Lan Phương hoàn tất HS xin làm Đại sứ du lịch
Dù nữ diễn viên “Cô gái xấu xí” đóng kịch, đóng phim truyền hình từ lâu, nhưng phải đến năm 2010, tên tuổi cô mới bất ngờ được nhắc đến nhiều hơn sau vở kịch có kinh phí đầu tư 5 tỷ đồng và ứng cử làm Đại sứ du lịch.
Hết những tranh cãi về vở kịch, Lan Phương lại thầm lặng làm những công việc cô vẫn làm. Một ngày, cô lại gây bất ngờ khi tuyên bố sẽ tranh cử chức Đại sứ du lịch. Thời gian này, mỗi tối thứ bảy, cô lại xuất hiện trên truyền hình với vai trò thí sinh Bước nhảy hoàn vũ (BNHV), một thí sinh nhiều triển vọng cho những giải thưởng cao nhất.
Biết nhiều quá cũng khổ
- Chị vốn rất ít nói về mình. Nguyên do nào để một người kín tiếng với truyền thông như chị lại tham gia vào chương trình truyền hình thực tế “BNHV”, một chương trình đã diễn ra đến mùa thứ 4 và lần nào cũng có những scandal lùm xùm hao tốn giấy mực của báo chí?
- Nói tôi kín tiếng cũng không phải, chẳng qua tôi không thích lên báo nói những chuyện vô bổ, khoe cái này cái kia. Tôi chỉ nói khi cần và phải là những thứ mình thích. Bản thân tôi cực kỳ thích nhảy múa và du lịch, tôi mơ ước được tham gia BNHV từ lâu, mùa thi năm nay tôi có đánh tiếng muốn tham gia nên ban tổ chức họ mời.
- Nhiều người cho rằng, Lan Phương có lợi thế nhất trong 10 thí sinh năm nay vì chị cũng là… một diễn viên múa. Thực hư chuyện này ra sao?
- Cái này mọi người lại nhầm một lần nữa. Tôi có tham gia đội múa ở nhà thiếu nhi thành phố Vũng Tàu lúc còn nhỏ, sau này vào trường Sân khấu – Điện ảnh cũng được dạy, có đi thi múa một vài lần và có giải, nhưng tôi chưa bao giờ là một diễn viên múa.
Lúc tốt nghiệp xong, tôi được các thầy vô quý vì ngoan ngoãn, họ giữ tôi ở lại làm trợ giảng cho cô giáo dạy múa trong trường. Tôi chưa bao giờ dám nhận mình là diễn viên múa, nếu như chỉ đóng 1-2 phim, tôi cũng chẳng dám nhận mình là diễn viên. Tôi chỉ là một người yêu múa và thích nhảy múa. Điều tôi thấy mình có lợi thế hơn các bạn thí sinh khác là ở phương diện cảm xúc.
“Tôi đơn giản lắm!”.
- Học cùng lúc 2 trường là Sân khấu – Điện ảnh và Đại học Ngoại thương, đóng phim, đóng kịch rồi tham gia múa. Chị ôm đồm quá không?
- Tôi đơn giản lắm, cái gì mình thích thực sự sẽ tìm cách tập trung để làm cho được việc đó, không nghĩ chuyện này, chuyện kia. Quan trọng là sự đam mê và biết cách sắp xếp thời gian cho từng việc. Học trường Sân khấu – Điện ảnh năm thứ hai tôi mới bắt đầu tham gia diễn ở nhà hát kịch Thành phố với đạo diễn Trần Ngọc Giàu, năm 2005 tôi mới tham gia phim, như vậy cũng hơi muộn so với các bạn cùng khóa. Tôi cũng ít đi làm phim, lúc đóng phim tôi cũng tốt nghiệp một trường.
Đôi lúc tôi cảm thấy mình như siêu nhân, biết đủ mọi thứ trên đời, sân khấu, múa, thậm chí đi học khiêu vũ, tham gia hoạt động xã hội, từ thiện, chương trình Mùa hè xanh… cái gì tôi cũng có mặt.
