“Làn gió mới” nông nghiệp ở Quảng Ninh: Tất cả nhờ OCOP
Mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản đã được khởi động từ lâu ở Quảng Ninh. Tuy nhiên 1-2 năm trở lại đây, sau những thành công bước đầu đầy ấn tượng của chương trình OCOP (mỗi xã phường một sản phẩm), mô hình này mới thực sự khiến người nông dân chú ý.
Vững tâm làm giàu
Là thành viên của Câu lạc bộ (CLB) Hàu sữa Vân Đồn, ông Trần Văn Thiên hoàn toàn yên tâm khi sản phẩm mình làm ra đã có nơi tiêu thụ ổn định. Ông Thiên cùng các thành viên khác trong CLB càng yên tâm hơn khi trong đợt dịch bệnh khiến hàu chết hàng loạt vừa qua, phần lớn hàu nuôi của các hộ trong CLB đều khỏe mạnh và phát triển tốt. Một điều nữa khiến ông Thiên phấn khởi là CLB (gồm 20 thành viên với diện tích nuôi 50ha, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 3.000 tấn hàu) được chọn vào dự án hỗ trợ kinh phí học tập kinh nghiệm một số vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP do Bỉ hỗ trợ.
Mô hình sản xuất rau sạch tại Công ty CP Đầu tư Song Hành tại xã Tiền An, thị xã Quảng Yên.Ảnh: N.Q
Tham gia vào mô hình này, các hộ nuôi hàu thường xuyên được Hội Nông dân (ND) huyện Vân Đồn tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về quy trình sản xuất an toàn. Bên cạnh đó, Hội ND huyện còn phối hợp cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm đối với sản phẩm hàu sữa; thuê đơn vị tư vấn thẩm định mẫu đất, nước và các vi lượng khác. Đặc biệt, hiện nay Hội ND huyện định hướng cho các thành viên trong CLB xây dựng mô hình thành HTX chuyên sản xuất hàu sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Trần Văn Thiên cho biết: “Sản xuất theo chuỗi giá trị không chỉ giúp các hộ nuôi phòng, tránh dịch bệnh, mà còn nâng cao năng suất, chất lượng, giúp đầu ra sản phẩm ổn định hơn. Thời gian tới, CLB sẽ tiếp tục vận động các hộ nuôi thực hiện nghiêm việc ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)”.
Khác hẳn với những niềm vui của những người sản xuất trong mô hình, thời điểm này năm ngoái, anh Mạc Văn Ngô còn đang bận rộn với việc thu hàu để bán nhưng năm nay, mỗi ngày anh lại đi vớt hàu chết. “Tôi nuôi 4 bè, ngay tại khu Cái Đản huyện Tiên Yên, vừa rồi khi kiểm tra lại thì số hàu chết khoảng 15% trong 1 bè” – anh Ngô kể.
Vốn có đất rộng, lao động trong gia đình lại nhiều, nhưng trước đây anh Trần Văn Thắng (thôn Đồng Tâm, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà) không mấy mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Nhưng kể từ ngày tham gia CLB Nông trang Dực Yên, anh Thắng tìm lại được niềm hứng khởi, mở lối rẽ mới cho gia đình khi quyết tâm làm trang trại. Anh Thắng chia sẻ: “Trước đây việc chăn nuôi gà chủ yếu theo kinh nghiệm, nên vấn đề VSATTP thường chưa được thực hiện một cách triệt để. Từ khi tham gia dự án nuôi gà từ nguồn vốn vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, các hội viên trong CLB phải ký cam kết thực hiện đúng quy trình sản xuất an toàn. Chính sự khắt khe, nghiêm túc này đã thúc đẩy chúng tôi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, quy trình chăn nuôi được tuân thủ theo đúng hướng dẫn và theo dõi sát sao bằng sổ nhật ký”.
Video đang HOT
Liên kết bằng “sợi dây” an toàn thực phẩm
Nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân theo chuỗi VSATTP đã thay đổi diện mạo sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn Quảng Ninh.
