Lan đột biến Bướm Đại Ngàn rao bán 100 tỷ, giá trị thực hay chiêu thổi giá?
Ngày hôm qua, giới chơi lan đột biến lại được phen xôn xao khi anh Chính Trương, một người chơi lan đột biến có tiếng ở Phú Thọ lại lên Facebook công bố bán cây mẹ lan Bướm Đại Ngàn với giá 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, đây là chiêu thổi giá.
Thông tin giao dịch cây lan đột biến Bướm Đại Ngàn của anh Chính Trương lập tức gây xôn xao, đã có hàng nghìn lượt comment, chia sẻ trên mạng xã hội.
Cụ thể, trên trang Facebook cá nhân, anh Chính Trương viết: “Huyen thoai Buom Đai Ngan – mot cuc pham cua đat troi, cua me thien nhien ban tang. Neu vi the gioi hoa lan nhu 1 vuong quoc ky hoa thi Bướm Đại Ngàn nhu mot co ngai vang quyen quy danh cho bac chi ton, minh chu.
Hom nay Chinh Truong chinh thuc cong bo ban cay me Bướm Đại Ngàn voi gia 100 ty đe huu duyen quy vat tam quy nhan. (Số đo 14 cm, đang ra 1 mầm nối, 2 kei, ngọn vẫn phát triển mạnh. Chỉ bán hoặc nhận chốt giá trong ngày). Kinh bao quy anh chi em yeu hoa Lan”.
Thông tin rao bán lan đột biến Bướm Đại Ngàn lên tới 100 tỷ đồng gây xôn xao dư luận. (Ảnh chụp màn hình)
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên anh Chính Trương gây sốc với Bướm Đại Ngàn, bởi trước đó, vào tháng 7/2020, anh này đã bán 1 kei lan (mầm lan) đầu tiên mọc ra từ Bướm Đại Ngàn với giá 15 tỷ đồng.
Sau đó, anh Chính Trương lại đấu giá kei lan thứ hai với danh nghĩa ủng hộ Ủy ban Mặt trận Trung ương Tổ quốc Việt Nam chống dịch Covid-19. Kei lan này được “chốt” với mức giá 11,7 tỷ đồng.
Ngay sau khi anh Chính Trương đăng tải thông tin, rất nhiều ý kiến bày tỏ: đây là mức giá rất phi lý, không thể chấp nhận được.
Thực tế, thời gian qua, do có quá nhiều thương vụ lan đột biến tiền tỷ được thực hiện mà không biết thực hư như thế nào đã khiến nhiều người lao vào vòng xoáy của lan đột biến và phải ngậm trái đắng do bị lừa.
Cận cảnh lan đột biến Bướm Đại Ngàn được rao 100 tỷ đồng. Ảnh: FB Chính Trương.
Video đang HOT
Đơn cử như anh Bùi Văn Toàn ở xã Cộng Lạc (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), đặt mua 10 cây lan đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ, 5 cánh trắng Hiển Oanh trên mạng xã hội với giá 500.000 – 700.000 đồng/cây. Nhưng sau khi anh Toàn chuyển khoản, nhận hàng mới phát hiện mình bị lừa bởi cây mà anh nhận được không phải dòng lan phi điệp đột biến.
Cuối tháng 7, một người dân ở huyện Phù Ninh (Phú Thọ) cũng trình báo cơ quan công an vì bị một số đối tượng lừa bán lan đột biến với số tiền lên đến hơn 2 tỷ đồng. Một chủ vườn lan phi điệp đột biến thuê nhà ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) sau khi lừa hàng chục tỷ đồng của người mua đã bỏ trốn. Một nhóm thanh niên quê Hòa Bình vừa bị bắt tại Nghệ An sau khi lừa hàng chục tỷ đồng…
Mới đây nhất, chiều 7/9, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Bùi Văn Sỹ (34 tuổi, ngụ xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, Hòa Bình) để phục vụ công tác điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức lừa bán lan đột biến gen.
Theo kết quả điều tra ban đầu, từ việc tham gia nhóm chơi, kinh doanh lan trên mạng xã hội Facebook, ông Đ.V.T (ngụ H.Di Linh) đã trực tiếp mua của Bùi Văn Sỹ các cây lan “đột biến gen” với giá 440 triệu đồng.
Chậu hoa lan, tang vật của vụ án.
Sau đó, Bùi Văn Sỹ tiếp tục đem 2 chậu lan “đột biến gen” khác đến Di Linh bán cho ông T. với giá 1,47 tỉ đồng. Khi phát hiện hoa lan mà Sỹ bán chỉ là lan thông thường, ông T. đã trình báo đến Công an huyện Di Linh.
