Lân Lâm Thao giúp cải tạo đất bị hạn, mặn, nhiễm phèn
Đó là ý kiến của PGS-TS Mai Thành Phụng – nguyên Trưởng bộ phận thường trực phía Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại hội thảo Hiệu quả của phân bón Lâm Thao trong sản xuất lúa ở ĐBSCL do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vừa tổ chức tại TP.Cần Thơ.
Tác dụng của phân lân đơn
Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Lê Thanh Tùng – Phó phòng phụ trách vùng Nam Bộ (Cục Trồng trọt) cho biết, sau mùa hạn mặn năm nay, tình hình sản xuất lúa đã bị ảnh hưởng. Tại ĐBSCL do tập quán sản xuất lúa, phân lân đơn chưa được đánh giá đúng giá trị của mình. Đến nay, người làm lúa đang gặp khó khăn trong việc khắc phục thực trạng trên và phân lân đang dần khẳng định được vị thế, giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Bón lân Lâm Thao giúp tăng năng suất lúa ở vùng đất nhiễm hạn, mặn, phèn. Ảnh: I.T
Bà Lê Thị Cẩm Nhung – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ thắc mắc về thời gian bón phân lân đơn đối với cây lúa. “Đối với phân lân đơn, thông thường ở địa phương tôi chỉ có một loại phân bón lót hoặc DAP bón thúc lần 1, thúc lần 2, nhưng trong thí nghiệm của Viện Lúa ĐBSCL về sử dụng phân lân, tôi thấy quy trình kỹ thuật bón có nêu, đối với lân đơn bón ngay thời điểm 9 ngày sau khi sạ, tôi hơi thắc mắc, nhờ các nhà khoa học giải đáp thêm”.
Trả lời vấn đề này, TS Chu Văn Hách – chuyên gia phân bón cho biết: “Đối với vùng đất phèn mà chỉ bón 1 lần supe lân thì hiệu quả không cao, nên khuyến cáo bón thêm một lần ở giai đoạn 2; còn trên đất phù sa có thể bón lót 1 lần cũng được”.
Chia sẻ về những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, ông Phù Khí Nguyên – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang cho biết: “Kiên Giang là tỉnh có diện tích lúa lớn ở ĐBSCL. Những năm qua năng suất, sản lượng không ngừng tăng, nhưng nông dân chưa giàu nổi, điều đó có nghĩa giá thành sản xuất hiện nay chưa đủ cạnh tranh. Hơn nữa, do tác động của biến đổi khí hậu làm cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng càng khó khăn hơn”.
Theo ông Nguyên, Kiên Giang là tỉnh có diện tích đất phèn khoảng 3/4, trong đó có khoảng 1/2 có xâm nhập mặn, đây là vấn đề tiềm ẩn rủi ro lớn. Qua thực tế thực hiện cũng như báo cáo của các nhà khoa học cho thấy sử dụng lân đơn có tác dụng tốt cho đất phèn mặn. Tuy nhiên, tỉnh Kiên Giang có ít đại lý bán lân đơn. Hơn nữa bà con ngại bón lân đơn do lân đơn khi bón rất bụi. “Tôi nghĩ, cần nghiên cứu làm sao cho nông dân dễ sử dụng”- ông Nguyên nói.
Còn ông Nguyễn Xuân Nghĩa – Doanh nghiệp tư nhân Huy Thảo Nghĩa (Đồng Nai) cho biết: “Là đơn vị cung cấp phân bón Lâm Thao ở phía Nam, chúng tôi đã kết hợp với công ty đưa sản phẩm phân bón Lâm Thao với giá thành hợp lý nhất đến tay bà con nông dân thông qua hệ thống đại lý phân phối. Tôi xuất phát là người nông dân, cũng là người làm công tác khoa học kỹ thuật, về sau chuyển sang phân phối phân bón, tôi tâm niệm chỉ kinh doanh những sản phẩm có chất lượng và hiệu quả cho bà con. Nếu các đại lý và nông dân cần sản phẩm phân của Lâm Thao chúng tôi sẽ cung cấp kịp thời, đầy đủ với chi phí thấp nhất để bà con nông dân có lãi”.
