Lần đầu xuất hiện của những vũ khí làm thay đổi chiến tranh
Xe tăng xung trận lần đầu năm 1916, trong khi vũ khí hóa học bắt đầu giết người trên chiến trường từ năm 1346.
Từ thời cổ đại, người Trung Quốc phát triển nhiều loại vũ khí để ngăn chặn sự xâm lăng của Mông Cổ. Những vũ khí ra đời dưới thời nhà Tống bao gồm mìn bộ binh và súng thần công. Vào năm 1277, họ những khối thuốc nổ lớn được giấu trên đường di chuyển của kẻ địch. Ngay sau khi chúng đi vào vùng phục kích, người ta kích nổ thuốc bằng một sợi dây dài.
Mìn bộ binh hiện đại.
Về sau, người Trung Quốc phát triển loại mìn có khả năng tự phát nổ khi kẻ địch đi qua. Tuy cơ chế kích nổ của những quả mìn đầu tiên rất khác biệt so với mìn bộ binh ngày nay nhưng công dụng của chúng hoàn toàn không thay đổi. Theo các tài liệu lịch sử, mìn bộ binh giúp nhà Tống trụ vững trước quân Mông Cổ trong hơn 300 năm.
Vũ khí hóa học
Đây là thuật ngữ mới xuất hiện gần đây nhưng người ta đã biết sử dụng loại vũ khí này từ rất lâu trong quá khứ. Năm 1346, quân Mông Cổ vấp phải sự kháng cự ở Kaffa, thành trì cuối cùng của người Italy ở Crimea. Khi bao vây Kaffa, quân Mông Cổ mắc bệnh dịch hạch khiến binh sĩ chết hàng loạt.
Video đang HOT
Sự nguy hiểm của vũ khí hóa học khiến chúng nằm trong danh sách vũ khí cấm phổ biến trên toàn cầu.
Trước tình thế không thể duy trì lâu thế trận bao vây, tướng Mông Cổ quyết định sử dụng máy bắn đá để ném những xác chết mắc bệnh vào trong thành. Tuy nhiên, quân Mông Cổ không kịp hưởng chiến thắng ở Kaffa. Quân tiếp viện Italy xuất hiện buộc tướng lĩnh Mông Cổ phải đàm phán hòa bình. Chiến tranh kết thúc nhưng dịch bệnh lây lan và tàn phá châu Âu trong nhiều năm sau đó.
Ngư lôi
Con người sử dụng cuả ngư lôi đầu tiên ngày 16/1/1878. Nó là khối thuốc nổ lớn do một con tàu kéo đi để va chạm với một con tàu khác. Sau đó, một kỹ sư người Áo là Giovanni Luppis tạo ra loại ngư lôi tự hành. Kỹ sư người Anh Robert Whitehead kế thừa và phát triển ngư lôi để nó đạt tới độ hoàn hảo. Các nhà quân sự nhanh chóng nhận thấy tính ưu việt của ngư lôi so với thủy lôi.
Một kỹ sư người Áo tạo ra quả ngư lôi tự hành đầu tiên trên thế giới.
Trong cuộc chiến tranh Nga – Thổ Nhĩ Kỳ, chiếc thuyền mang tên Intibah của Thổ bị một quả ngư lôi của Nga đánh chìm. Thời gian này, ngư lôi chưa thực sự đáng tin cậy trong khi nó đắt hơn rất nhiều so với thủy lôi. Tuy nhiên, tiềm năng của loại vũ khí này rất lớn khiến nhiều quốc gia đầu tư tiền của để phát triển nó.
Súng trường bắn tỉa
Tính tới thời điểm hiện tại, súng trường bắn tỉa vẫn là loại vũ khí cá nhân chính xác và uy lực nhất trên chiến trường. Trong thế chiến thứ nhất, xạ thủ Đức trở thành nỗi ám ảnh trên các mặt trận do họ sáng tạo ra súng trường bắn tỉa và đưa khẩu Gewehr 98 vào sử dụng trong năm 1915. Nó giúp xạ thử Đức nổi tiếng khắp thế giới nhờ khả năng bắn chính xác.
