Lằn ranh đỏ cuối cùng

Theo dõi VGT trên

Trong một động thái mới nhất thể hiện quyết tâm quân sự, ngày 24-4, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Michigan của Hải quân Mỹ đang tới vùng biển gần Bán đảo Triều Tiên để cùng với nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson tham gia tập trận. Đây chính là động thái của Mỹ nhằm “cảnh báo” Triều Tiên không được vượt qua lằn ranh đỏ cuối cùng.

… Nhiều nhà phân tích lo ngại rằng Bình Nhưỡng có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hoặc phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Triều Tiên.

Cũng trong ngày 24-4, Triều Tiên tuyên bố các loại vũ khí hạt nhân “chính xác và tân tiến” có thể tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên đất Mỹ đã hoàn toàn sẵn sàng được bắn đi từ các bệ phóng cùng với khẳng định nước này sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân để tự vệ trước mối đe dọa quân sự từ Mỹ.

Trong khi đó, trang mạng chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên “38 North” của Viện Nghiên cứu Mỹ – Hàn Quốc (USKI) thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) thông báo các hình ảnh vệ tinh thương mại chụp ngày 19-4 cho thấy một số hoạt động của vật thể dường như là các xe moóc tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, thuộc tỉnh Bắc Hamkyong, Đông Bắc Triều Tiên.

Lằn ranh đỏ cuối cùng - Hình 1

Một trận địa hỏa lực của Triều Tiên, gần với biên giới Hàn Quốc.

Theo các hình ảnh này, có những dấu hiệu của một số xe kéo dọc đường dẫn đến bãi phế liệu và một xe chở thiết bị nhỏ gần cửa vào phía bắc, đường hầm được cho là Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân tại bãi thử Punggye-ri.

Các chuyên gia phân tích cho hay một mái vòm được cho là để che các thiết bị vẫn còn nguyên, trong khi việc bơm nước ra khỏi đường hầm này, hoạt động cần thiết để đảm bảo khu vực xung quanh có môi trường tốt nhất phục vụ việc tiến hành một vụ thử hạt nhân khác, đã ngừng lại. Những hình ảnh này tiếp tục là bằng chứng cho thấy Triều Tiên có khả năng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6 tại Punggye-ri vào cứ bất thời điểm nào nếu được lệnh từ Bình Nhưỡng.

Các hình ảnh từ vệ tinh thương mại còn cho thấy, từ cách đây 10 ngày, cửa vào phía bắc của bãi thử Punggye-ri ở Triều Tiên liên tục diễn ra các hoạt động, khu hành chính trung tâm có các hoạt động mới, trung tâm chỉ huy của bãi thử hạt nhân này cũng xuất hiện một số nhân viên ra vào. Tuy nhiên, quân đội Hàn-Mỹ không loại trừ khả năng các động thái trên của Bình Nhưỡng chỉ là một chiến thuật nhằm gây hỗn loạn cho Seoul và Washington.

Liên quan vấn đề Triều Tiên, ngày 24/4, trước buổi ăn trưa với các đại sứ của các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ), Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu rằng HĐBA LHQ cần phải sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng leo thang liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Trả lời báo giới, ông Trump nói: “Hiện trạng tại Triều Tiên là không thể chấp nhận được và HĐBA phải sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung mạnh mẽ hơn đối với các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên”.

Nhớ lại các cuộc chiến trước tại Iraq hay Afghanistan, trước mỗi cuộc chiến, Mỹ đều đổ lỗi cho HĐBA LHQ. Và lần này, dấu hiệu đã xuất hiện.

Các chuyên gia nhận định, khả năng nổ ra cuộc chiến giữa Triều Tiên và Mỹ gia tăng trong thời gian gần đây. Câu hỏi đặt ra là: Một cuộc chiến như vậy sẽ như thế nào và các bên có sẵn sàng cho một kịch bản đó không?

Tờ Geopolictical Futures nhận định rằng một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ phải tính đến 5 yếu tố sau: Tình báo Mỹ có thông tin chính xác về các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên hay không?

Tổng thống Donald Trump và giới hoạch định chính sách liệu có tin vào tình báo? Các loại vũ khí phi hạt nhân có đủ sức phá hủy các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên? Liệu có thể đánh giá mức độ hủy diệt trên thực địa? Và cuối cùng Mỹ sẽ biện minh thế nào nếu phải dùng đến đòn tấn công bằng hạt nhân?

