Làn gió mới trong BST thời trang của Ralph Lauren nhờ…thổ dân da đỏ
Nhà thiết kế tại Ralph Lauren đã mang đến làn gió mới trong thời trang xa xỉ bằng những bộ trang phục tôn vinh vẻ đẹp dân tộc da đỏ…
Bộ sưu tập mới của Ralph Lauren
Lấy cảm hứng từ phong cách và văn hóa dân tộc người Navajo, Polo Ralph Lauren kết hợp với Naiomi Glasses giới thiệu đến khách hàng bộ sưu tập mùa thu đông mới nhất thông qua chương trình “Artist In Residence”.
Là thợ dệt Diné thế hệ thứ bảy, Glasses mang tầm nhìn khác biệt trong giới thời trang. Những bộ quần áo do cô thiết kế đều có họa tiết từ tổ tiên của mình để lại. Hoa văn Navajo nổi bật xuất hiện trên một loạt các sản phẩm của thương hiệu xa xỉ này như chăn dệt hoa và áo khoác bằng len không nhuộm làm nổi bật màu sắc tự nhiên. Bên cạnh đó, nữ thợ dệt này cũng tung ra bộ sưu tập khác, chủ yếu là các thiết kế mang phong cách hiện đại.
Lookbook của bộ sưu tập mới có sự góp mặt của bạn bè và gia đình của Glasses và được quay trên vùng đất của người Navajo. Bên cạnh đó, thợ dệt Diné thế hệ thứ bảy này cũng tuyển chọn các đồ trang sức bằng bạc và ngọc lam thủ công được tạo ra bởi các gia đình đến từ vùng đất Navajo. Tất cả sản phẩm đều có tỷ lệ 1:1 và sẽ được bán thông qua các kênh của Ralph Lauren.
Naiomi Glasses chia sẻ rằng: “Tôi thực sự vui mừng khi có thể chia sẻ, không chỉ các thiết kế của tôi mà cả vẻ đẹp phong cách sống của người Navajo với thế giới”.
Ralph Lauren cho biết: “Bộ sưu tập mới này mang nét đẹp truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ. Công ty của chúng tôi muốn đưa tính chân thực nhất của nghề thủ công vào cuộc sống và làm việc với những người đã tạo ra, duy trì những di sản vượt thời gian trong nhiều thế kỷ”.
Theo báo cáo từ Ralph Lauren, một phần trăm từ đợt bán hàng đầu tiên của Bộ sưu tập Polo Ralph Lauren x Naiomi sẽ mang lại lợi ích cho Change Labs, một “tổ chức do người bản địa lãnh đạo tập trung vào việc thúc đẩy việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ cho người Navajo và Hopi”.
Video đang HOT
Gia đình Glasses
Một phần doanh thu từ bộ sưu tập đầu tiên của Glasses sẽ mang lại lợi ích cho Change Labs, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để phát triển các doanh nghiệp nhỏ dành cho người Navajo và Hopi
Bộ sưu tập kính mắt có tổng cộng 32 chiếc
Bộ sưu tập mới được lấy cảm hứng từ người Navajo
Bộ sưu tập mới thể hiện sự tôn kính với những người tại Navajo
Cuộc chơi màu sắc của các thương hiệu xa xỉ đều có dụng ý
Bên cạnh logo và họa tiết đặc trưng, các nhà mốt trên toàn thế giới đang ráo riết đánh dấu chủ quyền bằng cách giới thiệu những màu sắc độc bản, như một bản tuyên ngôn khẳng định cái tôi mạnh mẽ trong kỷ nguyên visual.
Từ show diễn phủ kín Le Carreau du Temple với sắc hồng fuchsia của Valentino cho tới gam đỏ cherry đánh dấu kỷ nguyên mới của Gucci, một trong những chiến lược của các Giám đốc sáng tạo nhằm đưa hình ảnh của thương hiệu tiến sâu vào tâm trí khách hàng đó chính là sử dụng màu sắc đặc trưng.
