Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất văcxin ngừa tiêu chảy
Sau 16 năm nghiên cứu thử nghiệm, các nhà khoa học Việt Nam đã sản xuất thành công văcxin ngừa tiêu chảy do rotavirus. Đây là văcxin đầu tiên được sản xuất từ chủng virus có nguồn gốc từ Việt Nam.
Việt Nam là nước thứ hai của châu Á và là một trong 4 nước trên thế giới tự sản xuất được văcxin ngừa tiêu chảy do virus rota. Văcxin do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế sản xuất. Nó đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ kiểm tra; Viện Kiểm định quốc gia văcxin và sinh phẩm Việt Nam phê chuẩn, cho sử dụng trên thực địa lâm sàng.
Phó giáo sư Lê Thị Luân, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế, chủ nhiệm đề tài cho biết, đây là bước ngoặt không những của nhóm nghiên cứu mà còn cả ngành sản xuất văcxin Việt Nam. Văcxin được sản xuất trên tế bào vero, mô hình cập nhật nhất hiện nay cho văcxin sống giảm động lực.
“Phải mất 10-20 năm… mới có thể nghiên cứu để sản xuất ra một loại văcxin. May mắn thì thành công đưa được sản phẩm ra thị trường, nhưng chỉ cần một giai đoạn không đạt thì tất cả lại quay về con số 0. Trải qua nhiều giai đoạn, thực sự có những khó khăn không thể mô tả hết được”, phó giáo sư Luân nói.
Phó giáo sư Lê Thị Luân, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Văcxin và sinh phẩm y tế. Ảnh: NVCC.
Công việc nghiên cứu văxin bắt đầu từ năm 1998 với việc giám sát bệnh tiêu chảy tại Việt Nam. 5 năm sau (2001-2005), các nhà khoa mới tạo được chủng để sản xuất văcxin. Tiếp theo là 3 năm nghiên cứu quy trình, sản xuất và thử nghiệm thành công trên khỉ; sau đó xin cấp phép thử nghiệm trên lâm sàng – trên người. Kết quả từng giai đoạn đều phải được Hội đồng Y đức của Bộ Y tế phê duyệt, rà soát kết quả đạt mới được phép thử tiếp.
Video đang HOT
“Thử nghiệm trên người liên quan đến vấn đề đạo đức y học, nên tất cả mọi việc đều phải công khai. Mọi chỉ số trong phòng thí nghiệm trên động vật tốt nhưng chúng tôi cũng không khỏi lo lắng bởi văcxin là sản phẩm đặc biệt, phòng bệnh cho cộng đồng”, phó giáo sư Luân chia sẻ.
Quá trình này phải trải qua 3 giai đoạn: Thử nghiệm trên người lớn; trên 200 trẻ với liều lượng virus khác nhau trong từng liều, từ đó đánh giá tính an toàn, sinh miễn dịch chọn loại tốt nhất. Bước cuối cùng là thử trên cỡ mẫu lớn với khoảng 800 trẻ. Địa bàn được chọn là Thanh Sơn (Phú Thọ) và TP Thái Bình.
“Đây là giai đoạn hồi hộp, lo lắng. Đối tượng là trẻ 6-12 tuần tuổi, trẻ rất nhỏ, cỡ mẫu lớn. Sau một năm chúng tôi lấy mẫu máu những trẻ này để kiểm kháng thể. Kết quả thực sự đáng mừng. Văcxin đạt những tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới cho văcxin sống uống giảm động lực ngừa tiêu chảy cho trẻ”, phó giáo sư Luân cho biết.
Tháng 5/2012, văcxin được Bộ Y tế cấp phép và đưa ra thị trường. Đến nay đã có 100.000 trẻ tại 60 tỉnh, thành được uống; giá thành chỉ bằng 1/3 so với loại nhập ngoại.
Theo phó giáo sư Luân, văcxin an toàn, đáp ứng miễn dịch rất tốt, tương đương với văcxin của Bỉ đang được lưu hành ở Việt Nam. Thậm chí, nó có thể xuất khẩu sang nước khác nếu được sự đầu tư của Nhà nước, Bộ Y tế. Việt Nam đã tự sản xuất được 11 loại văcxin phục vụ tiêm chủng mở rộng nhưng đây là loại đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất từ chủng virus có nguồn gốc từ Việt Nam. Vì thế, nó hoàn toàn phù hợp với người dân.
Hiện văcxin được đưa vào uống dịch vụ, với giá khoảng 600.000 đồng gồm 2 liều. Liều thứ 1 khi trẻ được 6-12 tuần tuổi, liều 2 uống cách 2 tháng. Nghiên cứu trên thực địa lâm sàng hiệu quả phòng bệnh cho trẻ là trên 80%.
Văcxin uống bại liệt đang dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là sản phẩm của Trung tâm. Đơn vị đang nghiên cứu thực hiện 3 sản phẩm: văcxin bại liệt bất hoạt dạng tiêm thay thế cho văcxin bại liệt sống uống giảm độc lực; rubella; tay chân miệng.