Nếu Mỹ mở một cuộc tấn công, Triều Tiên sẽ phải đối mặt với câu hỏi: đáp trả như thế nào? Bình Nhưỡng có 2 lựa chọn. Đơn giản hơn cả là tấn công vào các công dân Mỹ ở Hàn Quốc, kể cả bắt cóc và dẫn độ về Triều Tiên. Quyết liệt hơn, Triều Tiên có thể sử dụng hỏa lực pháo binh tập trung dọc khu vực biên giới để bắn phá Seoul.

Lằn ranh đỏ cuối cùng - Hình 2

Video đang HOT

Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Hải quân Mỹ được cho là sẽ cùng diễn tập với nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson quanh khu vực bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Flags of Convenience.

Để ngăn Triều Tiên đáp trả dữ dội nhằm vào Hàn Quốc, Mỹ trước hết dùng đòn tấn công tên lửa, không kích tiêu diệt pháo binh của Triều Tiên. Vấn đề nằm ở chỗ, Mỹ chưa biết ý định hành động của Triều Tiên và việc chờ đợi có thể sẽ là thảm họa, vì chỉ vài tiếng chậm trễ là đủ để Triều Tiên gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hàn Quốc.

Nhưng liệu Mỹ có tấn công Triều Tiên? Có quan điểm cho rằng Mỹ sử dụng hỏa lực mạnh, vũ khí chính xác để tấn công những căn cứ hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên không phải là việc khó, nhưng vấn đề phải làm rõ là địa điểm của căn cứ hạt nhân và tên lửa trong lãnh thổ Triều Tiên. Bởi, theo cách làm quen thuộc của Triều Tiên, những gì đã đưa ra công khai chưa chắc đã là thật.

Trước thực trạng đó, Mỹ và Hàn Quốc biết rất rõ cơ sở hạt nhân của Triều Tiên mà họ muốn tấn công quân sự là rất nhiều chứ không tập trung vào một địa điểm duy nhất. Khi đã tấn công mà không hiệu quả sẽ dẫn đến phải gánh chịu đòn phản kích quân sự của Triều Tiên, được không bằng mất.

Đây không phải vấn đề Mỹ làm được hay không, dám làm hay không, mà là vấn đề Mỹ có nên làm hay không mà thôi.

Xem xét từ cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, chiến tranh Kosovo, chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq, nội chiến Libya, nội chiến Syria mà Mỹ can dự, có thể thấy Mỹ đều chớp thời cơ rối ren liên miên ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó để sử dụng vũ lực can thiệp và có mục tiêu chủ yếu là lật đổ chính quyền đương nhiệm ở những nước đó.

Hơn nữa, việc điều quân đến những nước đó thường phải có lý do. Nhìn từ quá khứ cho thấy, nếu những quốc gia trên không tồn tại vấn đề rối ren nghiêm trọng ở trong nước thì hành động tấn công quân sự đánh đòn phủ đầu của Mỹ sẽ phải rất thận trọng.

Tuy nhiên, khu vực và thế giới cũng cần cảnh giác, bởi việc Mỹ có kế hoạch dời 230.000 dân khỏi bán đảo Triều Tiên là dấu hiệu mới cho thấy, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Ngày 24-4, quân đội Mỹ có kế hoạch sơ tán khẩn cấp 230.000 công dân nước này rời khỏi bán đảo Triều Tiên, trong trường hợp chiến tranh bất ngờ nổ ra.

Cuộc tập trận do Bộ Chỉ huy quân viễn chinh thứ 19 (ESC 19) ở Daegu, cách Seoul 302 km về phía nam, chỉ đạo. Đây là hoạt động sát thực tế nhất, những người tham gia được đưa rời khỏi bán đảo Triều Tiên. Lần gần đây nhất Mỹ tổ chức cuộc diễn tập sơ tán Courageous Channel là vào tháng 10-2016, ngay sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 5.

Ngày 9-4, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nêu rõ Triều Tiên phải xem xét bài học Mỹ tấn công quân sự đối với căn cứ của Chính phủ Syria, nhưng nếu Triều Tiên ngừng thử hạt nhân và tên lửa thì Mỹ có thể xem xét đối thoại với Triều Tiên. Quan điểm này được cộng đồng quốc tế giải mã là một tín hiệu thay đổi thái độ của Mỹ đối với Triều Tiên. Điều này chứng tỏ Mỹ chưa hoàn toàn từ bỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên.

