Lan Ngọc thấu hiểu số phận cô dâu Việt ở xứ Hàn
Từng sống chung suốt 2 tháng với các cô dâu Việt tại Hàn Quốc để lấy kinh nghiệm đóng phim, Lan Ngọc chia sẻ, có những số phận khiến cô rơi nước mắt.
- Cuối năm rồi, chị đến Dubai tham dự Liên hoan phim Quốc tế trong vai trò diễn viên của một phim Hàn Quốc. Chị chia sẻ gì về bộ phim này?
- Bộ phim có tên tiếng Việt là Xin chào Thúy. Trong đó, chỉ có tôi là diễn viên Việt Nam. Tôi giữ vai Thúy, nhân vật chính. Tác phẩm điện ảnh này nói về cuộc đời của những người phụ nữ nước ngoài lấy chồng Hàn Quốc, mà điểm nhấn là hình ảnh người phụ nữ Việt. Họ phải trải qua nhiều rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống… có lúc chịu cảnh khinh miệt, kỳ thị từ người dân địa phương, từ chính gia đình chồng. Số phận của Thúy khá éo le khi thời gian hạnh phúc của cô chưa được bao lâu thì đột nhiên chồng mất tích, bố chồng chết… Mẹ chồng đổ lỗi tất cả cho sự xuất hiện của Thúy. Điều này buộc cô phải lên đường tìm lại công bằng cho mình.
Tháng 11 tới, bộ phim có cơ hội đến với khán giả Việt Nam tại Liên hoan phim Quốc tế diễn ra ở Hà Nội. Khi xem lại, tôi thấy có những chỗ cắt làm mạch cảm xúc của các nhân vật khá bị cụt. Tôi trực tiếp nói tiếng Hàn trong phim nên nghe còn rất cứng. Dù vậy, tôi hy vọng, bộ phim phần nào phác họa nên một góc nhìn về cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam nơi xứ người.
Lan Ngọc tái xuất với hình ảnh rạng rỡ hơn xưa. Ảnh: Khoa Nguyễn.
- Một cô gái trẻ như chị làm thế nào để hóa thân vào nhân vật có số phận thăng trầm như Thúy?
- Năm 2012, để chuẩn bị cho việc bấm máy bộ phim, tôi được mời sang Hàn Quốc sống hai tháng. Nhằm giúp tôi hóa thân trọn vẹn vào nhân vật, đoàn phim sắp xếp để tôi được ở cùng một vài cô dâu người Việt Nam sống ở Hàn Quốc. Họ là những người chịu số phận bất hạnh như báo chí trong nước từng phản ánh. Tôi ăn, ngủ cùng các chị, lắng nghe những tâm tư của họ. Tôi nhớ mãi, có một chị nói với tôi: “Em ráng đóng vai này cho thật hay vào để sao cho con gái xứ mình đừng sang đây nữa”. Tôi nghe mà rất đau lòng.
Nhưng điều gì cũng có hai mặt của nó. Có thời gian trải nghiệm cuộc sống ở Hàn Quốc, tôi cảm nhận được, có những người phụ nữ Việt gặp hoàn cảnh thương tâm khi không hòa nhập được cuộc sống nơi xứ người. Nhưng cũng có người phụ nữ Việt rất được trân trọng, được tạo cơ hội để phát triển bản thân. Điều cần thiết là phải kịp thời nhận ra những dấu hiệu tiêu cực để từ đó có những cái nhìn cảm thông và chia sẻ hơn với những số phận người Việt sống ở Hàn.
Lan Ngọc thời “Cánh đồng bất tận”.
Video đang HOT
- Việc đóng phim với một êkíp hoàn toàn người nước ngoài như thế để lại trong chị kỷ niệm như thế nào?
