gia đình cái Hồng là đứa con xinh xắn, giỏi giang lại là cô giáo nên có nhiều người theo đuổi... Nhưng thấy hoàn cảnh gia đình như vậy nên Hồng ở vậy để đỡ đần tôi và chăm sóc cho chị nó. Bao nhiêu năm nay, tất cả chuyện lớn, chuyện nhỏ do một mình nó cáng đáng hết, thế mà bây giờ cháu nó lại mắc chứng bệnh nan y. Thật khổ cho thân nó quá chú ơi!"
Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, cô Hồng về nhận công tác tại trường Hương Mỹ (Mỏ cày Nam). Hàng ngày, cô phải đạp xe đi về hàng chục cây số để làm tròn trách nhiệm của một người gieo chữ. Bám trụ với nghề dạy học hơn 10 năm, đồng lương giáo viên không đủ sống, sức khỏe của mẹ ngày càng yếu do di chứng của bệnh nghề nghiệp (giãn tĩnh mạch, thoái hóa cột sống...) và bệnh tình chị gái ngày càng nghiêm trọng nên cô Hồng xin chuyển công tác về hợp tác xã gần nhà. Khổ nổi sau một thời gian, hợp tác xã này giải thể, cô Hồng chuyển sang làm quản gia cho một ông chủ Đài Loan được một thời gian thì người chủ ấy về nước, cô lại thất nghiệp.
Nhưng bất hạnh lại một lần nữa bám lấy cô giáo Hồng. Năm 2008, thấy mình bị đau ở vùng bụng và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, cô Hồng đến BV khám và bàng hoàng khi nghe các bác sĩ báo tin là cô đã bị ung thư đại tràng. Cô Hồng biết mình là trụ cột gia đình nên đã phải vay mượn tiền của mọi người để đến BV Thống Nhất TP. HCM điều trị. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, sau đó cô phải trải qua nhiều lần vô hóa chất...
Dù sức khỏe suy yếu nhưng cô Hồng vẫn gắng gượng nhận dừa khô về nhà lột vỏ, tiền công có khi không đủ tiền mua gạo cho cả nhà ăn
Khi xuất viện các bác sĩ bảo cô phải nghỉ ngơi, tịnh dưỡng và phải thường xuyên đi tái khám thì sức khỏe của cô mới được đảm bảo... Thế nhưng, vì không có tiền để đi tái khám, gia đình lại khó khăn nên cô Hồng cũng gượng sức đi làm thêm khi nào đau nhức quá thì đi hái thuốc nam uống đỡ, chứ chẳng biết làm sao.
Biết mình không có lương hưu nên dù tuổi già bệnh tật hàng ngày bà Năm vẫn cố gắng đi cạy cơm dừa cho cơ sở dừa sấy, kiếm tiền phụ với chị Hồng. Nhưng cách đây 4 tháng, bà Năm bị té và bị tai biến nằm liệt một chỗ... Cơm nước, vệ sinh đều phải do cô Hồng lo liệu. Gánh nặng gia đình lại càng đè nặng lên vai của cô Hồng.
Cô giáo Hồng tâm sự: "Lúc trước mẹ tự chăm sóc được tôi còn đi làm thuê được, nay bệnh tình của mẹ và chị Thủy mỗi lúc một nặng hơn nên tôi phải ở nhà túc trực chăm sóc cho mẹ và chị Thủy. Tôi chỉ cầu trời cho mình khỏe mạnh, chứ nếu tôi chết trước thì chẳng biết mẹ và em Thủy sẽ sống ra sao khi không người chăm sóc, đỡ đần." Nói đến đây nước mắt chị Hồng giàn giụa, làm chúng tôi cũng mủi cả lòng trước cảnh khó của gia đình 3 cô giáo nghèo không may mắc bệnh nan y.
Trước khi chúng tôi ra về, cô Hồng mang cho chúng tôi xem mấy tấm ảnh của cô và chị Thủy hồi còn là học sinh. Lúc đó, chị Thủy và cô Hồng từng được xem là hoa khôi của trường Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho, Tiền Giang) vào những năm 1970- 1972 và là hai cô giáo được biết bao học trò mến mộ. Nhưng không ngờ, thời gian, cái nghèo và bệnh tật đã làm cho hai cô giáo nhiệt tâm, xinh tươi ngày nào trở nên héo hon, tàn tạ đến dường này?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 841: Cô Võ Thị Thu Hồng: số nhà 89/6, tổ 3, ấp 6, xã Tân Thạch, Châu Thành, Bến Tre.
ĐT: 0753 860 222 hoặc cô Mai (gần nhà cô Hồng) 0937 848 818
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Tai biến sản khoa: Trách nhiệm thuộc về ai? Sau hàng loạt các ca tai biến sản khoa, Bộ Y tế trấn an người dân bằng những kết luận quen thuộc: Bệnh viện đã làm hết trách nhiệm và bệnh nhân tử vong là ngoài mong muốn. Hiện tại Quảng Ngãi có số ca tai biến sản khoa làm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, tử vong cả mẹ và sơ...