Xét cho cùng, Mỹ và Triều Tiên chỉ toan tính họ giành được bao nhiêu lợi ích. Đây là căn bệnh dẫn đến tình hình Bán đảo Triều Tiên luôn trong cục diện bế tắc, khiến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cũng không thể đạt được.

Theo Hoa Huyền

An ninh thế giới

Nước Nga của Putin trước "kỷ nguyên Trump" và trật tự thế giới mới

Khi nước Mỹ tiến hành cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, người Nga đã bắt đầu hồ hởi một cách khá đặc biệt với một trong hai cỗ xe đua là Donald Trump. Nếu như những nghi ngờ về "bàn tay của tình báo Nga" đã thao túng chiến dịch tranh cử của ông Trump, thì hình như kế hoạch này đã thành công.

Và cũng nếu kế hoạch đó là thật, không thể không có vai trò của Putin - và tất cả đều rất logic: cả Putin và ông Trump đều giành cho nhau những mối thiện cảm nhất định. Và nếu ông Trump thắng cử, kế hoạch tình báo của Nga thành công, thì chẳng có gì đáng phải nghi ngờ rằng quan hệ giữa hai nước sẽ nồng ấm lên...

Câu chuyện có thực sự như vậy không? Chúng ta cần phải nhìn lại lịch sử một chút. Nước Nga thời Sa Hoàng, là một "bộ phận cầm đèn đỏ" của thế giới tư bản, người chậm chân trong "phong trào" chiếm thuộc địa.

Do đó, nước Nga buộc phải tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhằm đạt được một số quyền lợi nhất định. Mặc dù tham gia chiến tranh, nhưng về cơ bản nước Nga Sa hoàng cùng chia sẻ với tất cả các nước tham chiến một điểm, đó là họ cùng theo chủ nghĩa thực dân cũ, chiếm và bóc lột thuộc địa.

Chính vì thế, nước Nga Sa hoàng vốn lạc hậu và trì trệ, chưa có được một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, không có được một động lực phát triển nào để thoát ra khỏi sức ì đó. Cuộc Cách mạng tháng Mười đã đưa nước Nga và sau này là Liên Xô, sang một trang mới của lịch sử, với sự khác biệt hẳn, đối lập về ý thức hệ.

Nước Nga của Putin trước kỷ nguyên Trump và trật tự thế giới mới - Hình 1

Tiêm kích Nga tại căn cứ Hmeymim, Syria.

Không chỉ long trời lở đất về ý nghĩa là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng 10 còn mở ra một chặng đường phát triển vượt bậc của nước Nga về kinh tế, khoa học, công nghệ...

Đó cũng là thời gian nước Nga vấp phải sự thù địch của phương Tây, nhưng vì thế giới còn chưa hình thành những thiết chế rõ ràng, vả lại nước Mỹ còn phải trải qua cuộc đại khủng hoảng những năm 1930, nên tính thù địch chưa cao. Đỉnh cao của thời đại này phải nói đến sự thù địch giành cho toàn thế giới của chủ nghĩa phát-xít.

Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã đem lại cho Liên Xô và Hoa Kỳ một giai đoạn thắm thiết của tình đồng minh, nhưng do sự khác biệt quá lớn về ý thức hệ nên chiến tranh chấm dứt, họ bước vào cuộc chiến tranh mới ngay lập tức: chiến tranh lạnh.

Chúng ta lại được chứng kiến một sự phát triển vượt bậc mới của nước Nga Xô-viết về khoa học, công nghệ, đặc biệt là về quân sự. Những thành tựu của nước Nga về khoa học vũ trụ, về hạt nhân... đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với nhân loại.

Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân lớn nhất từ nội tại là "khối lượng cơ thể" quá lớn, mà "hệ thần kinh" không kiểm soát được, "hệ tuần hoàn" không nuôi được... nhưng nó có một sức kích thích không nhỏ từ bên ngoài mang tới: quá trình hòa hoãn hậu chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ, thông qua các hiệp ước giải trừ quân bị, giảm số lượng tên lửa hướng vào nhau, cắt giảm vũ khí hạt nhân...

"Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển" - điều này đúng với trường hợp Liên Xô - Nga. Nhờ có sự cạnh tranh với phương Tây, đại diện là Hoa Kỳ mà Liên Xô đã phát triển thành một siêu cường đúng nghĩa.

Sau 1991, nước Nga còn phải giải quyết những hậu quả để lại của sự sụp đổ, lại có khuynh hướng hướng về phương Tây, trì trệ kéo dài cả chục năm. Chỉ đến kỷ nguyên của Putin - Medvedev thì nước Nga mới từng bước phục hồi sức mạnh, nhưng quy luật lại lặp lại, chẳng rõ tại nước Nga, hay tại phương Tây hay cả hai lý do, mà thế đối đầu từng bước tái lập.

Trật tự thế giới kiểu các cực, được hình thành từ đầu thế kỷ XX, được trở thành hình mẫu cho đến tận ngày nay. Thực tế đã chứng minh, sau khi Liên Xô tan rã, NATO bị chống chếnh vì thế lưỡng cực bị mất, thế giới bị sa lầy vào những cuộc nội chiến phần nhiều do xung đột sắc tộc.

Phải chăng nước Nga của Putin cần một thế đối đầu mới? Trên thực tế điều này đã diễn ra trong suốt "kỷ nguyên Putin" từ năm 2001 đến nay. "Kỷ nguyên Putin" cũng là thời kỳ nước Nga phục hồi cực kỳ mạnh mẽ, nhờ sự lãnh đạo cứng rắn "bàn tay sắt bọc nhung" của cựu Trung tá KGB cũng như giá dầu mỏ tăng cao.

Sa hoàng Aleksandr đệ tam, người trị vì nước Nga từ 1881 đến 1894 đã nói "Nước Nga chỉ có hai đồng minh, là quân đội và hải quân của nó. Các đồng minh khác sẽ phản bội nó ngay khi có cơ hội đầu tiên". Đến năm 2015, tổng thống Nga V.Putin đã nói tương tự, khi căng thẳng Nga - phương Tây lên đến đỉnh điểm vì những sự kiện ở Ukraina.

Nước Nga của Putin trước kỷ nguyên Trump và trật tự thế giới mới - Hình 2

Một hầm chứa máy bay tại căn cứ không quân Shayrat sau vụ Mỹ tấn công Syria.

Sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của nước Nga trong suốt hơn một thập kỷ đã chững lại vì tác động kép: giá dầu mỏ giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên nước này do những cáo buộc liên quan đến việc sáp nhập bán đảo Crimea và xung đột quân sự, bất ổn ở Đông Ukraina.

Để hóa giải, có thể Putin muốn lịch sử lặp lại: một cuộc chiến tranh như cuộc Đệ nhị Thế chiến, sẽ đưa nước Nga và phương Tây nhích lại gần nhau, và một vị tổng thống Hoa Kỳ "dễ chịu" hơn với nước Nga, như trước đây Franklin D. Roosevelt (1882 - 1945) nổi tiếng với quan điểm thiên tả, "dễ chịu" với Liên Xô...

Chiến dịch không kích hỗ trợ quân chính phủ Bashar al-Assad của không quân Nga từ cuối năm 2015, bắt đầu trong bối cảnh như thế. Nhưng đến đây, lập luận của tôi vướng vào một vấn đề lớn - nếu chỉ là một "cuộc chiến chống khủng bố" mà đối tượng chính là Nhà nước Hồi giáo IS, thì sẽ rất dễ hiểu.

Châu Âu vừa trải qua một loạt các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, còn Hoa Kỳ thì đang là "đầu tàu" trong cuộc chiến này từ sự kiện 11/9 (2001) thì lý thuyết mà nói, sự xích lại gần nhau của Nga và phương Tây là tất yếu.

Nhưng Putin vốn là người khó đoán bởi tính sâu sắc và thâm trầm, lại đang cho thấy Nga có những mục tiêu xa hơn, đó là sự ủng hộ của nước này với chính quyền al-Assad, nghĩa là bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực Trung Đông - Địa Trung Hải.