- Trên sân khấu kịch Hồng Vân, thấy chị nói cả tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật. Chị học cả 3 thứ tiếng ấy cùng một lúc?
- Bản thân tôi rất thích ngoại ngữ. Cấp 3 tôi học chuyên Anh ở Vũng Tàu. Sau này lại thường được đi giao lưu văn hóa, diễn kịch với các bạn quốc tế ở Nhật, Philippines, Hà Lan, Áo, Mỹ… nên có học và biết thêm được tiếng Pháp và tiếng Nhật. Tuy nhiên, vì ít có điều kiện sử dụng nên tôi cảm thấy nó cũng mai một đi phần nào. Bây giờ tôi chỉ giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.
Nhắc đến chuyện ngoại ngữ, tôi chợt nhớ ra một chuyện vui như thế này. Tham gia BNHV, có khi không rành tiếng Anh lại hay hơn vì tôi có thể giao lưu thoải mái với bạn nhảy mà nảy sinh chuyện. Tôi và Valeri đã nảy sinh bất đồng trước đêm thi thứ hai từ chuyện lời qua tiếng lại. Cả hai đều thấy không thoải mái từ lúc tập đến tận lúc thi, dẫn đến chuyện kết quả không như mong muốn. Chúng tôi đang từ điểm cao ở đêm thứ nhất rớt xuống thấp nhất ở đêm thứ hai. Sau này cả hai đã hiểu nhau hơn nên cũng có phần ăn ý hơn trên sân khấu.
- Làm nhiều việc, tham gia nhiều hoạt động nhưng nghe nói chị cũng chẳng giàu có có gì?
- Suốt những năm đi học, tôi đều có bố mẹ hỗ trợ. Về sau tôi mới đi diễn, tiền làm gì có nhiều. Tôi may mắn không phải thuê nhà, lúc đó tôi sống chung với người bạn thân nhất. Sau này khi mua nhà chung cư tôi cũng phải mượn thêm tiền bố mẹ, tiền dành dụm đâu có đủ.
Video đang HOT
- Bố mẹ chị có than phiền khi chị làm nhiều vẫn phải nhờ họ không?
- Bố mẹ tôi là người Bắc, luôn thích sự ổn định, không di chuyển nhiều, chẳng phải đi đêm về hôm, thu nhập khá, có lương hưu… Vì thế gia đình không ủng hộ tôi theo nghề này, đến tận bây giờ cũng vậy. Tôi phải thuyết phục bố mẹ rất nhiều.
Lan Phương biết 3 ngoại ngữ.
Không có chuyện gì là không thể
- Đang thầm lặng làm việc, chị bỗng gây xôn xao với tuyên bố sẽ ứng cử vị trí Đại sứ du lịch 2013. Điều gì khiến chị hứng thú với chức danh ồn ào nhất năm 2012 vậy?
- Bản thân tôi từ bé đã ước mơ làm Đại sứ hòa bình của Liên hiệp quốc (cười). Khi nghe tin Lý Nhã Kỳ thôi nhiệm kỳ, tôi nảy sinh ý định ứng cử. Bạn bè, người thân hiểu tôi mê du lịch, muốn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè thế giới nên cũng ủng hộ. Thú thật tôi thấy sau khi tôi lên tiếng, có nhiều người cũng thổ lộ ý định này rồi độc giả, công chúng cũng xôn xao… Thật ra, thời gian qua tôi quá bận nên đó chỉ là đánh tiếng trên trang cá nhân và báo chí, đến hôm nay mới hoàn thành thủ tục gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng.
- Bản thân chị có hiểu biết như thế nào về thực trạng du lịch ở Việt Nam hiện nay?
