Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhìn thấy cảnh lợn biết dùng gậy đào đất: Tiến hóa là có thật?
Việc biết sử dụng công cụ là dấu hiệu cho thấy một loài vật đang sở hữu trí thông minh hơn mức bình thường.
Con người nổi trội hơn các loài sinh vật khác ở khả năng sử dụng ngôn ngữ và công cụ để phục vụ cuộc sống. Có điều trên thực tế, con người không phải là loài duy nhất biết sử dụng công cụ.
Các nghiên cứu cho thấy, loài khỉ tại Brazil đã biết đập đá chế tạo công cụ từ tận 700 năm trước. Bạch tuộc – một trong những sinh vật thông minh nhất hành tinh – biết dùng đá, sỏi để trang trí cho tổ của mình. Tinh tinh, cá heo… cũng đủ thông minh để dùng công cụ, thậm chí có thể huấn luyện để giải đố.
Nhưng bạn có tin loài lợn cũng biết dùng công cụ không?
Thực chất, lợn cũng là một loài vật thông minh, thậm chí được đánh giá là nhỉnh hơn loài chó. Thế nhưng việc lợn biết dùng công cụ thì quả thực khoa học chưa nhìn thấy bao giờ, cho đến khi báo cáo tại Paris vừa được công bố mới đây.
Cụ thể, nhà sinh thái học Meredith Root-Bernstein đã quan sát loài lợn hoang đảo Visayan – một trong những loài lợn hiếm và nguy cấp nhất hành tinh – tại một sở thú Paris.
Trước đó, Bernstein đã tình cờ trông thấy một con lợn ngậm que trong miệng, bắt đầu dùng que giống như một chiếc xẻng để đào đất làm tổ. Cảm thấy bất ngờ, cô quyết định dành 3 năm tiếp theo để quan sát chúng.
Được biết, loài lợn này cứ mỗi 6 tháng sẽ đào đất để tạo ra một cái tổ, nhằm chuẩn bị sinh nở. Nhưng thông thường, chúng dùng mũi để đào, vậy nên khi thấy cảnh chúng sử dụng que cỗ, Bernstein đã thực sự bất ngờ.
Trong 3 năm quan sát, nhà khoa học nhận thấy rằng cứ mỗi mùa sinh sản tới, lũ lợn lại tìm một cái que và bắt đầu dùng để đào, trong khi mọi thời điểm khác trong năm đều không đụng đến. Tổng cộng suốt thời gian quan sát, chúng dùng công cụ 11 lần.
Cũng trong nghiên cứu, Bernstein để vào chuồng 4 dụng cụ làm bếp có khả năng đào đất hiệu quả hơn cái que. Kết quả, có một con lợn đã tìm cách dùng thử 1 – 2 lần, nhưng chủ yếu chúng vẫn dùng que nhiều hơn.
Theo soha.vn
Bạn có thực sự biết thế nào là một hành tinh và có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?
Điều kiện nào để một thiên thể được công nhận là "hành tinh"? Và liệu hệ Mặt Trời có thực sự chỉ sở hữu 8 hành tinh như chúng ta vẫn biết?
Hệ Mặt Trời của chúng ta thực sự có bao nhiêu hành tinh? 9? 8? hay 12? Để biết được câu trả lời, trước hết bạn cần hiểu hành tinh là gì. Và giám chắc rằng, không ít người sẽ phải bất ngờ khi đáp án được tiết lộ.
Khi nhắc đến một hành tinh, hình ảnh hiện ra trong đầu của hầu hết mọi người chính là một khối hình cầu có kích thước khổng lồ, với sự kết hợp của đất đá và khí quyển, quay quanh một ngôi sao nào đó và có thể có hoặc không có mặt trăng.
Nếu chỉ dựa trên nhận định này, có lẽ chúng ta sẽ rất khó để trả lời cho câu hỏi: "Tại sao Trái Đất, sao Kim, sao Thủy là hành tinh nhưng sao Diêm Vương lại không?"
Quay ngược thời gian về năm 2006, thời điểm mà Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, viết tắt là IAU công bố định nghĩa "Thế nào là một hành tinh?". Theo đó, để một thiên thể được gọi là "hành tinh", nó cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
1.Thiên thể đó phải có có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời một cách độc lập (điều này có nghĩa Mặt Trăng không được coi là một hành tinh bởi vì nó có quỹ đạo quay quanh một hành tinh/
2.Khối lượng của thiên thể phải đủ lớn để lực hấp dẫn có thể khiến nó có dạng hình cầu
3.Phải đủ lớn để hút sạch các thiên thể khác nằm trên quỹ đạo của nó, để trở thành vượt trội nhất.
Bởi vì sao Diêm Vương không đủ lớn để trở nên vượt trội trên quỹ đạo của nó (định nghĩa 3) nên nó không còn được công nhận là một hành tinh. Một ngôi sao có kích thước nhỏ khác là sao Hải Vương, trên thực tế, có khối lượng gấp 8000 lần sao Diêm Vương, đủ để trở nên vượt trội trong quỹ đạo của mình. Vì vậy, sao Hải Vương nghiễm nhiên thỏa mãn được 3 định nghĩa của IAU và được công nhận là hành tinh.
Định nghĩa về hành tinh của IAU năm 2006 đã loại sao Diêm Vương ra khỏi danh sách, nhưng cũng theo hệ thống phân loại mới này, hệ Mặt Trời của chúng ta rất có thể sẽ có thể các hành tinh mới. Cụ thể, xét về mặt kỹ thuật, một vài thiên thể khác trong Thái Dương hệ có thể coi là hành tinh. Ví dụ như tiểu hành tinh Ceres, mặt trăng của sao Diêm Vương Charon và một thiên thể khác mới được khám phá là UB313 (Xena).
Dưới sự tài trợ của IAU, các nhà thiên văn học đã hoàn thành công trình nghiên cứu của mình về định nghĩa sự khác nhau giữa "hành tinh" và "những phần nhỏ hơn trong hệ Mặt Trời"(tiểu hành tinh, sao chổi). Nếu cách định nghĩa trong nghiên cứu này được thông qua, hệ Mặt Trời sẽ có đến 12 hành tinh, bao gồm: 8 hành tinh hiện có, 3 thiên thể mới được đề cập ở trên và cuối cùng chính là sao Diêm Vương (theo định nghĩa này sao diêm Vương được xếp vào một nhóm mới có tên là "hành tinh lùn")
Cùng khám phá thêm những đặc điểm thú vị của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời trong video dưới đây:
Đặc điểm của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn
Leonhard Euler - Thiên Tài Toán Học Mù Loà Và Kho Tàng Nghiên Cứu Lớn Nhất Lịch Sử Cùng với Archimedes và Newton, Euler được xem là một trong bộ ba nhà toán học vĩ đại của nhân loại. Người ta còn gọi ông là nhà khoa học "vô địch", vì ông đã viết được nhiều ấn phẩm khoa học nhất trong lịch sử (khoảng 900 bài báo và sách). Trong những năm cuối của đời, tuy đã bị mù hoàn...