Theo VNE
Ngừa viêm da cơ địa mùa lạnh
Viêm da dị ứng là tổn thương viêm cấp hay mạn tính, thường gặp ở người có cơ địa dị ứng cho nên còn được gọi là viêm da cơ địa.
Viêm da dị ứng là tổn thương viêm cấp hay mạn tính, thường gặp ở người có cơ địa dị ứng cho nên còn được gọi là viêm da cơ địa. Tuy bệnh ít gây nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Nguyên nhân phức tạp
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa rất phức tạp tùy theo từng người nhưng chủ yếu là do cơ địa, môi trường sống và di truyền. Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng như chàm, nổi mề đay, dị ứng với thời tiết, dị ứng với nước, hóa chất, thuốc, ký sinh trùng (mò, mạt), lông chó, mèo hoặc một số thực phẩm (trứng, tôm, cua...). Muốn biết được nguyên nhân thì phải xác định được dị nguyên (chất kích thích gây dị ứng). Tuy vậy, việc làm này hiện nay còn gặp khó khăn với nhiều lý do khác nhau. Nhiều trường hợp bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền (ông, bà, bố, mẹ cũng bị viêm da dị ứng hoặc bị các bệnh dị ứng như hen phế quản, mề đay...). Yếu tố môi trường sống cũng có vai trò đáng kể trong việc làm gia tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa. Môi trường sinh sống trong sạch, ít bụi, ít chất thải thì nguy cơ mắc bệnh viêm va dị ứng có thể được cải thiện một cách đáng kể.
Khi trời lạnh cần mặc ấm để tránh viêm da cơ địa. Ảnh: Nguyên Anh
Bệnh hay gặp vào mùa lạnh, hanh khô
Hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa đều có bất thường về tính chất của da. Da khô có thể gặp quanh năm nhưng rõ nhất vẫn là vào mùa lạnh, khô hanh. Da thường có nốt sần, ban đỏ, mụn nước. Mụn nước có khi kết hợp lại thành từng mảng. Triệu chứng ngứa là điển hình nhất gặp ở hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa. Đối với trẻ nhỏ khi ngứa, trẻ sẽ gãi do không tự kiềm chế được, nếu móng tay dài sẽ làm trầy xước, chảy máu và rất dễ bị nhiễm khuẩn gây lở loét, mưng mủ và da ở vùng này thường bị dày lên. Bởi vì trên da người bình thường có rất nhiều loại vi khuẩn, chúng sống ở đó với vai trò cộng sinh nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ gây bệnh (người ta gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội). Vì vậy, trong các trường hợp như thế này sẽ làm tình trạng viêm da nặng thêm hơn rất nhiều gây khó khăn cho điều trị và khi khỏi dễ để lại sẹo. Ngoài triệu chứng da khô, nổi ban, mụn nước vùng bị viêm còn có thể bị nứt nẻ, có khi không gãi cũng gây chảy máu.
Vị trí hay gặp viêm da cơ địa là sau tai, má, cằm, mạng sườn, tay, chân. Ở những người bệnh có hệ thống miễn dịch hoạt hóa mạnh thì da ở vùng đó khô, ngứa, nứt và đỏ ửng. Đồng thời da ở vùng viêm luôn luôn có hiện tượng đóng vảy, bong vảy. Viêm da dị ứng có thể có cơn kịch phát do bệnh tiến triển nhanh, gặp dị ứng nguyên phức tạp. Bệnh không lây nhiễm thành dịch nhưng hay bị tái phát. Tuy vậy, trên cùng một cơ thể nếu bị viêm da cơ địa kèm theo có nhiễm khuẩn thì có thể làm lây lan nhiều vị trí khác trên cơ thể. Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể gây viêm da thần kinh, thậm chí gây biến chứng ở mắt do dị ứng xảy ra ngứa trong và xung quanh mí mắt có thể gây viêm kết mạc.
Làm thế nào để phòng tránh?
Cho đến nay, việc dự phòng và điều trị bệnh viêm da cơ địa còn gặp không ít khó khăn, bởi vì nguyên nhân của nó rất phức tạp. Khi nghi ngờ bị viêm da cơ địa thì cần cho người bệnh đi khám chuyên khoa da liễu, nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Luôn luôn giữ cho da sạch sẽ, bấm móng tay và đi găng tay để không bị trầy xước da gây nhiễm khuẩn khi gãi. Nên mặc các loại quần áo vải mỏng, mềm, không có khả năng gây dị ứng. Hàng ngày nên tắm bằng nước ấm (không nên dùng nước quá nóng). Vệ sinh môi trường sống cũng là vấn đề cần quan tâm để hạn chế mắc bệnh viêm da dị ứng. Không nên nuôi động vật trong nhà, nhất là mèo, chó.
Việc điều trị cho người viêm da dị ứng nên theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không tự mua thuốc để tự điều trị hoặc người nhà khi không có kiến thức chuyên môn về y học.
Theo VNE
Thực phẩm giúp ngừa ung thư vú Căn cứ theo những khảo sát gần đây, trang tin ABC News của Mỹ ghi nhận 5 thức ăn thông dụng có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Căn cứ theo những khảo sát gần đây, trang tin ABC News của Mỹ ghi nhận 5 thức ăn thông dụng có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Nấm Theo một khảo sát...