- Tôi thấy ý thức người dân mình hiện nay còn kém lắm, thường xuyên xả rác, vứt rác bừa bãi khiến khách du lịch nước ngoài khi đến cảm thấy khá là khó chịu. Ở những nước văn minh, phố xá của họ sạch sẽ, vứt rác không đúng nơi là bị phạt ngay. Người Việt cái gì không phải… ở nhà mình không ý thức giữ gìn. Nếu người dân ý thức được những chỗ đó là một phần của mình sẽ hoàn toàn khác. Chuyện này cũng không phải là không thể thay đổi được!
Nói đi cũng phải nói lại, người dân Việt cũng có những ưu điểm khác. Đó là bản tính đôn hậu, nồng nhiệt, cởi mở và rất hiếu khách, nếu chịu khó tiếp xúc với khách nước ngoài sẽ rất hay. Nước mình lại có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hà Nội, Sapa, Hạ Long, Đà Lạt… thậm chí cả du lịch sinh thái miền Tây cũng rất hay nhưng chưa nhiều người biết đến.
Ở Bước nhảy hoàn vũ, Lan Phương luôn giữ được phong độ.
- Chị đã đi nhiều nơi, vậy hãy ví dụ một trường hợp cụ thể về du lịch của nước bạn chị cảm thấy ấn tượng?
- Ở một số nước châu Âu, khi đi đến bất cứ cửa hàng nào, trình hộ chiếu cho nhân viên bán hàng, tức khắc du khách được giảm ngay 10% số tiền mua hàng trên hóa đơn. Tôi cảm thấy rất thích thú trước việc này và nó cũng kích thích khách du lịch mua sắm, đem lại lợi nhuận cho quốc gia đó.
Một số nước lân cận Việt Nam như Thái Lan, Philippines, Singapore, du khách cũng được đón tiếp rất niềm nở, không có thái độ chèo kéo, đeo bám người mua hàng như ở Việt Nam. Còn ở Nhật, một lần đến đó, hỏi thăm đường, tôi được người Nhật dẫn đến tận nơi một cách nhiệt tình, lúc đó tôi thấy cảm mến người Nhật lắm. Người dân Nhật đã cùng góp phần xây dựng nền văn hóa du lịch của họ. Tôi nghĩ đó là quy tắc xã hội chung ở các nước văn minh.
- Chị nghĩ rằng với chức danh Đại sứ du lịch, chị có thể thay đổi những điều không hay đang tồn tại?
- Không phải là không thể, chúng ta cần thời gian và chiến lược. Bản thân tôi cũng đã làm được nhiều việc mà mọi người nghĩ là không thể, như biết nhiều ngoại ngữ, học hai trường cùng lúc chẳng hạn. Tôi thấy không chuyện gì mình không thể làm được cả. Vấn đề là cách tiếp cận, thay đổi. Bản thân tôi từ bé không ai dạy nhưng đã ý thức được việc không nên xả rác bừa bãi nơi công cộng, dù thấy mọi người xung quanh vẫn làm đấy nhưng tôi chưa bao giờ làm thế, thậm chí ăn một hột ô mai tôi cũng cầm trên tay, tìm được thùng rác mới bỏ vào.
- Chị có đánh giá thế nào về các đối thủ khác đang cùng ứng tuyển Đại sứ du lịch?
- Tôi không đánh giá ai. Tôi chỉ biết mình mê du lịch và muốn góp phần xây dựng. Còn việc nếu như không trúng tuyển, tôi nghĩ chắc do mình không phải lựa chọn phù hợp của Bộ VH, TT&DL du lịch, không phải vì mình không có khả năng. Nếu tôi được chọn, nghĩa là tôi phù hợp, chẳng phải mình hơn người khác gì cả! Thế thôi.
Theo Thể thao & Văn hóa
Lý Nhã Kỳ: 'Tôi là người có sức ảnh hưởng thế giới...'
"Tôi muốn đại diện cho hình ảnh Việt Nam lan rộng trên khắp thế giới và được mọi người trân trọng" - Lý Nhã Kỳ chia sẻ.