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thuỷ sản Quảng Ninh (huyện Vân Đồn) là đơn vị duy nhất của tỉnh có 2 sản phẩm là ruốc hàu Thái Bình Dương và ruốc cơ trai được trao giấy chứng nhận xếp hạng 5 sao OCOP. Quy trình chế biến sản phẩm được khép kín, từ sơ chế nguyên liệu, cấp đông, trần, sấy khô, xé, xào đến đóng lọ, thanh trùng, dán nhãn… đều được thực hiện đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về VSATTP. Xác định nguồn nguyên liệu đầu vào là vấn đề tiên quyết, các nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến của công ty đều có hợp đồng nhập từ các tàu cá lớn có giấy chứng nhận ATTP hoặc các cơ sở sản xuất uy tín; nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; sản phẩm tươi, ngon, đảm bảo. Trong đó, nguyên liệu để sản xuất ruốc hàu Thái Bình Dương được nhập từ Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (Tập đoàn BIM) có giấy chứng nhận xuất xứ. Mỗi lô hàng của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thuỷ sản Quảng Ninh đều được giám sát, cấp phiếu kiểm soát, cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Từ năm 2014 đến nay, Hội ND các cấp tỉnh Quảng Ninh đã thành lập hoặc bảo trợ cho 41 tổ hợp tác, 33 CLB, 41 HTX ra đời và đi vào hoạt động với gần 4.500 thành viên tham gia.
Theo đánh giá của Trung ương Hội ND Việt Nam, đây được coi là cách làm liên kết hiệu quả, phù hợp với thực tế hiện nay. Tuy nhiên, không bằng lòng với kết quả này, năm 2017, Hội ND tỉnh tiếp tục củng cố và phát triển mới các mô hình liên kết, gắn chặt với đảm bảo VSATTP. Mục tiêu đặt ra trong năm 2017 đối với Hội ND các cấp là sẽ phải vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập, phát triển 3 HTX kiểu mới; xây dựng 16 tổ hợp tác và 12 CLB liên kết sản xuất. Việc nâng cao hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất sẽ phải song hành với việc bảo đảm VSATTP và là một trong những nội dung quan trọng để xét tiêu chí thi đua cho các tập thể, cá nhân.
Với kinh nghiệm trong quá trình đồng hành với người nông dân, ông Vũ Thành Long – Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ninh chỉ ra sự thay đổi ý thức của người dân từ mô hình này: “Hiện nay nông dân Quảng Ninh đang có xu hướng dần xích lại gần nhau trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nếu không có Hội ND, các hoạt động đó sẽ lẻ tẻ, rời rạc và gặp nhiều khó khăn”.
Nhận thức rõ được điều này, Hội ND tỉnh đã xác định việc tăng cường và nâng cao hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2017, Hội tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết cho hội viên, nông dân về sự cần thiết của việc phát triển các mô hình liên kết sản xuất gắn với bảo đảm ATVSTP; tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể về củng cố, phát triển mới các mô hình liên kết sản xuất; tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ phát triển sản xuất như: Vay vốn, tập huấn, tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công tác quản lý trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thông tin, tham gia xây dựng thương hiệu, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm…
Phát biểu trong hội nghị “Phát triển mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp” tại Quảng Ninh hồi tháng 3.2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định: Từ thực tiễn Quảng Ninh cho thấy, nhiều vấn đề quan trọng của nông thôn đã được địa phương chú trọng và triển khai hiệu quả như: giảm nghèo, việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng được những tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững, tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ, tạo ra nhiều việc làm ổn định, đồng thời tăng thu nhập cho người dân địa phương…
Theo Danviet
Bốn Bằng - ông thương binh hào sảng
Bây giờ ở huyện Phú Hòa, Phú Yên, nhiều người biết đến ông Bốn Bằng (Bùi Xuân Bằng, 54 tuổi) với kỹ nghệ làm bánh sinh nhật. Càng mến hơn khi thấy ông chẳng hề phiền não về thương tật của một thời chiến trận, chỉ vui tràn chuyện tiếu lâm...