- Hai tháng ở Hàn Quốc để lại trong tôi quá nhiều kỷ niệm đẹp, nó cũng thay đổi hoàn toàn con người tôi – từ một cô gái hay rụt rè, e ngại trở thành người sôi nổi, tự tin. Mẹ tôi bảo tôi có số “sống xa nhà”. Ở nhà là hay bệnh, ăn uống khó khăn. Ngày trước đi theo đoàn phim Cánh đồng bất tận cũng vậy, tôi khỏe hẳn ra, ăn ngủ đều tốt, tinh thần phấn chấn, vui vẻ. Khi sang Hàn, tôi ăn rất ngon. Tôi lại phù hợp với không khí lạnh nên càng thích. Suất nào ăn cơm cũng gấp đôi người khác, kể cả mấy anh nam cũng phải sợ. Ngoài giờ lên phim trường, tôi còn cùng các anh chị trong đoàn làm phim đi chơi, đi nấu cơm làm kim chi để phát cho người nghèo. Đó là những bài học cuộc sống đáng nhớ với tôi.
- Sau Cánh đồng bất tận, chị vắng mặt một thời gian và chỉ xuất hiện trở lại với một vai rất nhỏ trong Long ruồi và mới đây là phim hài Tèo em. Đây đều là hai hình ảnh khác biệt với vai Nương sâu sắc và ấn tượng trước đây, vì sao thế?
- Tôi là một diễn viên nên điều quan trọng là được làm nghề. Nhân vật tôi được mời thể hiện càng đa dạng càng tốt. Vai nhỏ trong Long Ruồi là một kỷ niệm không vui vẻ gì với tôi. Sau Cánh đồng bất tận, tôi nhận được lời mời vào phim này. Khi đó, do cái bóng của vai Nương quá lớn, tôi luôn sống trong sự hoang mang, rụt rè, không hề dám nhận lời mời từ đoàn phim nào vì cứ sợ nhỡ đâu vai sau không hay, mình đóng không tốt thì ảnh hưởng đến hình tượng. Tuy vậy, tôi nhận lời đóng Long Ruồi vì đây là phim của “tía” Dustin Nguyễn sản xuất. Nhưng khi phim ra rạp, vai tôi bị cắt rất nhiều, chỉ còn một vài cảnh mà đến đứa bé đóng cũng được. Tôi đã bị mọi người hiểu nhầm là mình chảnh, là kiêu, từ chối phim truyền hình chỉ để đu đeo với điện ảnh trong một vai bé tý tẹo. Tôi đã phải rất cố gắng để trải qua thời gian khó khăn đó.
Rất may là giờ tôi tự tin hơn xưa, tôi tạo được cho mình tâm lý thoải mái khi làm việc và đón nhận những vai diễn mới.
Nữ diễn viên ngày càng trưởng thành hơn với vẻ đẹp mặn mà.
- Tháng 4 tới, có đến 3 phim chị tham gia sẽ ra mắt khán giả, chị mong chờ điều gì?
- Tháng 4 là tháng sinh nhật của tôi. Ba bộ phim tôi tham dự ra mắt trong dịp này cũng như là một món quà quá nhiều ý nghĩa. Tôi rất thích vai Lụa của mình trong phim Vừa đi vừa khóc của Vũ Ngọc Đãng. Đó là một vai mà tôi quậy và “điên” hết cỡ, được dịp thay đổi diễn xuất. Trong phim truyền hình Mét vuông tình yêu,tôi cũng có cơ hội thể hiện cá tính nổi loạn qua hình ảnh cô gái quê ôm giấc mộng trở thành ca sĩ bằng mọi giá. Còn trong phim điện ảnh Lưu manh đầu bếp, tôi vào vai một cô bé từng rất ăn chơi, sau đó được gia đình cải tạo lại. Nói chung, tôi hy vọng khán giả đón nhận sự trở lại mới mẻ của mình.
- Chỉ thỉnh thoảng xuất hiện tại các sự kiện của làng giải trí, mỗi lần xuất hiện như vậy, chị chuẩn bị vẻ ngoài cho mình như thế nào?
- Những ngày đầu mới bước chân vào làng showbiz, mỗi lần nghe tới chuyện đi sự kiện hay đi đâu đó, xuất hiện trên thảm đỏ hay trước đám đông tôi rất ngại. Tôi không có êkíp riêng, cũng không biết làm stylist ra sao, trang phục như thế nào. Tất nhiên, mình cũng có vài người quen nhưng họ cũng không thể nào túc trực để tư vấn cho mình về mọi thứ, về phong cách. May mắn là tôi có quen anh make-up Tín Nguyễn, anh giúp tôi rất nhiều trong chuyện này mà không tính toán gì cả. Một bộ đồ mặc trên thảm đỏ ít lắm cũng tầm 4-5 triệu đồng nên với những nghệ sĩ trẻ như tôi, mỗi lần xuất hiện lại một trang phục mới là điều không phải dễ dàng gì. Nhưng tôi cũng cho rằng, mình càng biết đầu tư cho bản thân thì càng thể hiện sự tôn trọng với khán giả nên phải cố gắng trong khả năng của mình.