Ngày 20/4 chị đã có một cuộc thăm nước bạn Campuchia, chị có thể chia sẻ về chuyến đi của mình không?
Thực sự, tôi rất ngạc nhiên khi đến đất nước Campuchia, trong vai trò quảng bá du lịch cho hai nước, mang tính chất hữu nghị, nhưng không ngờ tôi được đón tiếp rất là trọng thị. Khi đáp máy bay xuống, tôi thấy cả một đoàn người tiếp đón, cả nhà báo, truyền thông, lãnh đạo đi đến đón mình, thực sự tôi rất xúc động.
Họ rất nhiệt tình, đưa tôi đi tới những nơi, những kiến trúc, những di tích lịch sử của đất nước Campuchia. Hiểu thêm về nền văn hóa của người Khơmer, có những kiến trúc mà mình không thể nào nói được giá trị của nó là như thế nào (!?), nhưng đó thực sự là một giá trị tinh thần, một giá trị lịch sử, một giá trị cho bất kỳ công dân nào cũng phải hãnh diện.
Tôi rất vui khi được lãnh đạo và nhân dân của đất nước Campuchia yêu thích, du khách quốc tế cũng rất là ưu ái mình, luôn muốn được đến Việt Nam, luôn muốn có được những bức ảnh kỉ niệm với mình, thậm chí dưới cái nắng gần 40 độ của Campuchia mà rất nhiều du khách và người dân sẵn sàng đứng đợi để được chụp hình với tôi.
Các lãnh đạo Campuchia cũng nói, nếu có một vị Đại sứ mà thu hút được sự chú ý, gây được sức ảnh hưởng như vậy thì đó cũng là một điểm thuận lợi cho ngành du lịch, về một hình ảnh để quảng bá. Khi tôi hỏi lãnh đạo Campuchia là đất nước của ông có cần một vị Đại sứ Du lịch (ĐSDL) không, thì ông nói, chắc chắn bất cứ một nước nào nếu có một người đem lại hình ảnh đẹp cho quốc gia thì họ sẽ làm, tìm được một vị Đại sứ đủ tầm, đủ tâm, tạo được sức ảnh hưởng không phải là dễ.
Nếu một vị Đại sứ am hiểu tất cả mọi thứ, ví dụ như tôi, khi tôi đến Campuchia, rõ ràng người dân Campuchia làm sao biết hết được về tôi, tôi đã làm được những gì cho đất nước Việt Nam, nhưng mà khi họ nhìn tôi, họ có thiện cảm, kể cả du khách Pháp, Thụy Sỹ, Đan Mạch...Vì họ nghĩ đất nước Việt Nam sẽ rất đẹp, họ có một một vị ĐSDL hết sức thân thiện. Nhưng ngược lại, nó cũng có hai mặt, một vị Đại sứ không làm tốt công việc và tên tuổi cô ấy có những điều xấu thì cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, quảng bá du lịch của đất nước ấy, nên để tìm một người làm Đại sứ không phải dễ.
Có thông tin là chị đang có kế hoạch kêu gọi bảo tồn và phục hồi Angkor, một kinh đô Đế quốc Khmer của đất nước Campuchia?
Tôi rất khâm phục những kiến trúc cổ, cũng như người Khmer đã để lại một công trình đồ sộ đến vậy. Chúng ta không thể so sánh với kiến trúc của phương tây, của châu Âu, nhưng rõ ràng ở đây người Khmer đã làm được rất nhiều thứ, có những cái là thiên nhiên ban tặng, nhưng cũng có những thứ là do con người tạo ra, tôi được tận mắt chứng kiến, nên tôi cũng không thể nào tin được con người có thể tạo ra được những công trình ấy.
Ở góc độ tôi không phải người Campuchia, tôi là người Việt Nam, nhưng tôi lại kêu gọi mọi người ở Campuchia hãy bảo tồn, hãy giữ gìn di sản này, thì hiệu quả cũng gây được sự chú ý hơn, tốt hơn. Bởi vì, tôi không phải là một vị Đại sứ của họ, nhưng tôi cảm nhận và trân trọng cái giá trị của kiến trúc này.