Cuộc nội chiến Syria không thể kéo dài mãi, cái gì cũng sẽ đến phút chung cuộc. Nga phải có một chỗ trên bàn đàm phán. Chỉ có một điều chắc chắn, lịch sử sẽ không lặp lại y hệt như trước, ít nhất trong thời kỳ của thế giới phẳng và vũ khí hạt nhân. Putin cũng vậy - người lọc lõi về các vấn đề địa chiến lược, không dễ bị sa vào bẫy. Và cái bẫy ở đây là gì?

Nếu như ở tây bán cầu xuất hiện ứng cử viên Donald Trump "hãy làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" thì ở châu Âu cũng là sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc, như ứng cử viên Marine Le Pen của nước Pháp hay phong trào Brexit của nước Anh... tất cả đều được giải thích có lợi cho đường lối của Putin.

Nhưng nước Nga sẽ ra sao khi không còn những đối thủ, những "đối trọng" đó nữa? Lúc đó người ta sẽ lại chú ý đến những vấn đề bên trong đất nước, nhân dân sẽ không còn đồng thuận được như trước đây nữa. Đó sẽ là nguy cơ mới của nước Nga.

Tôi tin V.Putin không vội mừng vì Trump thắng cử ở nước Mỹ, bằng chứng là ông im lặng và quan sát. Và những gì đang diễn ra, cũng rất đáng suy ngẫm về một trật tự thế giới mới.

Trùng với chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là sự kiện tàu chiến Mỹ bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào một căn cứ quân sự của quân chính phủ Syria, do những cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học để tàn sát dân chúng và lực lượng phe đối lập.

Nước Nga của Putin trước kỷ nguyên Trump và trật tự thế giới mới - Hình 3

Sau đó là tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng, thế giới lại nín thở lo lắng liệu có một cuộc chiến tranh bùng nổ ở Đông Bắc Á hay không. Dù chưa có chiến tranh, nhưng có một điều dễ nhận thấy, là Trung Quốc vì quyền lợi kinh tế của mình, đã ra mặt gây sức ép với Triều Tiên và không hề có thái độ đối đầu với Hoa Kỳ.

Ông Putin sẽ nhìn rõ hơn về khả năng, ai sẽ là bạn, ai sẽ là thù, liệu có ai còn là đồng minh được nữa hay không. Và Aleksandr Đệ tam vẫn tỏ ra là đúng, nước Nga chỉ có thể dựa vào chính mình. Cái bẫy ở đây, chính là cái thế "chông chênh" khi thế giới mất đi một cực, dù cái cực đó ở trong tình thế đối đầu. Thủ tiêu thế lưỡng cực, mất một trong hai đối trọng siêu cường hoặc hai đối trọng đó nhập vào làm một, đều có thể trở thành nguy cơ cho nước Nga.

Chiến tranh thế giới sẽ khó nổ ra, nhưng chúng ta cũng ít có cơ hội nhìn thấy cảnh "bá vai bá cổ" một cách thân ái giữa hai siêu cường có vũ khí hạt nhân. Xin lưu ý, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu... chưa bao giờ là siêu cường về quân sự, mà chỉ là các cực về kinh tế. Vai trò này đến nay chỉ có hai "ông lớn" là Mỹ và Nga.

Thế giới chưa thể xây dựng một trật tự mới vì bản thân cái trật tự này chưa hình thành rõ nét, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố chưa thể bị tiêu diệt bởi sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới còn cực kỳ sâu sắc, dẫn đến những thù hằn dân tộc và tôn giáo cũng còn rất nặng nề.

Hiểu được điều đó, điều mà nước Nga của Putin cần phải chăng là mối quan hệ giữa hai siêu cường: hợp tác về kinh tế và tôn trọng nhau ở trách nhiệm quốc tế cũng như khả năng hủy diệt thế giới bằng vũ khí hạt nhân?

Theo Phúc Lai

An ninh thế giới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự UkraineÔng Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự Ukraine
06:10:11 23/01/2025
Các 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bốCác 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bố
19:03:50 23/01/2025
Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngàyHàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày
22:00:53 22/01/2025
Hệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịchHệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịch
20:12:34 23/01/2025
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường họcÔng Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học
21:03:58 22/01/2025
Trung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHOTrung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHO
16:46:37 22/01/2025
Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự doBí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do
11:57:53 23/01/2025
22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"
11:36:24 23/01/2025