Theo VNE
Danh thủ bóng đá đóng phim
Những danh thủ bóng đá thường vào vai là... cầu thủ, do đó không quá khó khi diễn xuất về chính thực tế mà mình có kinh nghiệm.
& 1 &
Mối lương duyên giữa điện ảnh và bóng đá nằm trong một kế hoạch rất hoành tráng từ cấp độ FIFA. Nhiều người còn nhớ FIFA đã đầu tư cho đạo diễn Danny Cannon để thực hiện bộ ba phim truyện Goal: Sự ra đời của một thần đồng (phần 1: Ghi bàn, phần 2: Sống trong mơ, phần 3: Bước ra thế giới, sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2009), trong đó có sự góp mặt của một số danh thủ như Zidane, David Beckham, Raul, Alan Shearer, Patrick Kluivert.
Bộ phim kể về quá trình vươn lên của cầu thủ Santiago Munez (do diễn viên Kuno Becker thủ vai). Rời quê hương Mexico để sang Mỹ lúc mới 10 tuổi, cậu bé Santiago Munez suốt ngày mơ ước trở thành cầu thủ. Cậu ta được Glen Floy, một tuyển trạch viên người Scotland, phát hiện khi cậu đang chơi cho câu lạc bộ nghiệp dư ở Los Angeles. Tuy nhiên, con đường trở thành cầu thủ chính thức trong đội hình Newcastle United của Santiago rất gian nan. Đã vài lần Santiago tính rút lui, từ Anh quốc bay trở về Los Angeles nhưng Santiago được một đàn anh là cầu thủ Harris tận tình động viên.
Santiago đã có trận ra mắt tại Premier League trong cuộc đối đầu với Fulham. Trong một tình huống Santiago bị cản trong vùng cấm địa, Newcastle được hưởng quả phạt đền. Trong trận đấu với Liverpool, Santi có bàn thắng muộn khi trận đấu sắp hết giờ giúp Newcastle giành chiến thắng 3-2 và nhờ vậy Newcastle có được một suất tham dự Champion League vào mùa sau. Santiago trở thành tâm điểm của sự chú ý từ "gã khổng lồ Tây Ban Nha" - CLB Real Madrid.
Santiago có tên trong đội hình tuyển thủ Mexico tham dự World Cup 2006, tuy nhiên trong một chuyến du lịch tới Romania trước mùa giải, anh bị thương nặng. Dù không thể tiếp tục thi đấu, Santiago vẫn đến World Cup để cổ vũ cho đồng đội.
Goal: Sự ra đời của một thần đồng cống hiến cho khán giả nhiều khung hình sôi động, đẹp mắt trên cầu trường và đem đến thông điệp về nghị lực vượt lên số phận nhờ vào sự "cọ xát" trong môi trường thể thao.
Nhiều danh thủ tham gia phim Escape to Victory.
& 2 &
Những danh thủ bóng đá thường vào vai là... cầu thủ, do đó không quá khó khi diễn xuất về chính thực tế mà mình có kinh nghiệm. Nhưng huyền thoại một thời của Manchester United là Eric Cantona sau khi giã từ sự nghiệp bóng đá ở tuổi 31 thì khác. Anh đã xuất hiện khá nhiều vai như một diễn viên nhà nghề trong các show truyền hình và phim. Như phim L'Outremangeur, Cantona vào vai một cảnh sát béo phì và được giới phê bình phim rất khen ngợi.
Đặc biệt, vào năm 2008 Cantona xuất hiện trong bộ phim có tên Tìm kiếm Eric (Looking for Eric) của đạo diễn Ken Loach. Bộ phim kể chuyện một bưu tá tên là Eric đã phải nhọc công để tìm gặp thần tượng bóng đá Eric Cantona khi cuộc đời người này đang trên bờ vực sụp đổ.
