Lần đầu tiên Việt Nam và Mỹ đối thoại cấp bộ trưởng ngoại giao
Ngày 25.3, triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng 9.2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam – Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp bộ trưởng ngoại giao Việt Nam – Mỹ lần thứ nhất.
Mỹ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam
Theo Bộ Ngoại giao, đây cũng là cuộc đối thoại cấp bộ trưởng đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ kể từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh BNG
Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường, thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế, đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN và khu vực cũng như trên trường quốc tế. Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh cam kết của Mỹ về triển khai khuôn khổ quan hệ mới và các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Mỹ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam, nhấn mạnh việc nâng cấp quan hệ hai nước là quyết định đúng đắn thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo cấp cao hai nước và nỗ lực tăng cường hợp tác song phương, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Bộ trưởng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Mỹ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định, đồng thời mở rộng không gian hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, nhằm duy trì đà phát triển trong nhiều thập kỷ tới.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã điểm lại những bước tiến trong quan hệ hai nước, rà soát các nội dung hợp tác được triển khai kể từ khi quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện được xác lập từ tháng 9.2023.
Quan hệ chính trị ngoại giao ngày càng được củng cố, các hoạt động tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao diễn ra sôi động. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục là động lực quan trọng của quan hệ song phương.
Toàn cảnh buổi đối thoại. Ảnh REUTERS
Hợp tác trong các lĩnh vực an ninh – quốc phòng, giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ… tiến triển tích cực, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh tiếp tục là điểm sáng, điển hình là dự án tẩy độc tại sân bay Biên Hòa, số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ ngày càng tăng…
Các lĩnh vực hợp tác mới như ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn được hai bên quan tâm thúc đẩy.
Hai bên thống nhất về việc phát huy cơ chế Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao nhằm tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Bộ Ngoại giao trong triển khai các thỏa thuận cấp cao; thực hiện hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có.
Tiếp tục đưa quan hệ hai nước ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tại trụ sở Hội đồng An ninh quốc gia.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh BNG
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Tổng thống Joe Biden và mời Cố vấn Sullivan sớm thăm Việt Nam.
Bộ trưởng đề nghị hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế – thương mại, khoa học – công nghệ, nhất là về đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và Mỹ sớm công nhận quy chế Kinh tế thị trường của Việt Nam, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh…
Cố vấn Sullivan khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục triển khai các thỏa thuận mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, ủng hộ Việt Nam phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả chiến tranh…, tiếp tục đưa quan hệ hai nước ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Cũng trong chuyến công tác, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã làm việc với Tổng giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong muốn kiều bào tại Pháp giữ gìn và lan tỏa bản sắc Việt
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại CH Pháp, tối 5/6, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, tối 5/6 tại thủ đô Paris.
Mở đầu buổi gặp mặt, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã nêu bật những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại nước này, một cộng đồng lâu đời, đoàn kết, có truyền thống yêu nước, có thế mạnh về tri thức, được chính quyền sở tại đánh giá cao. Đại sứ khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ thời kháng chiến cứu quốc cho đến công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp luôn có nhiều đóng góp thiết thực cho đất nước.
Đại diện các hội đoàn như Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF), Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), Liên đoàn Y tế Pháp-Việt (FSFV), Hội Doanh nhân Việt Nam - Campuchia - Lào tại Pháp (VCLFrance), Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF), Hội Tôn vinh Văn hóa Việt (APCV), Câu lạc bộ yêu biển đảo Việt Nam, hội Cánh diều, đại diện các phái võ cổ truyền Việt Nam tại Pháp... đã giới thiệu những hoạt động của hội đoàn, bày tỏ sự trăn trở và mong muốn xây dựng cộng đồng ngày càng vững mạnh, đoàn kết và hướng về quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và đặc biệt là tiếng Việt cho thế hệ trẻ, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển của nước sở tại. Nhiều ý kiến cũng nêu ra các đề xuất nhằm đưa hoạt động cộng đồng ngày càng trở nên hiệu quả hơn, đáp ứng được sự mong mỏi của bà con.
Trao đổi với bà con kiều bào, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao những ý kiến đóng góp rất "sâu sắc, tâm huyết và trí tuệ" của đại diện các hội đoàn trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... Bộ trưởng cho biết Nhà nước Pháp đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam vì chính bề dày lịch sử và những đóng góp không ngừng cho sự phát triển của nước Pháp và đặc biệt cho quan hệ hữu nghị Việt Nam và Pháp. Bộ trưởng khẳng định Đảng và Nhà nước cũng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp này của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao quà kỷ niệm cho Hội Người Việt Nam tại Pháp.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng vui mừng thông báo vắn tắt tình hình trong nước từ phát triển kinh tế - xã hội đến bảo vệ an ninh quốc phòng, cũng như đối nội, đối ngoại, từ những thành quả trong phòng chống dịch bệnh đến nỗ lực giữ gìn chủ quyền lãnh thổ trong bối cảnh phức tạp như hiện nay. Bộ trưởng cho biết có được điều này là do Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, với tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, tôn trọng nguyên tắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực... Bộ trưởng khẳng định: "Chính với đường lối quan điểm này nên Việt Nam vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục phát triển. Đây là cố gắng lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta." Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: "Và cũng chính với những quan điểm đối ngoại trên mà Việt Nam đã nhận được sự nể trọng của thế giới".
Hiện Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 192 trên tổng số 193 nước thành viên LHQ, trong đó có 30 nước có quan hệ đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện và nhiều nước đang đề nghị nâng cấp quan hệ với Việt Nam.
Về quan hệ giữa Pháp và Việt Nam, trong cuộc gặp với người đồng cấp Pháp, bà Catherine Colonna, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đề nghị hai bên tiếp tục nâng cấp quan hệ song phương và coi Việt Nam là trung tâm trong chính sách đối ngoại đối với khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Ngược lại, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định Việt Nam cũng coi Pháp là trung tâm trong chính sách đối ngoại với Liên minh châu Âu (EU) vì Pháp là một thành viên rất quan trọng trong khu vực và có quan hệ lịch sử lâu đời, được nhân dân hai nước vun xới, trong đó có cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
Trong cuộc gặp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã lắng nghe, giải đáp một số kiến nghị của bà con kiều bào và ghi nhận những ý kiến khác, hứa sẽ cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước nỗ lực đáp ứng một cách tốt nhất những nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp nói riêng và cộng đồng người Việt trên toàn thế giới nói chung. Nhắc lại quan điểm của Nhà nước Việt Nam coi cộng đồng người Việt ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc, là cầu nối hữu nghị với trong nước, Bộ trưởng mong rằng cộng đồng người Việt tại Pháp với bề dày trên 100 năm lịch sử, tiếp tục phát huy truyền thống, nâng cao ý thức, coi trọng lợi ích dân tộc và phát huy tốt các điểm tương đồng giữa Pháp và Việt Nam, để phát triển và hội nhập thành công, đóng góp tích cực vào nước sở tại, mà vẫn giữ gìn, lan tỏa bản sắc Việt và hướng về quê hương đất nước.
Sự chuyển dịch trong 'phương trình' Mỹ-Trung Ngay từ đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken từng tuyên bố Mỹ sẽ chỉ đàm phán với Trung Quốc nếu điều đó dẫn đến "kết quả hữu hình" để giải quyết tranh chấp giữa hai đối thủ chiến lược. Tới nửa cuối nhiệm kỳ, cách tiếp cận đó dường như đã thay đổi khi...