Tin đang nóng

Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'
07:33:41 24/01/2025
Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệtDựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt
07:17:43 24/01/2025
Vừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồngVừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồng
08:52:34 24/01/2025
Không phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh HằngKhông phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh Hằng
06:52:25 24/01/2025
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốcThêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc
07:30:24 24/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Dân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động tháiDân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động thái
09:06:09 24/01/2025

Tin mới nhất

Colombia ra sức trấn áp xung đột

Colombia ra sức trấn áp xung đột

13:39:34 24/01/2025
Lực lượng đặc biệt Colombia đã tiến vào thành trì của các nhóm vũ trang gần biên giới với Venezuela, trong nỗ lực tái khẳng định sự kiểm soát của chính phủ ở khu vực đang xảy ra xung đột.
Tương lai nước Mỹ trong tầm nhìn của Tổng thống Trump

Tương lai nước Mỹ trong tầm nhìn của Tổng thống Trump

13:37:12 24/01/2025
Chiều 21.12 (theo giờ Mỹ), đại diện 3 tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới là Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman, Tổng giám đốc SoftBank Masayoshi Son và Chủ tịch Oracle Larry Ellison đã xuất hiện cùng Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.
Miền nam của Mỹ xuất hiện bão tuyết hiếm gặp

Miền nam của Mỹ xuất hiện bão tuyết hiếm gặp

13:34:50 24/01/2025
Đây là một hiện tượng thời tiết vô cùng hiếm gặp đối với khu vực vốn quen thuộc với khí hậu ấm áp, theo tờ The Washington Post.
Israel khởi động chiến dịch lớn tại Bờ Tây

Israel khởi động chiến dịch lớn tại Bờ Tây

13:32:11 24/01/2025
Không lâu sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực tại Dải Gaza, quân đội Israel ngày 21.1 mở chiến dịch quân sự mới nhắm vào các tay súng Palestine tại TP.Jenin ở Bờ Tây.
Cần 200.000 binh sĩ giữ gìn hòa bình Nga - Ukraine?

Cần 200.000 binh sĩ giữ gìn hòa bình Nga - Ukraine?

13:29:50 24/01/2025
Ông Zelensky lưu ý rằng Nga có thể triển khai 1,5 triệu quân so với 800.000 quân củaUkrainevà 200.000 quân của Pháp, theo trangThe Kyiv Independent.
Nga xác nhận có cơ hội đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump

Nga xác nhận có cơ hội đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump

13:26:29 24/01/2025
Hôm (22.1), Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết chính quyền Moscow thấy được cơ hội, dù nhỏ, trong việc thương thuyết với chính quyền mới dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Boeing thiệt hại gần 3 tỷ USD do đình công và cắt giảm nhân sự

Boeing thiệt hại gần 3 tỷ USD do đình công và cắt giảm nhân sự

13:02:42 24/01/2025
Theo đó, "gã khổng lồ" ngành hàng không có trụ sở tại Chicago ngày 23/1 cho biết sẽ báo cáo khoản lỗ 5,46 USD trên mỗi cổ phiếu khi công bố kết quả tài chính đầy đủ vào tuần tới.
Triều Tiên lần đầu tiên bình luận việc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị bắt giữ

Triều Tiên lần đầu tiên bình luận việc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị bắt giữ

13:00:16 24/01/2025
Bên cạnh đó, phiên tòa xét xử của Tòa án Hiến pháp cũng đang diễn ra để xác định xem có nên duy trì hay bác bỏ bản luận tội ông do Quốc hội Hàn Quốc đề xuất hay không.
Chưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San Diego

Chưa kiểm soát được cháy rừng Los Angeles, Mỹ lại căng mình với cháy ở San Diego

12:57:56 24/01/2025
Trong khi đó, một đám cháy rừng khác ở gần biên giới Mỹ - Mexico cũng đã thiêu rụi hơn 80ha. Khói từ đám cháy biên giới này ở khu vực Dãy núi Otay thuộc Vịnh Nam San Diego, được cho là có thể nhìn thấy từ cách xa hàng dặm.
Thượng viện Mỹ thông qua đề cử Giám đốc CIA

Thượng viện Mỹ thông qua đề cử Giám đốc CIA

12:56:07 24/01/2025
Ông Ratcliffe từng là nghị sĩ bang Texas năm 2015 - 2020. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã bổ nhiệm ông Ratcliffe làm Giám đốc CIA, đứng đầu cộng đồng tình báo Mỹ và là cố vấn chính của tổng thống về tình báo.
NATO lo ngại việc Tổng thống Trump sẽ rút binh lính Mỹ khỏi châu Âu