Ước mơ... còn một chân
Thuyết phục mãi, ông Bốn Bằng mới chịu kể chuyện một thời ở chiến trường K (Campuchia) đánh dẹp Pol Pot. Tốt nghiệp trung học năm 1981, anh thanh niên Bùi Xuân Bằng rời quê (thôn Phong Niên, xã Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên) lên đường nhập ngũ. Thế nhưng do sức khỏe yếu, anh bị trả về địa phương, làm ruộng. Đến năm 1983, anh tiếp tục được gọi nhập ngũ và người lính tình nguyện Việt Nam Bốn Bằng đã trải qua nhiều chiến trận khốc liệt; cuối năm 1985 thì bị thương nặng...
Ông Bùi Xuân Bằng tại nhà riêng cũng là cơ sở làm bánh. Ảnh: Hùng Phiên
Tận tay vuốt mắt nhiều đồng đội, tôi còn sống là may mắn lắm rồi! Thật lòng, thời bộ đội tình nguyện đánh Pol Pot, tôi không sợ chết, chỉ mong nếu có bị thương thì chỉ mất một chân thôi! Quả thật, tôi đã toại nguyện và vui vẻ sống". Ông Bùi Xuân Bằng
"Tận tay vuốt mắt nhiều đồng đội, tôi còn sống là may mắn lắm rồi! Bạn hữu muốn nghe chuyện đời lính K thì biết sao tôi kể vậy. Thật lòng, thời bộ đội tình nguyện đánh Pol Pot, tôi không sợ chết, chỉ mong nếu có bị thương thì chỉ mất một chân thôi! Quả thật, tôi đã toại nguyện và vui vẻ sống" - ông Bằng rổn rảng.
Rồi anh kể tôi nghe về một số trận đánh ác liệt nhất đã tham dự tại khu vực Ngã ba biên giới Campuchia - Lào - Thái Lan. Ấy là mùa khô năm 1985, Đại đội trinh sát 21 của anh được lệnh dẫn lực lượng của Tiểu đoàn anh hùng 210 đi trinh sát địa hình. Bản thân Bốn Bằng vừa bị sốt rét, từ bệnh viện trở về đơn vị đã nhận ngay nhiệm vụ vào khu vực mặt trận nguy hiểm, cứ điểm cố thủ của quân Pol Pot...
"Ngay ngày đầu đi trinh sát, một trái mìn gài giữa đường rừng đã làm đơn vị tôi chết 1, bị thương 2. Tiếp tục ngày thứ hai, tôi được cử đi đầu dò mìn, mở đường. Tôi yêu cầu anh em đi chậm, cẩn trọng quan sát, nhất là đề phòng phục kích tại khu vực bị "động ổ" ngày hôm qua. Đang đi, tôi phát hiện một sợi dây thép màu xanh mắc ngang bụi cây. Dò nhìn tiếp thì... một trái mìn cỡ 1,2kg đang chực sẵn! Loại này có tầm sát thương đến 50m, nếu lệch một bước chân là... đi tong! Tôi lấy bình tĩnh thực hiện thao tác gỡ mìn thành công; chuyện gỡ mìn không có thời gian để... rút kinh nghiệm" - ông Bằng kể.
Thế nhưng ông lại bị thương nặng trong đợt trinh sát hướng dẫn một đơn vị chiến đấu di chuyển từ Campuchia sang Lào. Lần này, ông vướng phải loại mìn 652A. Ông Bằng cho biết: "Anh em bộ đội gọi đây là mìn "Hạnh phúc", bởi chỉ chuyên sát thương một chân người dính phải, chân nào giẫm mìn thì "tiêu" chân đó! Tôi bị thương lúc 10 giờ sáng, được 4 đồng đội cáng võng đến khoảng 17 giờ cùng ngày mới tới được nơi giải phẫu cưa chân. Sau một đêm mê man, tôi tỉnh dậy thấy một bên chân... trống trơn, một số mảnh mìn khác găm trong người. Sau đó, tôi được chuyển qua một số bệnh viện nữa, rồi phục viên với thương tật 3/4".
"Anh yêu" 8 mảnh và tiếng thét giữa chợ
Một đồng đội của ông Bằng - ông Tạ Phong Quang (ở huyện Tây Hòa, Phú Yên) nhận xét: "Bốn Bằng sống bộc trực, tình cảm, yêu ghét rõ ràng. Hồi cùng đơn vị ở chiến trường K, anh em đều nể tính cách dũng cảm, mưu trí A trưởng Bốn Bằng. Anh luôn triển khai thực hiện tốt nhất mệnh lệnh cấp trên, bằng sự quả cảm, khéo léo trong đánh địch nhưng phải làm sao anh em thương vong ít nhất. Nghe bạn bè đồng hương bị thương là anh tìm mọi cách thăm hỏi, động viên. Là thương binh, anh chẳng nề hà việc gì để làm ăn nuôi con, không bao giờ... vỗ ngực công thần".
Với Bốn Bằng, ấn tượng "khác biệt" từ chiến trường K thì có nhiều, nói không xuể. Ví như ông kể, có cuộc hành quân, đến điểm nghỉ thì trời đã sập tối. Anh em bộ đội lấy nước giữa rừng cho vào cơm gạo sấy để ăn. Thế nhưng rạng sáng, nhìn phần cơm còn lại thấy... đen sì, dòi bọ lúc nhúc! Thì ra, lúc nhập nhoạng tối, đâu biết trong vũng nước có đống lá mục lẫn côn trùng...
"Thôi giờ nói chuyện tình lính. Hồi đó, chiến trường K khốc liệt, các đơn vị đều phải đóng quân xa các khu dân cư, để lỡ có bị tập kích thì tránh thương vong cho người dân. Cho nên lính tráng chỉ có thể nhìn phụ nữ... từ xa. Hồi Bệnh viện Khánh Hòa tăng cường sang hai cô y tá, chỉ có các sĩ quan được phép lại gần, còn lính tráng... nhìn từ xa! Sung sướng nhất đời của mình là được một cô bạn học viết thư, trong đó có chữ anh yêu. Thực ra, trước khi đi lính, mình và cô ấy không hề có tình ý gì. Thế mà bỗng dưng nhận được lá thư cô ấy viết có hai chữ quý giá đó! Ôi thôi, mình cứ đọc đi đọc lại đến nhàu nát lá thư. Hễ dừng bước hành quân, đào hầm, mắc võng xong là... lại đọc. Rã cẳng đi bộ, vác đồ đạc súng ống cả ngày, vậy mà nhìn vào hai chữ anh yêu là thấy nhẹ nhàng cuộc đời...!" - ông Bằng hào hứng.
Thế nhưng chuyện "yêu qua thư" rồi cũng không đi đến cùng. Bốn Bằng xuất ngũ về làm nông, rồi cưới vợ, chuyển sang buôn bán nguyên phụ liệu làm bánh ở chợ Tuy Hòa (Phú Yên). Sau, vợ chồng ông đầu tư mở cửa hiệu chuyên làm bánh sinh nhật Bích Phượng (đường Trần Quý Cáp, Tuy Hòa). Vợ ông là cô giáo mầm non vừa nghỉ hưu cuối năm 2016. Hai con ông hiện đã có công ăn việc làm thành đạt. Thế nhưng ông nói tôi không "ca" chuyện làm bánh, bởi nhiều tế nhị làm ăn.
Ông Phạm Hồng Ân (hàng xóm ông Bằng) nói: "Bốn Bằng có hoa tay viết chữ trên bánh sinh nhật rất đẹp, làm ăn rành mạch lắm! Tôi nhớ hồi có một đám chuyên quậy phá ở chợ Tuy Hòa, kéo đến quầy hàng Bốn Bằng. Ảnh chèo chân ra từ tốn nói chuyện phải quấy, thế nhưng đám này nhứt quyết nhào vô. Bốn Bằng thét lên một tiếng động trời, rồi rút một thanh sắt dài... dữ tướng bước tới! Thế là cả bọn "biết tánh" Bốn Bằng, im re rút lui, sau đó đến "quy phục" làm bạn em...".
Theo Danviet
Địa chỉ nông sản sạch: Sạch, chất theo kiểu của giám đốc nông dân HTX tổng hợp Hoa Phong, Quảng Ninh không chỉ tạo việc làm cho người dân mà còn phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương theo tiêu chí sạch, an toàn. HTX Hoa Phong là một trong những đơn vị sản xuất hiệu quả (ảnh báo Quảng Ninh) Thành lập năm 2010, HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng...