Lần đầu tiên VN phẫu thuật thành công một ca hiếm gặp
BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật kết hợp nội soi lồng ngực cắt thùy phổi, loại bỏ nang phổi bẩm sinh khổng lồ và tạo hình lồng ngực bị lõm nặng cho bệnh nhi mắc bệnh hiếm gặp.
Không được may mắn như các bạn đồng trang lứa, bé trai N.M.B.Q (7 tuổi, quê Đắk Lắk) sinh ra mang trong người 2 dị tật phối hợp: Dị dạng nang tuyến phổi bẩm sinh khổng lồ và lõm ngực nặng.
Qua kiểm tra, các bác sĩ của BV Nhi Đồng 2 phát hiện dị dạng nang tuyến phổi của bé rất lớn, chiếm gần hết phổi trái, đẩy lệch tim sang hẳn bên phải và tình trạng lõm ngực cũng rất nặng với chỉ số Haller là 4,5 (thông thường chỉ khoảng 3). Chính vì vậy, bệnh nhi này phải đối diện với nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng… nếu trì hoãn can thiệp sớm. Sau khi các bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh, bệnh nhi đã được lên lịch mổ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, do bệnh nhi có 2 bệnh cùng lúc liên quan nhiều chuyên khoa nên khi lên lịch mổ, các bác sĩ phải hết sức cân nhắc, hội chẩn nhiều khoa phòng và cuối cùng chọn lựa phương án tối ưu là mổ cùng lúc, vừa cắt thùy phổi qua phương pháp nội soi vừa nâng ngực lõm cho bé sau khi cắt thùy phổi xong.
Bé trai N.M.B.Q mang cùng lúc 2 dị tật phối hợp: Dị dạng nang tuyến phổi bẩm sinh khổng lồ và lõm ngực nặng.
BS Nguyễn Trần Việt Tánh, khoa Ngoại tổng hợp BV NĐ2, phẫu thuật viên phối hợp chính chia sẻ: “Không giống các trường hợp cắt thùy phổi nội soi thông thường, bệnh nhi này có tổn thương ở thùy dưới phổi trái rất to và viêm dính nhiều vào thành ngực khiến ca mổ trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với dự kiến. Bên cạnh đó, để ca mổ thành công, phải thực hiện phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi hết sức hoàn hảo, không được xảy ra tai biến (gây nguy hiểm cho bệnh nhi hoặc phải chuyển sang mổ mở) và phải hoàn thành ca mổ trong thời gian ngắn nhất”.
Video đang HOT
Phim chụp dị tật hiếm gặp của bé trai.
Mặc dù dưới áp lực như vậy, e-kip mổ đã nội soi lồng ngực cắt thùy dưới phổi trái cho bệnh nhi nhanh hơn dự kiến (chỉ mất 2,5 tiếng thay vì 3,5 tiếng như dự trù), sau đó đặt thanh dụng cụ nâng ngực mất thêm 1 tiếng, như vậy tổng thời gian mổ chỉ mất khoảng 4 tiếng. Bệnh nhi hiện đã ổn định, rút ống dẫn lưu lồng ngực, ăn uống tốt. Tái khám sau 1 tuần, bé hết mệt, ăn uống tốt, tối ngủ ngon. Gia đình và e-kip phẫu thuật đều hết sức ấn tượng trước sự thay đổi của bé.
Theo Ths BS Vũ Trường Nhân, Phó khoa Ngoại tổng hợp, dị dạng nang tuyến phổi bẩm sinh có tần suất vào khoảng 1/12000 còn dị tật lõm ngực có tần suất vào khoảng 1/1000. Tuy nhiên hai dị tật phối hợp cùng một lúc thì rất hiếm. Trường hợp bệnh nhi này rất đặc biệt khi dị dạng nang tuyến phổi của bé rất lớn và tình trạng lõm ngực lại rất nặng.
BS CKII Trương Anh Mậu, phó Khoa Chỉnh hình cho biết thêm, điều trị trường hợp như vậy là cả một vấn đề nan giải. Thông thường trước đây, bệnh nhi sẽ được mổ 2 lần. Tuy nhiên, phẫu thuật lần hai sẽ khó khăn hơn rất nhiều do di chứng mở ngực của lần mổ trước. Vì vậy, lý tưởng nhất là thực hiện giải quyết 2 dị tật trong 1 lần phẫu thuật vì sẽ giúp bệnh nhi giải quyết dứt điểm 2 bệnh, giảm cuộc mổ cho bé lần 2 nhưng đòi hỏi một sự phối hợp đồng nhịp của nhiều khoa, từ khoa gây mê, phẫu thuật đến hồi sức sau mổ. Bởi, bất kì trục trặc ở khâu nào đều mang lại những biến chứng khó lường trước.
Phối hợp nhiều chuyên khoa để tiến hành ca phẫu thuật.
Nói về thành công của ca mổ, ThS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 2, phụ trách chuyên môn ngoại khoa nhận định: “Một ca mổ kết hợp như trên rất khó thực hiện, ngay cả trên thế giới cũng không nhiều trung tâm thực hiện được. BV Nhi Đồng 2 may mắn là một trong những trung tâm nhi hiếm hoi của cả nước có thể thực hiện được nội soi lồng ngực cắt phổi ở trẻ em. Ê kíp phẫu thuật của BV gồm các bác sĩ phẫu thuật lồng ngực và chỉnh hình đã hội chẩn và cân nhắc rất kỹ để chọn lựa và quyết tâm thực hiện phẫu thuật kết hợp nội soi cắt phổi và tạo hình lồng ngực vì đây là phương pháp tối ưu nhất cho bệnh nhi”.
Theo Danviet
Lần đầu tiên Việt Nam phát hiện ca bệnh rò khí quản - đường mật
Y văn thế giới chỉ mới ghi nhận được khoảng dưới 40 trường hợp, còn tại Việt Nam thì đây là ca đầu tiên.
Mẹ con bệnh nhi tại BV Nhi đồng 2 - BVCC
Ngày 14.8, nguồn tin từ Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2, TP.HCM cho biết BV vừa phát hiện và điều trị thành công nữ bệnh nhi mới hơn 2 tháng tuổi (ngụ Gia Lai) bị rò khí quản vào đường mật hiếm gặp mà y văn thế giới chỉ mới ghi nhận được khoảng dưới 40 trường hợp.
Đây là trường hợp rò đường mật vào khí quản đầu tiên mà BV Nhi đồng 2 phát hiện và điều trị, cũng là ca đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam.
Theo bệnh án, khi vừa mới ra đời bệnh nhi đã bị vàng da, viêm phổi, nằm điều trị hơn 2 tuần tại BV địa phương. Thấy bé vẫn ho nhiều, có lúc sặc tím, nên gia đình lo lắng đưa bé đến BV Nhi đồng 2.
Tại Khoa Sơ sinh, bệnh nhi được chụp thực quản - dạ dày cản quang nhưng không thấy bất thường, bệnh tình bệnh nhi vẫn không hết hẳn. Bệnh nhi được chuyển sang Khoa Hô hấp 2 điều trị. Mặc dù tình trạng viêm phổi thuyên giảm, nhưng bé vẫn ho, có lúc thành cơn nặng tiếng. Kết quả xét nghiệm IgE đặc hiệu cho thấy bé dị ứng với đạm sữa bò, nên bé được chẩn đoán và điều trị viêm phổi hít, nghi do trào ngược dạ dày - thực quản, trên trẻ dị ứng đạm sữa bò.
Tuy vậy, bệnh nhi diễn biến vào đợt viêm phổi nhiễm trùng bội nhiễm, suy hô hấp tăng. Bệnh nhi ho ngày càng nhiều, từng cơn nặng nề, bố mẹ phải thường xuyên bế bé trên tay. Đôi lúc, sau khi ho, bé ói ra nhớt trong đó có lẫn ít dịch vàng.
Nghi ngờ bệnh nhi bị dị dạng thông nối đường hô hấp và đường tiêu hóa, bác sĩ CK.II Trần Quỳnh Hương, Trưởng khoa Hô hấp 2, chỉ định bệnh nhi chụp CT scanner ngực. Kết quả phát hiện bệnh nhi có đường rò khí quản đường mật.
Ngay sau đó, bé được nội soi phế quản, thấy lỗ rò từ carina (nơi khí quản chia đôi vào phế quản trái và phải), bơm thuốc cản quang vào lỗ rò và chụp X-quang thấy thuốc theo đường rò đi từ khí quản vào đường mật, túi mật và tá tràng.
Bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cắt, khâu đầu trên đường rò sát gốc carina và khâu, cột đầu dưới đường rò sát trên cơ hoành. Bé được theo dõi hậu phẫu tại Khoa Hồi sức tích cực để tránh nguy cơ bung chỗ cột đường rò, tái phát suy hô hấp, sau đó chuyển lại Khoa Hô hấp 2 để tiếp tục điều trị, chăm sóc hồi phục sức khỏe.
Bác sĩ lưu ý, khi trẻ nhỏ viêm phổi kéo dài kém đáp ứng điều trị, cần nghi ngờ những bất thường bẩm sinh đường thở, gia đình nên đưa các bé đến cơ sở y tế để được tầm soát và điều trị.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thanh Trí, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BV Nhi đồng 2, trưởng ê kíp mổ, cho biết: theo y văn thế giới, trường hợp rò khí quản vào đường mật rất hiếm gặp. Đây là bệnh lý hình thành từ lúc bào thai, chưa tìm được nguyên nhân. Đến nay có chưa đến 40 trường hợp được báo cáo riêng lẻ, chẩn đoán khó khăn, nhất là ở trẻ sơ sinh - nhũ nhi vì lỗ khí quản nhỏ. Nếu phẫu thuật kịp thời, sẽ cho kết quả tốt. Ngược lại, nếu phát hiện trễ sẽ làm tình trạng viêm phổi nặng hơn, phẫu thuật gây mê khó khăn, khả năng tử vong cao, đặc biệt khi kèm theo các dị tật đường mật phối hợp.
Theo thanhnien.vn
Hai bé trai bỗng bị hoại tử tinh hoàn 5 ngày trước, bé L. luôn đau đớn, khó chịu; qua kiểm tra người nhà phát hiện bé L. bị sưng bìu trái. Khi vào đến BV Nhi Đồng 2, tinh hoàn bé phải bị cắt bỏ. Bệnh nhi N.V.L (9 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Thuận) nhập viện Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TP HCM vì đau, sưng bìu trái nhiều ngày....