Cùng chia sẻ với nhận xét trên, ông Dương Thanh Tùng – khuyến nông viên tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng khẳng định: “Tôi rất tâm đắc với các sản phẩm của phân bón Lâm Thao. Như chúng ta đã biết, do biến đổi khí hậu, các tỉnh ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Diện tích lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng đã nhiễm mặn nặng, tôi xin hỏi có những sản phẩm nào giúp hóa giải cho các vùng đất phèn, mặn. Hiện nay, tại Sóc Trăng chưa thấy sản phẩm lân đơn, rất mong phía công ty đưa sản phẩm về các địa bàn khó khăn giúp cho việc sản xuất của nông dân được tốt hơn”.
Video đang HOT
Phân lân giúp cải tạo đất bị nhiễm mặn, phèn
Ông Mai Thành Phụng – nguyên Trưởng bộ phận thường trực phía Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại hội thảo thảo.
Trả lời những thắc mắc và chia sẻ trên, PGS-TS Mai Thành Phụng – nguyên Trưởng bộ phận thường trực phía Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: “Nông dân quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế, phải có lời; vấn đề thứ hai là hiệu quả môi trường và cuối cùng là sự tiện dụng. Không phải cái gì kết quả khoa học tốt đưa ra nông dân xài là được liền, tập quán nông dân thích cái gì nhẹ – gọn. Tôi rất mong Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao suy nghĩ về các vấn đề tiện dụng cho nông dân để có sự khác biệt cho ĐBSCL”.
Bên cạnh đó, theo ông Phụng, chúng ta chỉ nên tổng hợp lại những gì dễ hiểu, dễ nhớ nông dân mới tiếp nhận được, như vậy phải có chiến dịch truyền thông hợp lý để sản phẩm đi vào lòng dân. Phải kết hợp như thế nào và phải tận dụng lực đẩy của hệ thống khuyến nông, mô hình liên kết, chúng ta đưa phân lân vào sản xuất thì chỉ có con đường đại lý là chưa đủ, phải làm những mô hình trình diễn khuyến nông.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Lê Trọng Nghĩa, Công ty TNHH TM Thịnh Điền (TP.Cần Thơ) cho biết: “Hiện tôi đang bán phân lân Lâm Thao và thị trường lân Lâm Thao đã có từ lâu nhưng cái hạn chế của chúng ta là chưa quan tâm nhiều đến việc quảng bá. Phân lân Lâm Thao có chất lượng rất tốt, giá cũng tốt nhưng khi bán không ai hỗ trợ chúng tôi quảng bá nên rất khó bán, khó phổ biến cho nông dân. Ngay thời điểm hạn mặn, nhu cầu sử dụng lân nung chảy Lâm Thao rất lớn, nhưng hình thức quảng bá chưa được quan tâm nhiều. Hiện nay, theo tôi nên tổ chức hội thảo cho các hệ thống phân phối của đại lý và nông dân sẽ thành công”.
Ông Vũ Xuân Hồng- Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao trả lời tại hội thảo.
Giải đáp các thắc mắc trên, ông Vũ Xuân Hồng – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: “Phân lân nung chảy của Lâm Thao được sản xuất từ năm 2010, chất lượng rất tốt, đã được kiểm nghiệm, không thua các sản phẩm của công ty khác mà giá thành lại thấp hơn. Từ những thành công đã đạt được ở miền Bắc, chúng tôi định hướng sẽ phát triển mạnh thị trường ở vùng đất giàu tiềm năng ĐBSCL. Sẽ có những đầu tư xứng đáng. Trước mắt chúng tôi có 2 đại lý phân phối chính thức tại vùng đáp ứng nhu cầu của bà con”.
Lân Lâm Thao rất tốt đối với cây trồng ĐBSCL Phân lân đóng vai trò cải tạo đất, đặc biệt trong tình hình khô, hạn, mặn, phèn, phân lân giúp cho phát triển bộ rễ, mà bộ rễ là cội nguồn của sự sống, giúp cây tồn tại và phát triển một cách bền vững. Do đó phân lân đóng vai trò quyết định ngay từ đầu đối với việc đảm bảo bộ rễ của cây trồng phát triển tốt theo nguyên tắc 4 khỏe. Các nhà khoa học đã có những khuyến cáo đối với ĐBSCL, đất ở vùng này thiếu lân do vậy tất cả các nguồn lân đều rất cần bổ sung cho đất và cho cây. Bên cạnh đó, lân Lâm Thao có 2 chất là lân và vôi, nó giúp cho việc phát triển bền vững, đặc biệt trong phân lân Lâm Thao có một phần lưu quỳnh nữa nên cũng cần cho một số cây trồng. Hơn nữa, hiện nay lân Lâm Thao theo nghĩa rộng có nhiều chủng loại phân, trong đó có những loại phân mới rất thích hợp cho các loại cây trồng ở ĐBSCL, tôi đánh giá rất cao vai trò của phân lân Lâm Thao trong vấn đề phát triển các loại cây trồng ở ĐBSCL.