Từ vụ việc này, Công an huyện Di Linh khuyến cáo người dân nên thận trọng trong việc kinh doanh trên mạng xã hội, bao gồm việc mua bán lan đột biến gen, để tránh kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Có thể lan, đầu tư lan đột biến đang là một cuộc chơi đầy may rủi, do các hoạt động giao dịch, mua bán, chuyển nhượng lan đột biến diễn ra tự phát, chủ yếu dựa vào cam kết, thỏa thuận bởi người bán với người mua, chưa có sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.
Chính vi vậy, công an nhiều địa phương như Tuyên Quang, Hòa Bình, Bình Phước, Nghệ An,… đã có khuyến cáo người dân cần tỉnh táo trước các giao dịch lan đột biến với giá trị rất lớn trên mạng xã hội, bởi rất có thể bị lừa bởi chiêu thổi giá, hoạt động kinh doanh lan đột biến như đa cấp, thậm chí không loại trừ khả năng rửa tiền.
Vì sao ở Mỹ, Nhật hay Thái Lan, không ai bỏ ra hàng tỷ đồng chơi lan đột biến?
Người Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan dù có điều kiện kinh tế nhưng không ai bỏ ra số tiền hàng tỷ đồng để chơi lan Phi điệp đột biến.
Phi điệp đột biến tiền tỷ: Thế giới ai chơi?
Ngày 18/8/2020, trao đổi với phóng viên về thú chơi hoa lan trên thế giới, anh Nguyễn Tuấn Anh (45 tuổi, một người chuyên nghiên cứu về nông nghiệp tại Mỹ) nhận xét, đa phần ở Việt Nam việc định hình một bông hoa lan đẹp dựa vào giá thành mua về, không những thế việc chơi hoa lan của đa phần người Việt Nam chạy theo xu thế nên không ổn định.
Điều này khác biệt hoàn toàn với người dân ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan...
"Ở Mỹ, người dân chủ yếu chơi lan hài. Không chỉ bởi đây là loài hoa có nhiều màu sắc khác nhau mà còn bởi dễ trồng mà được mua với giá thành rất rẻ, rất dễ mua. Còn với dòng Phi điệp thì người Mỹ chủ yếu trồng loại Phi điệp tím.
Để định lượng một bông hoa lan đẹp, thì người nhận xét phải trải qua trường lớp đào tạo, được cấp chứng chỉ đàng hoàng từ những tổ chức chuyên nghiệp. Một bông hoa lan hài đẹp trước tiên phải đảm bảo tiêu chuẩn mà các tổ chức đưa ra, sau đó mới xét đến màu sắc và độ đặc biện của bông hoa.
Đối với người Mỹ, chơi hoa là một nghệ thuật. Họ không dựa vào giá trị của cây hoa mà dựa vào góc độ nghệ thuật của cây, của mặt hoa hoa và giá thể trồng. Điều này đều được quy định một cách cụ thể" - anh Tuấn Anh cho biết.
Chậu lan tím được trồng trong nhà của người dân Mỹ.
Theo anh Tuấn Anh, nhiều người đam mê hoa lan ở Mỹ hoàn toàn có đủ điều kiện bỏ ra hàng tỷ đồng để sở hữu những cây hoa lan Phi điệp đột biến ở Việt Nam nhưng họ không chơi.
Một phần đến từ điều kiện khí hậu không phù hợp, phần nữa vì cho rằng mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp khác nhau, trong khi với số tiền hàng tỷ đồng bỏ ra mua 1 kei lan Phi điệp đột đột biến thì họ có thể sở hữu cả một vườn lan hài rực rỡ.
Hay như tại Nhật Bản, người chơi hoa lan cũng không mặn mà với dòng Phi điệp chứ đừng nói đến Phi điệp đột biến 5 cánh trắng. Loài hoa lan mà người Nhật Bản thường chơi là lan Hồ điệp, Denro, lan hài... bởi đây là loài hoa đẹp, hoa bền và có thể ra hoa quanh năm.
Giống như ở Mỹ, tại Nhật Bản, để định hình một cây lan đẹp cũng cần phải có đơn vị thẩm định chuyên nghiệp, người thẩm định được đào tạo bài bản và phải được cấp chứng chỉ mới có thể được làm giám khảo tại những hội thi hoa lan.
Hay như tại Thái Lan, một đất nước có khí hậu nhiệt đới tương đồng với Việt Nam thì loài hoa lan thường xuất hiện trong các nhà vườn là lan Denro. Bởi dòng hoa này có hoa quanh năm và dễ trồng, người dân có thể mua ở bất cứ đâu với giá thành chỉ tương đương vài chục nghìn đồng.
