Lần đầu tiên trưng bày sư tử và nghê thuần Việt
Gần 60 hiện vật nghê, sư tử bằng chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng, từ thời Lý – Trần – Hậu Lê đến Nguyễn, lần đầu tiên ra mắt công chúng nhằm giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá giá trị độc đáo trong kho tàng di sản nghệ thuật dân tộc.
Sáng 7/11, triển lãm chuyên đề “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chương trình giới thiệu gần 60 hiện vật, từ thời Lý – Trần – Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng và một số tư liệu video, hình ảnh…
Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Phan Văn Tiến cho biết, bộ sưu tập này hết sức đặc sắc, phong phú, có giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như ý nghĩa văn hóa, tâm linh. “Đây là những linh vật đi suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, mang theo những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ trăm năm trước để lại. Triển lãm lần này nhằm giúp nhân dân cũng như các nghệ nhân chế tác linh vật được tận mục sở thị và tìm hiểu cách tạo hình, ý nghĩa văn hóa lịch sử và ban đầu nhận biết được các linh vật thuần Việt với linh vật ngoại lai”, ông Tiến nói.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo cho biết, hai con thú được coi như người bạn thân thiết của người Việt là trâu và chó. Do cần một linh vật để chống lại tà ma ác quỷ, ông cha ta đã dựng chó đá có những chi tiết oai vệ ở nhiều nơi. Vì linh thiêng nên chó đá được gọi là con nghê.
Đôi nghê gỗ thế kỷ 17-18, tại đền Đồng Lư, tỉnh Nam Định.
Video đang HOT
Theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Cục phó Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, con nghê rất gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt xưa. Hình tượng nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên nhiều vật dụng như chậu hoa hình nghê…
…cây đèn hình nghê (thế kỷ 15-16)…
Lư hương hình nghê, thời Nguyễn. Nghê trong thời kỳ này vẫn là linh vật gắn bó với hương khói, là con vật được tôn sùng. Ở chiếc lư hương này, không chỉ có đôi nghê đá đằng trước đang chồm ra mà ở lớp sau cũng có đôi nghê ngồi chầu yên lặng.
Hộ pháp chùa Nhân Trai (Hải Phòng, cuối thế kỷ 16) cưỡi lên nghê đá.
Nghê thời Lý thế kỷ 17 làm bằng gốm ở chùa Cổ Chất, tỉnh Nam Định.
Nghê được chế tác bằng đá ở thế kỷ 17.
Sư tử ở chùa Bà Tấm, Hà Nội.
Sư tử chầu ngọc được làm từ chất liệu đá (thế kỷ 11) tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Trong Phật giáo Việt Nam còn có hình tượng sư tử cõng tòa sen như bệ tượng chùa Hương Lăng, thời Lý. “Qua các thời kỳ, hình tượng nghê, sư tử được các nghệ nhân sáng tạo, có tạo hình khác nhau nhưng điểm chung là mang nét hiền hòa, vui vẻ, đường nét uyển chuyển, không khoe cơ bắp hay sự dữ dằn như tạo hình của sư tử Trung Quốc”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo nói.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Quảng Bình: Trưng bày gốc sưa khủng tiền tỷ
Chiều ngày 20/10, các lực lượng chức năng Quảng Bình đã xử lý, làm sạch gốc sưa &'khủng' và vận chuyển từ hạt kiểm lâm huyện Bố Trạch vào bảo tàng tổng hợp tỉnh để trưng bày, phục vụ khách tham quan.
Trước đó, vào ngày 23/2, hai cha con ông Nguyễn Văn Thời (60 tuổi) và Nguyễn Văn Huy ở thôn 1 Phúc Đồng, xã Phúc Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) trong lúc đi rà cá ở khu vực ngầm Bến Troóc đã phát hiện được gốc sưa nặng hơn 2 tấn bị mắc kẹt dưới lòng suối. Ông Thời đã về gọi thêm anh em, họ hàng để trục vớt gốc sưa nhưng bất thành. Sáng ngày 25/2, các cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường.
Sau hai ngày nỗ lực, lực lượng chức năng đã trục vớt gốc sưa "khủng" thành công
Sau hai ngày nỗ lực, các cơ quan chức năng đã trục vớt thành công gốc sưa và đưa về cất giữ tại Hạt kiểm lâm Bố Trạch. Kết quả giám định chủng loại cho thấy gốc sưa "khủng" là loại sưa mộc vàng, thuộc gỗ nhóm 1, nặng 2,1 tấn. Thời điểm đó, đây là gốc sưa "khủng" nhất được phát hiện từ trước đến nay ở Quảng Bình, giá trị gốc sưa được định giá khoảng 17 tỷ đồng.
Trong thời gian bảo quản chờ xử lý, một số ý kiến đề xuất bán đầu giá gốc sưa lấy tiền xây dựng trường học, trạm y tế tại những vùng khó khăn. Tuy nhiên, cuối cùng gốc sưa " khủng" được làm sạch và đưa vào bảo tàng tổng hợp tỉnh để trưng bày, phục vụ khách tham quan.
Gốc sưa được làm sạch và đưa vào trưng bày tại bảo tàng, phục vụ khách tham quan
Hiện gốc sưa "khủng" được cán bộ và nhân viên bảo tàng bảo quản, gìn giữ và sắp tới sẻ mở cửa phục vụ nhu cầu thưởng lãm của du khách.
Theo Khampha
Hà Nội yêu cầu di dời hiện vật ngoại lai ra khỏi di tích, cơ quan Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các quận, huyện di dời sư tử đá, vật phẩm lạ ra khỏi một số di tích, cơ quan, đơn vị trên địa bàn trước ngày 31/12/2014. Ngày 10/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích...