Lan Quân Tử: Cách nhận biết, ý nghĩa và cách trồng
Lan Quân Tử là loài cây cảnh đẹp mắt và có giá trị phong thủy cao, được nhiều ưa chuộng. Chúng có thể được trồng làm cây cảnh trang trí hoặc làm cây cảnh văn phòng tùy ý.
Nguồn gốc Lan Quân Tử
Lan Quân Tử có tên khoa học là Clivia nobilis, là loài cây thuộc họ Amaryllidaceae. Mặc dù có tên gọi là Lan thế nhưng loài thực vật này lại không hề liên quan đến bất kỳ chi, họ nào thuộc Phong Lan cả. Lan Quân Tử vốn có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới thuộc Nam Phi, sau này chúng được du nhập rộng rãi đến nhiều quốc gia nhiệt đới trong châu Á, trong đó có Việt Nam. Người dân nước ta vẫn thường gọi loài cây này bằng một số tên gọi khác như cây Đại Quân Tử, cây Huệ Cam, cây Huệ Đỏ…
Hình ảnh Lan Quân Tử
Cách nhận biết Lan Quân Tử
Để có thể nhận biết được cây Lan Quân Tử, bạn cần phải dựa vào một số đặc điểm nổi bật như sau:
1. Về thân cây
Lan Quân Tử là loài thân thảo, mọc hoang dã, có chiều cao thân trung bình từ 40-100cm. Chúng có khả năng sống rất lâu năm nhờ vào bộ rễ chắc khỏe và phân nhánh mạnh. Nhờ vậy mà cây có thể thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
2. Về lá cây
Lá của Lan Quân Tử mọc liền với thân như một khối thống nhất. Lá có màu xanh nhạt khi cây còn non và trở nên đậm màu hơn khi cây đã trưởng thành và sống lâu năm. Các lớp lá đan xen vào nhau theo từng lớp, có hình dạng thuôn dài như lưỡi kiếm.
3. Về hoa
Hoa của Lan Quân Tử mọc ở trên đỉnh của ngọn cây, thường có màu đỏ hoặc cam, bên trong nhụy lại có màu vàng. Hoa khi nở mọc thành từng chùm gồm 15-18 bông hoa với nhau trông vô cùng đẹp và bắt mắt.
Công dụng của Lan Quân Tử
Lan Quân Tử có vẻ đẹp rực rỡ và tươi sắc, vậy nên nó thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà, trong vườn hoa, công viên, hoặc làm cây cảnh văn phòng. Bên cạnh đó, chúng cũng được nhiều người ưa chuộng trồng làm cây cảnh phong thủy, cây bản mệnh,…
Ngoài ra, giống như nhiều loại cây xanh khác, cây Lan Quân Tử cũng có khả năng cung cấp nguồn không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn. Đồng thời chúng cũng giúp lọc sạch bụi bẩn, ngăn ngừa ảnh hưởng của các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử. Nhờ đó bạn trở nên khỏe mạnh, thoải mái hơn.
Lan Quân Tử là cây trồng phong thủy đẹp mắt
Lan Quân Tử có ý nghĩa gì trong phong thủy?
Đúng như với tên gọi của mình, Lan Quân Tử tượng trưng cho khí phách đại trượng phu, bậc chính nhân quân tử luôn sống hiên ngang và ngẩng cao đầu, giống như với hình dáng mọc thẳng đứng và vươn lên của cây vậy. Ngoài ra, do cây có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, điều này mang ý nghĩa cho sự mạnh mẽ, kiên cường, có thể vươn cao dù cho hoàn cảnh có khó khăn, khắc nghiệt đến thế nào đi nữa.
Cách trồng Lan Quân Tử
1. Lan Quân Tử ra hoa vào tháng mấy?
Lan Quân Tử thông thường sẽ ra hoa vào đầu xuân, do đó mà nhiều người vẫn thường hay trồng chúng để vào dịp Tết hoa có thể nở rực rỡ. Nhờ đó mà đem lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.
2. Phương pháp trồng
Lan Quân Tử có thể được trồng bằng phương pháp gieo hạt hoặc tách thân. Tuy nhiên tách thân từ cây mẹ là giải pháp được nhiều người lựa chọn để tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc.
3. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng Lan Quân Tử nên là những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng như đất mùn, có khả năng thoát nước tốt và độ pH ổn định. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm trấu, phân hữu cơ vào trong đất trước khi trồng để tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng.
Video đang HOT
4. Cách trồng
Bạn dùng dao cắt lấy một phần thân của cây Lan Quân Tử đang phát triển tốt. Sau đó đem thân cây đó về, ngâm trong dung dịch kích rễ trong 3-4 tiếng rồi mới đem giâm vào trong đất để trồng như nhiều loại cây khác. Sau khoảng 2-3 tuần thì rễ cây từ thân mới sẽ mọc và đâm rộng xuống đất trồng. Bạn chỉ việc tưới nước và chăm sóc thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
Cách chăm sóc Lan Quân Tử giúp ra hoa đẹp
1. Điều kiện ánh sáng
Lan Quân Tử có khả năng chịu hạn tốt nên chúng hoàn toàn có thể được trồng bên ngoài môi trường có nhiều ánh sáng Mặt Trời. Ngoài ra chúng cũng có thể trồng được trong phòng với điều kiện thiếu sáng và điều hòa mà vẫn có thể sinh trưởng được.
2. Điều kiện nước tưới
Lan Quân Tử ưa ẩm ở mức trung bình, bạn chỉ cần duy trì độ ẩm trong đất trồng từ 60-70% là được. Mỗi ngày tưới ít nhất 1 lần cho cây, có thể tăng thêm số lần tưới khi thời tiết nắng nóng kéo dài, và giảm bớt lượng tưới khi thời tiết vào mùa lạnh.
3. Bón phân
Lan Quân Tử không cần phải bón phân nếu như đất trồng đã có đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu bạn muốn kích thích cho hoa nở đẹp để có thể trưng bày vào dịp Tết thì hãy bón phân NPK cho cây vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa. Cứ 1 tuần bón 1 lần bằng hình thức pha loãng với nước để tưới cho cây. Như vậy cây có thể ra hoa nở rực rỡ và bền đẹp đủ lâu để bạn chơi Tết.
Lan Quân Tử hợp với tuổi nào, mệnh gì?
Lan Quân Tử là loài hoa hợp với những người mang mệnh Thổ hoặc mệnh Hỏa. Ngoài ra đây còn là loài cây bản mệnh của người tuổi Mùi. Vậy nên những người mang tuổi Mùi mà thuộc mệnh Thổ hoặc mệnh Hỏa khi trồng cây sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc, sự nghiệp, việc kinh doanh cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Cây Xô Thơm: đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây Xô Thơm là loài cây có vẻ đẹp mộc mạc, mùi thơm hấp dẫn và có giá trị kinh tế cao. Bạn có thể trồng loại cây này trong nhà để trang trí hoặc sử dụng nó vào các mục đích chữa bệnh của mình.
Cây Xô Thơm là cây gì?
1. Nguồn gốc
Cây Xô Thơm có tên khoa học là Salvia officinalis, tên tiếng Anh thường gọi là Sage, thuộc họ hoa Môi. Đây là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, là loài có giá trị kinh tế cao do được sử dụng nhiều trong công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm nói chung. Sau này cây Xô Thơm được du nhập sang nhiều nước khu vực châu Âu và cả châu Á, trong đó có Việt Nam. Bạn có thể bắt gặp loài cây này tại các tỉnh thành miền Bắc nước ta.
Hình ảnh cây Xô Thơm
2. Đặc điểm
Cây Xô Thơm là loài cây hoang dã, mọc bụi, xuất hiện nhiều tại những khu rừng rậm rạp hoặc tại các vùng núi cao, xung quanh những loài cây khác. Cây Xô Thơm là cây thân thảo, có chiều cao trung bình khoảng từ 60-100cm. Lá cây có màu xanh lục, hơi nhạt, mặt lá phủ rất nhiều lông tơ. Hoa của cây Xô Thơm có màu tím đặc trưng, kích thước bông hoa nhỏ nhắn, dạng hình ống. Mùa hoa Xô Thơm bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 8.