"Từ thú chơi hoa lan, người Thái Lan còn biến loài cây này trở thành mặt hàng xuất khẩu, đem về nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
Còn tại Việt Nam thì không như thế, những cây hoa lan đột biến có giá đắt hơn cả vàng cho đến nay chưa thấy xuất khẩu được cây nào mà chỉ những người dân trong nước thổi giá bán cho nhau.
Các nhà vườn ở Việt Nam cứ cho rằng Phi điệp đột biến là loài lan quý hiếm nên giá đắt đỏ nhưng cần phải đặt câu hỏi, thú chơi ấy đem lại lợi ích như thế nào cho quốc gia? Những nhà vườn và người chơi cứ mua đi bán lại với nhau thì chỉ trong một thời gian ngắn thị trường sẽ bão hòa, dù quý hiếm đến mấy thì cũng trở thành đại trà.
Mỗi loài hoa lan có vẻ đẹp khác nhau, cứ dựa vào độ quý hiếm để định giá quá cao mà quên mất rằng lan là loài hoa dễ nhân giống, sinh trưởng nhanh. Đến một thời điểm nào đó, những kei lan Phi điệp đột biến có giá cả tỷ đồng cũng sẽ bạt ngàn và xuống giá thê thảm" - anh Tuấn Anh bày tỏ.
Làm sao để tránh hệ lụy
Trao đổi với Đất Việt, nhiều nghệ nhân trong giới sinh vật cảnh ở Việt Nam cho rằng, thời gian qua có nhiều người đầu tư vào lan Phi điệp đột biến nhưng đã phải ngậm trái đắng. Bởi, một là bị lừa đảo, hai là giá lan Phi điệp xuống giá nhanh khiến toàn bộ tài sản đầu tư có nguy cơ mất trắng.
"Chỉ khoảng 1 - 2 tháng nữa thị trường lan Phi điệp đột biến có thể sẽ vỡ mạnh hơn khi giá cây rớt thê thảm. Hiện nay có nhiều trường hợp bỏ ra hàng chục tỷ đồng đầu tư vào lan đột biến nhưng không bán được.
Để có số tiền đầu tư, đa phần các nhà vườn vay người thân, ngân hàng, thậm chí vay nặng lãi (tín dụng đen). Đến khi các nhà vườn không bán được hàng thì ngân hàng có nguy cơ dính nợ xấu, tín dụng đen không thu hồi được vốn... người vay thì phải trốn nợ.
Từ đó dẫn tới hệ lụy rất lớn. Kể cả những người không đầu tư vào lan nhưng cho người thân vay tiền cũng có thể dẫn tới hệ lụy này" - một nghệ nhân sinh vật cảnh ở Phú Thọ nhận định.
Giá Phi điệp đột biến ở Việt Nam đang giảm sâu sau những cảnh báo của nhiều cơ quan chức năng và các nhà khoa học.
Với những người mua lan đột biến mà người bán gửi đúng cây, kể cả có giấy bảo hành mặt hoa cũng chưa chắc chắn. Bởi đây là giao dịch dân sự, khi đưa ra cơ quan pháp lý cũng khó giải quyết. Hơn nữa, lan trồng trung bình 2 - 3 năm mới ra hoa, lúc đó biết đúng - sai đã muộn.
"Tôi cho rằng, những người trong trường hợp này cần phải mời cơ quan chức năng đến làm việc 3 bên và lập vi bằng để có bằng chứng xác thực, bảo vệ mình trước cơ quan chức năng khi có hệ lụy xảy ra" - nghệ nhân này cho biết.
Dưới góc độ quản lý của cơ quan chức năng, nghệ nhân này cũng thừa nhận, hiện nay theo quy định pháp luật thì những giao dịch về cây cảnh, thú chơi cũng rất khó kiểm soát.
Chỉ khi nào Bộ NN&PTNT yêu cầu những nhà vườn buôn bán cây phải đăng ký hồ sơ với Sở NN&PTNT các tỉnh thành, đảm bảo nguồn gốc cây giống, chủng loại, số lượng và giá thành cây nhập vào, bán ra... thì khi đó mới có thể quản lý được triệt để.
'90 tỷ đồng cho một giò lan đột biến không có gì là kinh khủng' Đó là lời khẳng định của anh Thanh Biên, 36 tuổi - chủ một vườn lan đột biến khá "khủng" - người có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chơi loại hoa cảnh xa xỉ này ở Long Biên (Hà Nội) khi được hỏi về thương vụ mua bán chậu lan đột biến tên Juliet của đại gia Việt với giá gần...