Các màu sắc khi được nhiều công ty thời trang tuyên bố trademark có thể hoạt động như một "shortcut" - lối tắt về mặt hình ảnh cho một thương hiệu. Bên cạnh đó, việc khoác lên mình những thiết kế sử dụng gam màu độc quyền này được coi như là một cách để khẳng định địa vị của các "thượng đế" chịu chi. Nói cách khác, khi giới mộ điệu ngày càng tự tin khoác lên mình những món đồ "quiet luxury" - tự nói lên giá trị của bản thân mà không cần gắn mác, những thiết kế với gam màu độc bản là cách "phô trương thanh thế" đầy tinh tế trong kỷ nguyên xa xỉ mới.
Hãy cùng điểm qua một vài màu sắc đã được gắn chặt trong tâm trí khách hàng như là đại diện cho các thương hiệu thời trang và trang sức.
Cam Hermès
Những chiếc hộp màu cam quýt ấm áp nay đã trở thành di sản của Hermès cũng như được sưu tập bởi giới mộ điệu. Ít ai biết, màu sắc này lần đầu được sử dụng vào năm 1940, khi nhà mốt bị thiếu hụt nguyên liệu và chỉ có sẵn vỏ hộp màu cam. Từ đó cho đến nay, sắc cam đã đi vào tâm trí của những người yêu thời trang như một biểu tượng không logo của nhà mốt Hermès
Xanh dương Tiffany
Năm 1845, ông Charles Lewis Tiffany (nhà sáng lập Tiffany & Co.) đã chính thức sử dụng màu xanh được pha trộn giữa hai màu xanh trứng sáo và baby blue là màu đại diện cho thương hiệu của mình, xuất hiện trên thiết kế bao bì hay những ấn phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, cho tới tận năm 1998, "Màu xanh Tiffany" mới được đăng ký bảo hộ bởi thương hiệu kim hoàn xa xỉ. Năm 2001, sắc xanh Tiffany này đã được Pantone tiêu chuẩn hóa với tên 1837 Blue (dựa theo năm thành lập của thương hiệu).
Xanh lá cây Bottega
Trong kỷ nguyên hình ảnh, khi mà các nhà thiết kế và thương hiệu ra sức chạy đua để sở hữu những màu sắc độc bản, Daniel Lee cũng không đứng ngoài "cuộc chơi". Kể từ mùa Xuân/Hè 2021, một khái niệm mang tên "màu xanh Bottega" (Bottega green) đã được Daniel Lee giới thiệu và phổ biến với giới mộ điệu.
Bộ sưu tập Salon 01 của Daniel Lee đã giới thiệu về một thế giới quan màu sắc độc bản của NTK với nhà mốt nước Ý. Đưa thương hiệu tới với nét thẩm mỹ tinh giản gợi cảm, một nét "sang trọng lặng thầm" (Quiet Luxury) được yêu thích bởi giới mộ điệu.
Hồng Valentino
Chỉ có một từ để mô tả show diễn Fall 2022 của Valentino ở Paris: "hồng". Từ sàn runway, những bức tường và cột trụ của Le Carreau du Temple nổi tiếng cho đến các thiết kế của Giám đốc sáng tạo Pierpaolo Piccioli, tất cả đều được tô điểm với sắc hồng "Valentino Pink PP".
Gam hồng này được phát triển bởi Piccioli, nhóm thiết kế của ông và các chuyên gia màu sắc tại Pantone. Pierpaolo đã đặt cược lớn vào màu hồng khi ngày càng có nhiều nhà mốt thể hiện bản sắc qua các gam màu đặc trưng.
Khi các thương hiệu xa xỉ gây bất ngờ với khách mời bằng những tấm thiệp độc lạ 'Tấm thiệp mời trên bàn' nhưng thời gian, địa điểm chưa chắc đã rõ ràng! Trong thế giới thời trang cao cấp, một tấm thiệp mời bằng giấy đơn giản đôi khi là không đủ. Để có thể truyền tải tính thẩm mỹ hay tầm nhìn thương hiệu, những loại thiệp mời theo chủ đề mới lạ đã ra đời và được rất...