Cây Xô Thơm có tác dụng gì?
1. Công dụng trong đời sống hàng ngày
Hoa của cây Xô Thơm có hình dạng rất đẹp mắt và có mùi hương hấp dẫn. Do đó mà loài cây này được ưa chuộng để làm cây trồng trong nhà, cây trang trí nhà cửa, tô điểm cho không gian, cảnh quan xung quanh.
Ngoài ra, cây Xô Thơm còn được người dân thu hái để làm lá rau ăn kèm với các món ăn khác thường ngày như thịt gà, cá,... bởi lá cây Xô Thơm có vị cay nồng và thơm, khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
2. Công dụng trong y học
Cây Xô Thơm từ lâu đời đã trở thành thảo dược quý giá được thu hoạch nhằm phục vụ mục đích chữa bệnh của con người. Một số công dụng nổi bật của nó trong y học có thể kể đến như:
- Chữa đau họng, viêm họng, tiêu sưng
- Giảm các vết sưng đau do bị thương, tai nạn gây ra
- Kháng khuẩn, chống viêm, trị mụn cho làn da hiệu quả
- Giúp phục hồi tổn thương trên da
- Giúp lưu thông khí huyết tốt hơn
Cây Xô Thơm có nhiều tác dụng trong y học
3. Giá trị kinh tế
Chính vì có mùi thơm ngào ngạt đặc trưng, cây Xô Thơm được thu hoạch để bào chế thành tinh dầu nhằm phục vụ cho công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm. Đây là loài thực vật có giá trị kinh tế cao, bên cạnh bào chế tinh dầu, lá của cây còn được thu hoạch riêng để dùng xông hơi, giúp thư giãn đầu óc và giúp con người ngủ ngon giấc hơn.
Các loại cây Xô Thơm phổ biến hiện nay
Hiện nay, cây Xô Thơm có nhiều chủng loài để người dân có thể lựa chọn khi trồng. Một số loại cây Xô Thơm phổ biến nhất bao gồm:
1. Salvia officinalis
Loài Xô Thơm này có hoa với màu sắc đặc trưng là màu tím nhạt hoặc là tím đậm. Đa số loài này có màu giống với màu của cây Lan Tử La, cho hoa nở vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn.
2. Biergarten Sage
Biergarten Sage là loài Xô Thơm đặc biệt có thể sống và sinh trưởng được trong điều kiện thời tiết giá lạnh. Nhiệt độ thấp nhất mà loài này có thể chịu được lên đến dưới 18 độ C. Vậy nên nếu bạn đang sinh sống tại những vùng lạnh giá thì có thể trồng loại Xô Thơm này.
3. Golden Variegated Sage
Lá của Golden Variegated Sage có màu xanh lục với đường viền lá màu ánh kim. Tuy nhiên thời gian sống của loài Xô Thơm này khá ngắn và không có khả năng chịu lạnh tốt, cho nên rất ít người ưa chuộng loài cây này để trồng.
4. Cây Xô Thơm lá tím
Xô thơm lá tím là một loài kết hợp giữa cây Xô Thơm giống Salvia farinacea và Salvia officinalis, lá của loại Xô Thơm này có màu tím cho nên dân gian thường gọi là cây xô thơm lá tím. Loại cây Xô Thơm này rất ít khi nở hoa, nhưng chúng lại có khả năng chịu lạnh tốt cho nên vẫn có thể được trồng để thu hoạch lá phục vụ cho các ngành công nghiệp hoặc y học.
5. Salvia Japonica Thunb
Salvia japonica Thunb có màu sắc của bông hoa là màu lam nhạt vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên ẩn sâu bên trong màu hoa màu lam này lại có một màu tím độc đáo khác, khiến cho bông hoa có được 2 màu sắc trong cùng 1 bông. Loại hoa Xô Thơm này tượng trưng cho sự thông minh, cũng như bản lĩnh khôn ngoan của con người.
6. Tricolor Sage
Loài Xô Thơm này có điểm độc đáo duy nhất đó là có lá cây với 3 màu sắc khác nhau là: màu xanh, tím và trắng. Do vậy loài cây này được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh trang trí trong nhà, ngoài vườn.
7. Salvia Elegans
Giống cây Xô Thơm Salvia Elegans chỉ ưa thích trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, chúng không thích hợp để trồng ở những vùng lạnh. Cây có lá màu xanh và khi hoa nở sẽ cho ra màu đỏ rất đẹp mắt.
8. Clary Sage
Clary Sage là giống cây Xô Thơm có hoa nở vô cùng đẹp mắt, chúng được ví như nàng tiên nữ, các cánh hoa khi nở thường xòe ra xung quanh khiến ai nhìn vào cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Cách trồng cây Xô Thơm giúp hoa nở đẹp
1. Phương pháp trồng
Cây Xô Thơm chủ yếu được trồng thông qua phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Mỗi phương pháp sẽ mang lại ưu điểm cũng như cách thức trồng khác nhau.
2. Đất trồng
Cây Xô Thơm có thể trồng được ở trên nhiều loại đất khác nhau mà không kén chọn. Bạn hãy lựa chọn những loại đất tơi xốp, có nhiều mùn và dinh dưỡng, là đất thịt có độ pH trung tính, không quá chua và có khả năng thoát nước tốt cho rễ.
Cây Xô Thơm cho ra hoa rất đẹp nếu được chăm sóc tốt
3. Cách trồng cây Xô Thơm bằng cành
- Bạn hãy cắt lấy 1 cành từ cây mẹ, cành được cắt phải khỏe mạnh, không bị bệnh và có khả năng ra mầm tốt.
- Cành sau khi cắt phải còn khoảng 2-3 lá cây, bạn tước bớt lá thừa ở dưới cành rồi đem ngâm vào dung dịch kích rễ khoảng 6-8 tiếng trước khi trồng.
- Mang cành cây ra chậu đất rồi cắm vào trong đất trồng, thường xuyên tưới nước chăm sóc cho cây cho đến khi cây ra rễ là có thể sinh trưởng được.
4. Cách trồng cây Xô Thơm bằng hạt
- Hạt cây Xô Thơm bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các cửa hàng bán cây cảnh và nông sản vì đây là loài cây phổ biến, dễ trồng.
- Hạt giống mua về cần là những hạt khỏe mạnh, không bị hỏng, bị lép. Bạn đem ngâm chúng trong nước ấm 50-60 độ C trong vài tiếng cho đến khi nhiệt độ nước chỉ còn 30 độ là được.
- Rửa sạch hạt giống một lần nữa rồi đem ủ hạt vào trong cát ẩm hoặc trong một chiếc khăn ẩm để qua đem.
- Gieo hạt xuống đất trồng rồi rải một lớp đất mỏng lên trên và tưới nước chăm sóc cho hạt giống như bình thường. Sau khoảng 2-3 tuần thì hạt sẽ nảy mầm và hình thành cây non.
5. Tưới nước
Cây Xô Thơm có khả năng chịu hạn rất tốt cho nên không nhất thiết bạn phải tưới nước cho chúng quá thường xuyên. Chỉ cần duy trì tưới đều đặn 3-4 lần/tuần là đủ. Khi đất quá khô thì cần phải tưới để làm ẩm cho đất và giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.
6. Phòng sâu bệnh
Cây Xô Thơm rất ít khi gặp phải sâu bệnh, chúng thường hay bị nấm mốc tấn công. Do đó bạn cần quan sát thường xuyên để có biện pháp phòng ngừa nấm mốc như lau sạch sẽ thân cây hoặc đem cây ra tắm nắng thường xuyên.
Ý nghĩa hoa Phi Yến - Cách trồng và chăm sóc loài hoa đẹp đẽ của tháng 7 Hoa Phi Yến là loài hoa có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng nhưng đầy cuốn hút. Vậy tại sao nó được gọi là loài hoa của tháng 7, ý nghĩa hoa Phi Yến cũng như cách trồng và chăm sóc ra sao, hãy cùng khám phá nhé. Hoa Phi Yến là loài hoa gì? Hoa Phi Yến có tên khoa học là...