Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được vắc xin lở mồm long móng
“Việc tự sản xuất vắc xin lở mồm long móng có ý nghĩa mở màn hết sức quan trọng, từ đó tiếp tục chủ động nghiên cứu các loại vắc xin gia súc gia cầm khác tiến tới chấm dứt nhập vắc xin, tiết kiệm trên 100 triệu USD/năm, làm tiền đề phát triển một nền chăn nuôi chủ động, an toàn dịch bệnh”.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết tại buổi lễ công bố và chuyển giao giống vi rút lở mồm long móng (LMLM) cho các doanh nghiệp dùng để sản xuất vắc xin, tổ chức tại Hà Nội chiều nay 11.12.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y phát biểu tại buổi công bố. Ảnh Đình Thắng
Đại diện Chi cục Thú y vùng VI cho hay, sau nhiều giai đoạn nghiên cứu, đảm bảo các tiêu chí khoa học, kỹ thuật theo khuyến cáo của OIE, Chi cục Thú y vùng VI đã chọn ra 3 vi rút có khả năng phát triển thành vắc xin. Từ đó, chọn 1 mẫu vi rút LMLM type O có tên “RAHO6/FMD/O-135, dòng ME- SA/PanAsia” đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật để sản xuất vắc xin theo khuyến cáo của OIE.
Video đang HOT
Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, trước đó, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định công nhận giống vi rút lở mồm long móng type O với tên gọi “RAHO6/FMD/O-135″ thuộc bản quyền của Chi cục Thú y vùng VI trực thuộc Cục Thú y để sản xuất vắc xin.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, tại Việt Nam bệnh lở mồm long móng xuất hiện cách đây hơn 100 năm và có 3 týp vi rút lưu hành đã và đang gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Trong khi đó, việc phải nhập khẩu 100% lượng vắc xin, trung bình mỗi năm cần 40-50 triệu liều vắc xin từ ngoài vào với chi phí lên tới 20-30 triệu USD, dẫn đến không chủ động được nguồn cung cấp vắc xin, không chủ động về khoa học công nghệ và giá vắc xin rất cao đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm phòng.
” Đây là lần đầu tiên ngành Thú y Việt Nam (gồm cơ quan nhà nước và doanh nghiệp) đã tổ chức nghiên cứu rất công phu, bài bàn và cho ra mắt sản phẩm vắc xin lở mồm long móng đáp ứng nhu cầu cua thực tiễn. Đây là bước khởi đầu rất đáng khích lệ, xây dựng được năng lực, kinh nghiệm và chủ động khoa học công nghệ trong việc nghiên cứu, sản xuất nhiều loại vắc xin khác dung trong thú y” – Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị Cục Thú y và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ, để sớm nghiên cứu, sản suất và đưa vào sử dụng nhiều loại vắc xin đang còn thiếu cho ngành chăn nuôi hiện nay. Các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu áp dụng các khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại để phục vụ sản xuất vắc xin.
Công ty Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet cho biết, từ tháng 8.2016 đã xây dựng dây chuyền sản xuất vắc xin lở mồm long móng với công suất thiết kế 20 triệu liều/năm. Đến nay, đã hoàn thiện xong cơ bản nhà xưởng, kho lạnh bảo quản bán thành phẩm… đào tạo nhân sự chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất vắc xin. Dự kiến, quý 2 năm 2018 sẽ có vắc xin sản xuất ở quy mô công nghiệp và lưu hành.
Công ty RTD là một trong 3 doanh nghiệp được Bộ NNPTNT cho phép tham gia thực hiện Đề án “Thí điểm sản xuất vắc xin thương mại sử dụng chủng vi rút lở mồm long móng lưu hành tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020″, cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT tạo điều kiện và ưu tiên đẩy nhanh hơn nữa quá trình kiểm nghiệm, khảo nghiệm và đăng ký lưu hành vắc xin lở mồm long móng; xây dựng cơ chế chính sách để doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào các chương trình quốc gia phòng, chống dịch bệnh thông qua cơ chế đặt hàng/hoặc chỉ định thầu, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Theo Danviet
Ký kết Chương trình đưa KHCN vào xây dựng nông thôn mới ở "Ba Tây"
Chiều 16.11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Chương trình Khoa học - công nghệ (KH-CN) phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình KH-CN Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (Ba Tây) giai đoạn 2016-2020.
Tới dự lễ ký có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng Ban chủ nhiệm các Chương trình KH-CN của 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, đại diện các bộ, ngành trung ương.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cùng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chứng kiến lễ ký kết.
Chương trình KH-CN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ phê duyệt nhằm đưa KH-CN hỗ trợ, giúp tháo gỡ các rảo cản, thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ba chương trình KH-CN trên có những điểm chung về mục tiêu và nội dung nên cần có sự phối hợp triển khai thực hiện để phát huy hiệu quả nguồn lực của các chương trình, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội bền vững nói chung và xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại lễ, thay mặt ông Nguyễn Văn Bình- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao sáng kiến kết hợp giữa các chương trình khoa học- công nghệ của các cơ quan đơn vị trên. Những kết quả nghiên cứu khoa học của 3 chương trình trong những năm qua là rất đáng biểu dương ghi nhận, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của các vùng gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Để triển khai các hoạt động ký kết có hiệu quả và nâng cao chất lượng nghiên cứu, ông Nguyễn Văn Bình yêu cầu Các chương trình KH-CN cần thiết lập khung và phương thức phối hợp giữa các Chương trình KH-CN trong tổ chức đề xuất, xét duyệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đảm bảo các yêu cầu minh bạch, đồng bộ, thiết thực, chặt chẽ cho giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2030. Đồng thời cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế tổ chức, quản lý hoạt động của các Chương trình, có kế hoạch cụ thể để triển khai khung phối hợp giữa các chương trình với những nội dung cần ưu tiên cho từng vùng, giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng tạo ra những cơ chế, chính sách, nhiệm vụ giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn ở các vùng.
Để các chương trình hợp tác, liên kết đạt kết qủa tốt, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị các ban, bộ, ngành trung ương tiếp tục có sự quan tâm đặc biệt đến các chương trình KH-CN, tạo điều kiện cho các chương trình triển khai có chất lượng tốt nhất, phục vụ phát triển kinh tế 3 vùng trên gắn với xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Bộ trưởng yêu cầu lập đường dây nóng tố bơm thuốc an thần vào lợn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đề nghị chỉ đạo các địa phương lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố tác hành vi vi phạm về tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ. Bộ trưởng cho biết, ngày 28.9, Thanh tra Bộ...