Cầu thủ đi đóng phim không phải là ngoại lệ hiếm hoi. Có thể kể ra: Didier Drogba thử tài diễn xuất trong phim Choáng váng (Vertigo), thủ môn khẳng khiu Edwin van der Sar xuất hiện trong phim Đổ lỗi cho Rio (Blame it on Rio), Michael Owen trong phim Trẻ ngang bướng (The comeback kid), tiền đạo Djibril Cisse được đạo diễn tên tuổi Luc Besson mời vào đóng một vai trong phim Taxi 4 và ngay đến huấn luyện viên Arsene Wenger (CLB Arsenal) cũng từng có mặt trong phim Lạc mất bạn bè (How to lose friends), Người thờ ơ (Alienate people)...
& 3 &
Sau lễ hội World Cup 2010, các danh thủ Lionel Messi, Beckham, Rio Ferdinand, Cristiano Ronaldo, Rooney... có mặt trong bộ phim truyện Đào thoát để chiến thắng (Escape to victory). Bộ phim này là phiên bản mới dựa trên một bộ phim cùng tên đã thực hiện vào năm 1981.
Nhà sản xuất phim Vinni Jones mời các danh thủ không chỉ vì tiếng tăm mà còn vì khả năng diễn xuất. Tiền đạo lừng danh Messi đã từng diễn một vai trong bộ phim tự truyện của Maradona do đạo diễn nổi tiếng Kusturica dàn dựng, với nhiều cảnh quay tại Argentina, Ý, Tây Ban Nha, Cuba; Rio Ferdinand từng xuất hiện trong phim ?? l?i cho RioĐổ lỗi cho Rio; Beckham thì khỏi nói, rất điêu luyện trong việc tạo hình ảnh trong mắt khán giả qua bộ phim Nổi tiếng vì phá lưới.
Đào thoát để chiến thắng kể về một đội bóng tù binh trong Thế chiến lần II, với huấn luyện viên là John Colby (do Michael Caine đóng). Đức Quốc xã sử dụng trận đấu này như một công cụ tuyên truyền, còn các tù nhân coi đây là một cơ hội để trốn thoát. Trong hiệp 1, đội bóng tù binh bị dẫn bàn do sự thiên vị lộ liễu của trọng tài. Một số tù nhân muốn đào thoát trong thời gian nghỉ giữa hai hiệp. Tuy nhiên, số còn lại vì danh dự nên muốn dồn sức thi đấu đến hết trận để giành chiến thắng. Tỉ số thắng là điều bất khả trong điều kiện bối cảnh bọn lính Đức "vừa đá bóng vừa thổi còi". Do đó, khi một tù nhân ghi bàn gỡ hòa 4-4, đám đông khán giả đã tràn xuống sân ủng hộ. Nhân dịp đó, các tù nhân trà trộn vào đám đông để trốn thoát.
Phiên bản bộ phim sản xuất năm 1981 có các danh thủ Pele (Brazil), Bobby Moore (Anh), Deyna "cầu thủ xuất sắc mọi thời đại của Ba Lan".
Đào thoát để chiến thắng dựa trên một câu chuyện có thật và đau thương về một trận cầu trong Thế chiến lần II, lúc đó đội bóng Dynamo Kiev thắng đội bóng của binh lính Đức, để rồi các cầu thủ Kiev bị Đức Quốc xã trả thù tàn tệ bằng cách đem ra xử bắn!
Những danh thủ bóng đá tham gia phiên bản 1981 và phiên bản 2010 của bộ phim trên chứng tỏ được một điều: Họ có đầu óc quan tâm đến những vấn đề xã hội, thay vì chỉ biết hái ra tiền từ đôi chân.
Theo VNE
Đóng phim "người lớn" bị cấm tốt nghiệp Một sinh viên 18 tuổi được cho là bị đình chỉ học sau khi đóng phim người lớn đồng tính. Được biết đến với biệt danh Noel, sau khi đoạn phim được đăng tải sinh viên này đã nổi tiếng toàn trường. Tuy nhiên, ngay lập tức người này đã bị trường trung học Cocoa ở Brevard, Florida đình chỉ học. Khi những...