PGS-TS Mai Thành Phụng
Theo Danviet
Dán tem chống hàng giả cho phân bón Lâm Thao
Là đơn vị sản xuất phân bón đứng đầu cả nước, thương hiệu "ba nhành cọ xanh" của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã trở nên quen thuộc với bà con nông dân khắp đất nước. Tuy nhiên, càng nổi tiếng lại càng bị làm giả nhiều. Mới đây, lãnh đạo công ty đã đề ra một số giải pháp để chống lại tình trạng này, trong đó có việc dán tem để chống hàng giả.
Tỷ lệ làm giả liên tục gia tăng
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, những năm trở lại đây, tình hình sản xuất phân bón giả, kém chất lượng ngày càng tinh vi. Riêng năm 2014, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 200 vụ vi phạm, thu phạt hành chính 2,11 tỷ đồng, thu giữ, xử lý, tiêu hủy 690 tấn và 3.306 gói, chai phân bón các loại.
Mẫu mã bao bì chính hãng của phân bón Lâm Thao. Ảnh: I.T
Điển hình là năm 2012, tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, bà con nông dân mua phải phân bón NPK 5.10.3 giả phân bón Lâm Thao bón cho cây ngô, sau khi bón xong cây ngô sinh trưởng và phát triển kém, không cho năng suất. Các cơ quan chức năng đã điều tra và kết luận đó là phân bón giả, làm từ đất sét và bột đá, không có dinh dưỡng do một đối tượng ở Hà Nội sản xuất và tiêu thụ.
Thực tế, nạn phân bón giả còn không đáng lo bằng nạn phân bón kém chất lượng. Bởi việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả khi phát hiện đều bị xử lý rất nghiêm, thậm chí bị truy tố hình sự, trong khi đó phân bón kém chất lượng rất khó xử lý.
Một hình thức phổ biến nhất của nạn phân bón kém chất lượng là ghi tên sản phẩm phân bón lập lờ đánh lừa người tiêu dùng. Ví dụ: sản phẩm lân canxi của Công ty CP Đầu tư Quốc tế Đại Sơn có địa chỉ tại Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội. Thành phần dinh dưỡng: CaO = 10,5%; Nts = 1%; P2O5 = 5%. Như vậy thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 = 5%, Nts = 1% trong khi hàm lượng dinh dưỡng lân P2O5 của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là 16% nhưng giá bán lân canxi đến người nông dân là 3.000 đồng/kg cao hơn Supe lân Lâm Thao 2.620 đồng/kg).
Tương tự, phân bón GP 9.6.3 của Nhà máy Phân bón Trung lượng GP có địa chỉ tại 1017 Cụm Công nghiệp Dĩnh Kế, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Mặt trước của bao bì ghi chữ GP 9.6.3, người tiêu dùng sẽ lầm tưởng đó là phân bón NPK 9.6.3 nhưng thành phần dinh dưỡng thực tế lại ghi chữ rất nhỏ ở mặt sau là đạm lân kali = 3%; SiO2 = 5%. Tức là cũng chỉ bằng một phần rất nhỏ so với thực tế. Trong khi giá bán đến người nông dân gần bằng giá bán phân bón NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao (có thành phần dinh dưỡng N P2O5 K2O = 18%).
Điển hình cho sự "tinh vi" của phân bón kém chất lượng là phân bón NPK-S 12.5.1.0-14 của Công ty CP Bảo vệ thực vật Miền Bắc có địa chỉ tại 58/3/16 Trần Bình, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mặt trước của bao bì có chữ NPK-S 12.5.1.0-14, nhìn như vậy chúng ta tưởng là NPK-S 12.5.10-14 nhưng nhìn kỹ ta thấy dấu sắc của chữ "Miền Bắc" là của số 1.0, như vậy hàm lượng kali chỉ là 1% chứ không phải là 10% như NPK-S 12.5.10-14. Giá bán đến người nông dân bằng giá bán của NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao. Trong khi thực tế thành phần dinh dưỡng kali trong phân bón NPK chỉ bằng 1/10.
Cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng
Sản xuất phân bón tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh: I.T
Theo lãnh đạo Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn chưa được kiểm soát đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính. Là đơn vị sản xuất phân bón uy tín lâu năm trên thị trường, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp "hứng chịu" hậu quả của vấn nạn này, Supe Lâm Thao kiến nghị, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ các ban, ngành chức năng.
Cụ thể, các cơ quan quản lý nhà nước như Chi cục Quản lý thị trường, Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh các loại phân bón trên thị trường. Quản lý chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận hợp quy các loại phân bón hữu cơ và vô cơ theo đúng quy định của Nhà nước; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp, các đại lý kinh doanh phân bón, các hộ nông dân về các quy định của Nhà nước về quản lý phân bón.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, phải sản xuất phân bón có chất lượng tốt, giá bán hợp lý, xây dựng hệ thống bán hàng và có chính sách hậu bán hàng tốt, trang bị kiến thức cho bà con nông dân về nhận diện thương hiệu, sản phẩm và hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật.
Ông Phạm Quang Tuyến- Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: "Là nhà sản xuất, kinh doanh phân bón có sản lượng lớn nhất Việt Nam với bề dày kinh nghiệm 54 năm, Lâm Thao luôn sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, đủ về khối lượng, đúng về hàm lượng dinh dưỡng đã đăng ký và công bố trên bao bì sản phẩm. Để giúp người nông dân mua được phân bón của Lâm Thao và cách phân biệt phân bón thật, phân bón giả, phân bón kém chất lượng, Supe Lâm Thao đã xây dựng được hệ thống các nhà phân phối sản phẩm khu vực trên toàn quốc. Mỗi năm, công ty tổ chức hàng nghìn hội nghị, hướng dẫn bà con cách bón phân khoa học, hiệu quả, phân biệt phân bón thật, phân bón giả, phân bón kém chất lượng".
Đặt mục tiêu lợi nhuận 436 tỷ đồng năm 2016 Theo mục tiêu đã được HĐQT Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đề ra, trong năm 2016, công ty sẽ phấn đấu đạt lợi nhuận 436 tỷ đồng; doanh thu tiêu thụ 4.981 tỷ đồng; giá trị đầu tư XDCB 124,693 tỷ đồng. Để hoàn thành các mục tiêu trên, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty đã đưa ra 11 giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm 2016. Trước đó, theo báo cáo nêu rõ, năm 2015, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn diễn biến phức tạp. Giá điện, than, xăng dầu nguyên nhiên vật liệu vật tư liên tục tăng và biến động bất thường... Mặt khác, thuế phân bón nhập khẩu giảm từ 11% xuống còn 6%, tạo lợi thế cho phân bón nhập khẩu, giảm lợi thế cạnh tranh cho phân bón trong nước. Được sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ có hiệu quả của lãnh đạo các cấp, các ngành từ T.Ư đến địa phương, đặc biệt là sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực lao động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân lao động, công ty đã về đích kế hoạch năm 2015 với các chỉ tiêu chủ yếu: Lợi nhuận 392,482 tỷ đồng, bằng 93,4% kế hoạch năm; nộp ngân sách 181,491 tỷ đồng, tăng 28,5% kế hoạch năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.427 tỷ đồng, bằng 95,4% kế hoạch năm; doanh thu đạt 4.810 tỷ đồng, tăng 0,4% kế hoạch năm; giá trị xây dựng cơ bản đạt 22,460 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch năm; thu nhập bình quân cho người lao động đạt 8,19 triệu đồng/người/tháng. Trong năm 2015, đã có 314 sáng kiến, đề tài của 733 tác giả được công nhận, làm lợi trên 78 tỷ đồng.
P.V
Theo Danviet
Phân bón Lâm Thao "sánh duyên" cây chè Sơn La "Những năm qua, chúng tôi đã nhập hàng ngàn tấn phân bón Lâm Thao để bón cho hàng trăm ha chè của công ty. Qua theo dõi, thử nghiệm, thấy rằng phân bón Lâm Thao rất phù hợp với cây chè" - bà Nguyễn Thị Phượng - Trưởng phòng Kế toán, Công ty Dịch vụ và phát triển chè Sơn La chia sẻ....