Súng trường bắn tỉa giúp xạ thủ Đức nổi tiếng khắp thế giới kể từ thế chiến thứ nhất.
Trước những lợi thế vượt trội mà khẩu súng mang lại cho quân đội Đức, các nước tham chiến đồng loạt phát triển loại vũ khí này. Người Anh sử dụng súng trường bắn tỉa để chống lại các cuộc tấn công của người Đức. Ngày nay, những khẩu súng bắn tỉa uy lực nhất có khả năng bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách gần 2 km.
Xe tăng
Những cỗ máy bằng sắt bắt đầu xuất hiện trên chiến trường ngày 15/9/1916 nhằm chặn sức sát thương của hỏa lực địch. Trong Thế chiến thứ nhất, người Anh phát triển những chiếc xe tăng đầu tiên và gọi chúng là Mark I. Trong trận chiến Flers và Courcelette ở Pháp, người ta lần đầu đưa xe tăng vào chiến trường. Tuy nhiên, những cỗ máy này rất nóng và thường xuyên hỏng.
Những chiếc xe tăng tạo ra lợi thế lớn cho bộ binh trên chiến trường.
Trải qua nhiều đợt sửa chữa, nâng cấp, những cỗ xe tăng Mark IV thực sự trở thành cơn ác mộng trên chiến trường. Trong trận chiến Cambrai năm 1917, loại vũ khí này góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân đội Anh. Sau đó, xe tăng được phát triển mạnh mẽ nhằm tạo ra lợi thế cho bộ binh trên chiến trường.
Theo Tri Thức
Thanh sát viên quốc tế vũ khí hóa học Syria bị bắt cóc và thả ra chóng vánh
bị bắt cóc khi đang trên đường đi thực hiện một cuộc điều tra ở tỉnh Hama, miền trung Syria, hãng tin CNN cho hay.
Xe chở thanh sát viên quốc tế xuất hiện ở Damascus, thủ đô Syria - Ảnh: Reuters
"Các nhóm khủng bố đã bắt cóc 5 tài xế Syria và 6 thành viên của nhóm điều tra việc sử dụng khí độc chlorine thuộc Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW)", AFP dẫn thông báo của bộ ngoại giao Syria vào ngày 27.5.
Nhóm này đang điều tra các cáo buộc hồi tháng 4 cho rằng quân đội chính phủ Syria đã thả loại khí độc này vào một ngôi làng đang bị phe nổi dậy chiếm đóng ở tỉnh Hama.
Bộ ngoại giao Syria cũng cho biết thêm rằng nhóm thanh sát viên đã mất tích khi đang di chuyển bằng 2 chiếc xe để đi từ vùng Teebet al-Imam do quân đội chính phủ Syria kiểm soát sang vùng Kafr Zita, vốn đang bị phe nổi dậy chiếm đóng và là hiện trường vụ tấn công tình nghi là có khí độc chlorine.
Hồi cuối tháng 4, nhóm này thông báo sẽ tiến hành điều tra để tìm hiểu cáo buộc cho rằng chính quyền Tổng thống Syria Bashar al Assad đã dùng khí chlorine, vi phạm Công ước Vũ khí Hóa học mà nước này tham ký.
Chính phủ Syria đã ký công ước này hồi năm 2013 như một phần trong cam kết tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của mình, theo AFP.
Theo TNO
Lực lượng cực đoan đã sử dụng vũ khí hóa học tại Odessa? Ngày 3-5, hãng thông tấn UNIAN của Ukraine dẫn lời phó thủ tướng thứ nhất Vitaly Yareman cho biết, các nạn nhân trong thảm kịch cháy tòa nhà Công đoàn ở thành phố Odessa đã bị đầu độc bởi một loại hóa chất chưa xác định và chết ngay lập tức. Theo ông Yareman, trong số hơn 40 người thiệt mạng trong vụ...