Về việc ưu thế của tôi sau khi kêu gọi bình chọn Vịnh Hạ Long thì thực ra đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, dù sao đi nữa thì tôi cũng xuất thân là một ĐSDL Việt Nam, tuy nhiên cái trách nhiệm dành cho đất nước, cho con người Việt Nam, cũng như trách nhiệm một công dân thì tôi luôn dành hết mọi tâm huyết, sức lực cũng như mọi mối quan hệ của tôi dành cho Việt Nam là trước hết, còn về việc tôi kêu gọi bảo tồn và phục hồi Angkor chỉ là một vị Đại sứ nước ngoài giúp đỡ Campuchia.
Còn trong công việc cũng giống như một chiếc bánh phải biết chia phần lớn, phần nhỏ, nhưng về mặt quan hệ hữu nghị, nếu mà mình giúp đỡ được một đất nước khác, làm những điều tốt hơn cho đất nước họ, thì mọi người sẽ ủng hộ chị.
Tại sao chị lại có dự định giúp đỡ kêu gọi cho du lịch nước bạn? Trong khi ở Việt nam chị lại xin rút lui khỏi danh sách ứng cử ĐSDL 2013?
Hiện giờ, tôi chỉ giúp nước bạn kêu gọi bảo tồn, cũng như bảo vệ những kiến trúc, nhưng tôi đâu phải Đại sứ của Campuchia? Nếu như bây giờ tôi bỏ chức ĐSDL Việt Nam đi nhận chức ĐSDL Campuchia thì có thể trách móc tôi.
Nhưng tôi là một người có sức ảnh hưởng ở thế giới, mà vẫn giúp được ở Việt Nam về ngành du lịch, quảng bá du lịch ra thế giới, mà vẫn giúp được những nước khác, thì tôi nghĩ rằng đó cũng là một thế mạnh giúp cho hình ảnh đất nước Việt Nam lên cao hơn.
Vì sao, vì khi mình giúp nước bạn thì nước bạn cũng sẽ giúp mình, các cụ vẫn nói "Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao". Nếu bây giờ, tôi giúp được nhiều nước cho hình ảnh du lịch của họ, thì rõ ràng rất nhiều nước cũng sẽ chung tay để giúp cho chị quảng bá được hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới và khẳng định vị trí Việt Nam ở thế giới.
Sau khi làm việc với lãnh đạo nước bạn, chị nhận xét khâu quản lý, công tác phát triển du lịch của Campuchia so với Việt Nam giống và khác nhau ở điểm nào?
Thực ra mỗi một nước có một cách quảng bá cũng như phát triển du lịch khác nhau và cũng phụ thuộc vào cái gì của nước đó được ưu ái, chả hạn như Việt Nam thì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho, còn Campuchia cái họ có được là do con người tạo ra chúng.
Cách quản lý, phát triển du lịch ra thế giới của mỗi nước khác nhau, mình không thể so sánh được. Có một điều tôi nhìn thấy được ở người dân Campuchia, họ rất có ý thức làm du lịch, ý thức đó tạo nên mỗi con người đều đồng lòng như vậy. Khách du lịch họ đều nhìn vào cái tổng quan, có thể nhìn thấy hình ảnh đất nước trên từng con người.
Điều đặc biệt, tôi đến Siêm Riệp không phải là thủ đô, nhưng thực sự rất là sạch, chỉ là một con đường xa lộ thôi nhưng cực kì sạch, trong khi hai bên là rừng mà họ có thể quét, có thể giữ gìn sạch sẽ như vậy. Đến các quán ăn bên đường nằm trong rừng, thế nhưng rất sạch, đó cũng là một ấn tượng tốt về phát triển du lịch ở nước bạn. Về con người có thể nhìn thấy được sự thân thiện, sự vui vẻ cũng như là tình cảm dành cho các du khách quốc tế. Vì thế, họ lấy được tình cảm của du khách dành cho đất nước mình.
