Lần đầu tiên trong lịch sử, Nike thiết kế giày dành riêng cho các y tá và bác sĩ để tôn vinh những người hùng thầm lặng
Nike Air Zoom Pulse chính là một món quà tri ân mà ông lớn của giới sneaker muốn dành tặng cho các bác sĩ và những nhân viên y tế trên khắp thế giới này.
Giày bóng đá, giày chạy, giày tennis, giày tập, giày basic… vân vân và mây mây, có lẽ là những item người ta sẽ rất dễ tìm thấy ở mọi cửa hàng Nike. Nhưng đã bao giờ, bạn nghe đến việc ông lớn của giới sneaker thiết kế giày dành riêng cho các y, bác sĩ, các nhân viên y tế chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hẳn bạn chưa biết đến Nike Air Zoom Pulse – “siêu phẩm” có phom dáng cực kỳ đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa to lớn hết sức.
Nike khẳng định: Air Zoom Pulse không phải là một đôi giày dành cho các vận động viên hay người chơi thể thao là là thiết kế đặc biệt dành cho các nhân viên y tế – những “anh hùng thầm lặng” luôn cống hiến mỗi ngày nhưng chẳng được mấy ai tôn vinh. Đội ngũ sáng tạo của Nike thậm chí còn phải cất công tới OHSU Doernbecher Children’s Hospital để nghiên cứu chuyên sâu để Air Zoom Pulse có thể “ra đời” với dáng vẻ hoàn thiện nhất.
Nói kĩ một chút về item này, thì đây là kiểu giày không cần buộc dây, tức là người dùng có thể xỏ chân vào bất cứ lúc nào mà chẳng cần mất thời gian cân chỉnh, một điều tưởng rất nhỏ nhưng lại vô cùng cần thiết với các y, bác sĩ.
Bên cạnh đó, Nike còn thiết kế phần dây đai đàn hồi ở phía sau gót để đảm bảo độ “chắc chân”. Phần đế cao su cũng được cải tiến để gia tăng độ nhẹ nhàng, bền vững và thậm chí là lực kéo khi giày tiếp xúc với nền nước, nhìn chung là phù hợp với môi trường bệnh viện. Ngoài ra, phom dáng cũng được tối giản, giày được phủ một màu “áo” đen sạch sẽ và điểm thêm đường viền màu xanh ngọc rất ngọt ngào nữa.
Theo Trí thức trẻ
Kính 'thần kỳ' soi đường cho người mù
Một thiết bị đột phá mới giúp những người khiếm thị nhận thức được thế giới xung quanh một cách sơ đẳng, để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Jason Esterhuizen nghĩ rằng anh sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy ánh sáng hay những chuyển động nữa, sau một tai nạn xe hơi khiến anh bị mù. Nhưng với một công tắc thế giới của anh bỗng tươi sáng hơn.
Jason Esterhuizen, Người bị mất thị lực, chia sẻ: "Tôi vẫn không thể diễn đạt thành lời. Ý tôi là từ chỗ mù hoàn tàon, tối đen như mực, đến việc đột nhiên nhìn thấy những tia sáng nhỏ lóe lên xung quanh."
Mặc dù đó chưa phải là cảnh thấy được bình thường, Esterhuizen đã định vị được thế giới xung quanh dễ dàng hơn.
Bác sĩ Nader Pouratian thuộc Trường Y UCLA nói: "Có thể biết đâu là cửa, biết có hoặc hết vỉa hè, hay chỗ băng qua đường, đều là những điều cực kỳ có ý nghĩa có thể giúp những người này lấy lại một số chức năng độc lập."
Đây là cách nó hoạt động: một máy phát điện nhỏ được cấy vào não. Sau đó máy quay video trên cặp kính râm gửi tín hiệu đến bộ phận xử lý, rồi gởi trở lại kính để kính liên lạc với mô cấy ở não. Các tín hiệu tạo ra một mẫu hình cho vùng thị giác cũa não và cho phép người dùng nhận ra chuyển động và mẫu hình của ánh sáng.
Bác sĩ Nader Pouratian, Trường Y UCLA, nói: "Về cơ bản, chúng tôi có máy quay video và bộ xử lý các chuyển động. Chúng thực hiện các chức năng giống như chức năng của mắt thường."
Esterhuizen là một trong hai người ở Mỹ đang thử nghiệm công nghệ này.
Jason Esterhuizen cho biết: "Có những chấm trắng nhỏ trên nền đen. Nó giống như nhìn lên các vì sao vào ban đêm."
Công nghệ --- có tên là Orion - do công ty Second Sight sản xuất. Nó đang được thử nghiệm tại Trung tâm Y tế Đại học UCLA và Đại học Y Baylor.
Esterhuizen đang cố làm quen xem từng đốm sáng nhấp nháy tượng trưng cho cái gì, từ đó
giúp cải tiến công nghệ này:
"Đốm sáng đó là một người nào đó đi ngang qua phòng hoặc đi xa ra, hay chỉ là một tia sáng chiếu vào tường. Thật tuyệt vời khi một lần nữa có được một hình thức thị lực."
Esterhuizen giờ đây có thể phân loại đồ giặt của mình và thực hiện các hoạt động thường ngày khác mà trước đây anh không thể làm:
"Băng qua đường dễ dàng và an toàn hơn nhiều đối với tôi vì tôi có thể nhìn xuống và chỉ đi theo vạch trắng được vẽ trên đường."
Các nhà nghiên cứu tin rằng công nghệ này một ngày nào đó có thể giúp cho những người bị suy giảm thị lực, từ bệnh tăng nhãn áp và bệnh nhân tiểu đường cho đến những người bị mất thị lực hoặc bị mù.
Theo VOA
Điện phóng trúng người, bé trai 12 tuổi phải tháo hai tay Lên sân thượng giúp mẹ dọn dẹp, bé trai 12 tuổi bị dòng điện 35 KV phóng trúng tay. Nạn nhân bị bỏng nặng phải tháo bỏ 2 tay. Ngày 25/10, các bác sĩ đã phẫu thuật tháo bỏ hai tay cho bé Nguyễn Nhật Long (12 tuổi, trú tại xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An) sau khi bị điện 35 KV...