NATO lo ngại việc Tổng thống Trump sẽ rút binh lính Mỹ khỏi châu Âu

12:54:33 24/01/2025
Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra vào tháng 6 tại The Hague được kỳ vọng sẽ là dịp để các thành viên thảo luận về mục tiêu chi tiêu quốc phòng cao hơn và cách ứng phó với các thách thức an ninh mới.
Điện Kremlin phản ứng trước cảnh báo trừng phạt của Tổng thống Trump

Điện Kremlin phản ứng trước cảnh báo trừng phạt của Tổng thống Trump

12:45:47 24/01/2025
"Chúng ta có thể làm theo cách dễ dàng hoặc cách khó khăn và cách dễ dàng thì luôn tốt hơn", ông Trump nhấn mạnh, đồng thời thúc giục Nga dừng cuộc chiến ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Camera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tư

Camera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tư

Netizen

13:40:00 24/01/2025
Đoạn clip trích xuất từ camera an ninh ghi lại tình huống tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại ngã tư đường bê tông vào lúc 10 giờ 56 phút ngày 23/1 khiến nhiều người rùng mình.
Món ngon ngày Tết: 3 món hấp cực dễ làm lại thanh mát và giúp giảm cân đón Tết

Món ngon ngày Tết: 3 món hấp cực dễ làm lại thanh mát và giúp giảm cân đón Tết

Ẩm thực

13:39:57 24/01/2025
Để bữa cơm những ngày cận Tết vừa ngon miệng, đủ dinh dưỡng lại giúp giảm cân hiệu quả thì bạn hãy tham khảo ngay ba món hấp thanh mát, ngọt ngon dưới đây nhé!
Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao việt

13:33:55 24/01/2025
Người mẫu Tuệ Như - vợ ca sĩ Hồ Quang Hiếu - sinh mổ con trai nặng 2,9 kg. Khi thấy con chào đời, Hồ Quang Hiếu bất ngờ vì sao em bé hơi tím, da nhăn nheo.
Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Sao châu á

13:30:22 24/01/2025
Yoo Yeon-seok, một cái tên không còn xa lạ với người hâm mộ điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc, đã trải qua một hành trình sự nghiệp đáng ngưỡng mộ.
Cà Mau: Lãnh án tù vì bắt cá bằng xung điện

Cà Mau: Lãnh án tù vì bắt cá bằng xung điện

Pháp luật

13:17:45 24/01/2025
Theo cáo trạng, khoảng 20 giờ ngày 8.11.2024, Niệm rủ Lâm Bá Đ. (16 tuổi) sử dụng bộ kích điện tự chế đi bắt cá trên tuyến Kênh 20, thuộc xã Khánh Thuận.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bloomberg: Tổng thống Ukraine có thể đàm phán trực tiếp với Tổng thống Putin

Bloomberg: Tổng thống Ukraine có thể đàm phán trực tiếp với Tổng thống Putin

12:42:58 24/01/2025
"Chúng tôi đang thảo luận với ông Zelensky. Chúng tôi sẽ sớm nói chuyện với Tổng thống Putin và chúng tôi sẽ xem mọi chuyện diễn ra như thế nào", ông nói.
Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Trắc nghiệm

12:36:25 24/01/2025
Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.
Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Thời trang

12:09:04 24/01/2025
Nếu bạn đang theo đuổi phong cách an toàn với những gam màu trầm nhàm chán thì những thiết kế đa sắc màu dưới đây sẽ là gợi ý lý tưởng giúp bạn có sự bứt phá, linh hoạt và đầy phá cách cho năm mới.
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Sao thể thao

11:53:40 24/01/2025
Tối 23/1, trên trang Instagram cá nhân, bà xã hậu vệ Đoàn Văn Hậu - nàng WAG Doãn Hải My gây choáng khi bất ngờ công khai chuyện can thiệp thẩm mỹ, làm đẹp để đón Tết.
NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

Mọt game

11:13:39 24/01/2025
Tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Marvel Rivals - một trong những bom tấn nổi bật nhất giai đoạn cuối năm 2024 vừa qua.