Được nước bạn tin tưởng phần nào chứng minh thế mạnh quảng bá du lịch của chị, chị có ý định xin ứng cử lại vị trí ĐSDL của VN hay không?
Chắc chắn tôi sẽ không ứng cử nữa, vì tôi muốn để lại vị trí ứng của đó cho những bạn trẻ, hoặc cho những người cũng có sức ảnh hưởng lớn, thậm chí còn lớn hơn tôi, để có thể cống hiến và làm được nhiều hơn cho đất nước. Nhưng nếu các lãnh đạo vẫn tin tưởng, cũng như là mọi người dân công chúng vẫn muốn tôi gắn bó với hình ảnh du lịch Việt Nam thì tôi có thể làm cố vấn hoặc tôi có thể nhận một chức danh nào đó.
Sắp tới chị có dự định nào cho việc quảng bá du lịch ở Việt Nam hay không?
Thực ra tôi có rất nhiều kế hoạch quảng bá cho du lịch Việt Nam, khi làm ĐSDL tôi cũng đã có những dự định dài hơi, muốn xây dựng hình ảnh cần có một khoảng thời gian và nhiều sự hỗ trợ.
Một năm thì không đủ để có thể xây dựng một hình ảnh về Việt Nam dưới nhiều góc nhìn trong mắt của bạn bè thế giới. Những kế hoạch mà tôi sẽ làm tiếp, tôi đang chờ khi có ĐSDL mới thì tôi sẽ nhường lại những kế hoạch của mình cho Đại sứ mới để họ có thể xem, có thể góp sức vào không.
Tôi cũng sẽ trình bày với lãnh đạo Bộ văn hóa thể thao và du lịch về những cái kế hoạch mà tôi chưa hoàn thiện, nếu Bộ muốn tôi cùng đồng hành trong các sự kiện, quảng bá du lịch thì tôi luôn sẵn sàng.
Dường như quảng bá du lịch Việt Nam thì chưa xứng với sức của chị, có phải chị đang hướng tới một mục tiêu cao và mang tính quốc tế hơn?
Khi tôi làm ĐSDL Việt Nam là một năm gắn liền với danh hiệu ấy, tôi rất yêu chức danh này, vì tôi là người đầu tiên mang danh hiệu này, có cả nước mắt, có cả tiếng cười, có cả niềm hạnh phúc. Cái tên ĐSDL cũng như cái tên thứ hai của tôi. Hiện nay, tôi có rất nhiều mối quan hệ trên thế giới yêu quý, ủng hộ, tôi có mục đích đi ra thế giới, nhưng không phải cá nhân tôi mà cái đi ra này cũng là một hình thức quảng bá du lịch, là một hình thức đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới và không phải dễ để đi.
Tôi đang có một điều kiện thuận lợi để đi, được mọi người đón nhận một cách trân trọng, thì tại sao mình không ra. Không phải tôi không ứng cử vì du lịch Việt Nam không xứng tầm với tôi, rồi đi nhận chức Đại sứ liên quốc gia nào đó. Không phải ai cũng có cơ hội ra với thế giới, nên tôi có cơ hội thì tôi sẽ ra, tôi muốn đại diện cho hình ảnh Việt Nam lan rộng trên khắp thế giới và được mọi người trân trọng.
Theo Tiin
Á hậu Thụy Vân: 'Đại sứ du lịch phải nói không với scandal' Đại sứ du lịch ngoài việc là một người đẹp, còn nên là một người có sức ảnh hưởng nhất định tới cộng đồng bằng chính tài năng, uy tín của họ...". "Tôi không... trốn khỏi showbiz" Sau thời gian dài nghỉ sinh con, rất nhiều người tò mò về sự trở lại của chị. Bên cạnh những lời khen cũng có không...