Lần đầu tiên Việt Nam có bệnh viện gồm 1 sân đáp trực thăng trên nóc
Bệnh viện có 2 tòa nhà 13 tầng và 18 tầng được xây dựng trên diện tích 70.000m2.
Sáng 25/4, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai mới tọa lạc trên đường Đồng Khởi thuộc phường Tam Hòa, TP Biên Hòa chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động. Đây là công trình bệnh viện hiện đại mang tầm quốc tế và là mô hình bệnh viện không xếp hàng đầu tiên tại Việt Nam.
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai mới được xây dựng với tổng vốn đầu tư trên 3.370 tỷ đồng. Đây là tổ hợp bệnh viện khu vực đầu tiên của cả nước được xây dựng theo tiêu chuẩn bệnh viện cao cấp với số vốn lớn và có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại của cả nước và trong khu vực.
Bệnh viện có 2 tòa nhà 13 tầng và 18 tầng được xây dựng trên diện tích 70.000m2, có một sân đáp trực thăng trên nóc.
Quy mô của bệnh viện 1400 giường bệnh. Thông qua việc hợp tác với các tập đoàn, các bệnh viện lớn, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, bệnh viện sẽ triển khai và áp dụng nhiều chuyên khoa sâu và cao cấp, như: khoa quốc tế, trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, trung tâm chạy thận nhân tạo, phẫu thuật tim mạch…
Đây cũng là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình bệnh viện không xếp hàng, trang bị nhiều hệ thống máy móc hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay với máy CT 256 lát cắt 2 cấp năng lượng, máy MRI 3 tesla, 3 hệ thống xét nghiệm tự đồng hiện đại, máy siêu âm màu 3D, 4D, máy X Quang kỹ thuật số…
Video đang HOT
Việc đầu tư và đưa vào hoạt động Bệnh viện đa khoa Đồng Nai mới giúp cho bệnh viện nâng cao năng lực phục vụ nhân dân, xóa bỏ tình trạng quá tải, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về các dịch vụ y tế đa dạng và cao cấp./.
Theo Ngọc Sơn
Theo_VOV
Trung Quốc đang mở rộng hai đảo ở Hoàng Sa
Hình ảnh vệ tinh công bố hôm qua cho thấy Trung Quốc đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ.
Hình ảnh đảo Phú Lâm. Ảnh: DigitalGlobe.
Đảo Phú Lâm và đảo Quang Hòa đều đã được mở rộng đáng kể nhờ hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trong thời gian gần đây, The Diplomatnhận định dựa trên hình ảnh do vệ tinh của công ty DigitalGlobe chụp khu vực này từ một tháng trước. Cả hai đảo trên đều thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo đó, hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao chụp hôm 17/3 cho thấy trên đảo Phú Lâm có đường băng cùng các cơ sở của sân bay. Trong vòng 5 tháng trước, một đường băng dài 2.400 m đã bị thay thế hoàn toàn bằng một đường băng mới bằng bê tông dài 2.920 m, một đường lăn mới, các thềm đế máy bay được mở rộng và các tòa nhà lớn sát nhau đang được xây dựng.
Các hoạt động cải tạo đất trên đảo Phú Lâm, bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956, cũng đang diễn ra.
Hình ảnh vệ tinh còn cho thấy diện tích đảo Quang Hòa, cách đảo Phú Lâm 80 km về phía tây nam, cũng đã tăng thêm 50% so với hồi tháng 4/2014. Đảo Quang Hòa bị Trung Quốc chiếm vào năm 1974. Trên đảo có một doanh trại quân đội, 4 radar mái vòm, một cơ sở sản xuất bê tông và một cảng biển được mở rộng bằng hoạt động nạo vét và cắt phá san hô.
Ngoài ra, một đê chắn biển tăng cường đang được xây dựng quanh khu đất mới cải tạo. Các tòa nhà mới còn xuất hiện trên đảo Duy Mộng, cũng bị Trung Quốc chiếm, ở gần đó.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh tăng cường bê tông hóa các đảo nhằm mở rộng quyền kiểm soát khu vực này, bất chấp sự phản đối từ các nước láng giềng.
Hình ảnh vệ tinh do Philippines cùng một số bên khác công bố còn cho thấy quá trình xây dựng nhanh chóng trên 7 đảo Trung Quốc chiếm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Óanh hồi đầu tháng công khai tuyên bố Bắc Kinh sẽ sử dụng các đảo nhân tạo cho "phòng thủ quân sự" cùng nhiều mục đích dân sự.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy diện tích đảo Quang Hòa được mở rộng trong gần một năm qua. Ảnh: DigitalGlobe.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua ngang nhiên nói "quần đảo Hoàng Sa là một phần vốn có của Trung Quốc" khi được hỏi về hoạt động cải tạo đất tại đây. Giới chức Trung Quốc thường phớt lờ phản đối về quá trình xây đảo trên thực địa bằng cách nói thiếu căn cứ trên.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hành động của Trung Quốc không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm Tuyên bô vê ưng xư giưa cac bên trên Biên Đông (DOC) đa đươc Trung Quôc ky kêt vơi Hiêp hôi cac quôc gia Đông Nam A (ASEAN) năm 2002.
Vị trí đảo Phú Lâm và đảo Quang Hòa. Đường đứt đoạn màu xanh lục là cái gọi "đường 9 đoạn" phi lý do Trung Quốc tự đưa ra để đòi chủ quyền ở Biển Đông, không được nước nào công nhận. Đồ họa: The Diplomat.
Như Tâm
Theo VNE
POSCO Hàn Quốc "nhúng tay" vào các dự án nào ở Việt Nam? Các dự án mà POSCO tham gia là dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai... Ở cả hai dự án này nhà thầu POSCO đều dính đến các sai phạm và triển khai chậm tiến độ do năng lực kém. Ảnh minh họa. Korea Times đưa tin một số...