Lần đầu tiên trong đời cùng vợ vượt cạn, ông bố trẻ kể lại một lô trải nghiệm hài hước khiến chị em cười đứt hơi
Không rõ các ông bố khác thì sao, chứ ông bố này thì đưa vợ đi đẻ như đánh trận, tả cảnh “ chiến đấu” cùng bà bầu cổ quái phương nào chứ chẳng phải vợ mình nữa (!)
“Lần đầu làm bố, lần đầu cùng vợ vượt cạn, có lẽ không một từ ngữ nào trong từ điển Việt Nam có thể diễn tả hết sự hồi hộp thêm chút lo lắng, rồi cảm giác mong ngóng khi vợ vào phòng đẻ.
Mấy tháng đầu thai nghén thì khỏi phải nói, ôi thôi nói trước quên sau, ăn như thuồng luồng. Công việc hàng ngày là nghĩ ra cái gì đấy thèm để ăn cho ngon miệng, hôm nào ả thèm ăn mà không biết thèm cái gì thì cứ đi ra đi vào, đứng lên ngồi xuống, chép miệng thở dài… Có hôm đang ngủ nửa đêm đi tiểu xong bảo em thèm dưa hấu, hôm thì thèm nước mía, nửa đêm bói ở đâu ra, đồ trong tủ nhất quyết không ăn vì “không thèm”, đang mùa đông đi thèm mận mùa hè…
Vẫn là vợ thôi nhưng dáng vợ lúc chưa cưới với lúc sắp lên bàn đẻ ôi sao mà khác nhau thế.
Đêm đang làm việc cũng phải bỏ đấy lên cho mẹ con nó gác chân, nó ngủ xong mới xuống làm tiếp, bảo ngủ trước đi thì: Con nó phải gác nó mới ngủ được – vâng ừ thì con nó gác.
Lần đầu đi siêu âm biết là con gái vợ em nó mừng ra mặt luôn ạ, lúc nào cũng xem váy áo, lưu đầy ảnh về điện thoại làm như kiểu đẻ xong con nó lớn như 3-4 tuổi ngay được.
Xong rồi đến khâu đặt tên, chắc vợ em nó trằn trọc đến nửa tháng để nghĩ tên cho con, nào là Hà My, Ngọc Anh, Ngọc Linh, vân vân và mây mây… Hết vụ tên chính thì đến tên ở nhà, chả hiểu sao ả lại muốn đặt tên con là Xoài với cả Ổi??? Một quả ăn nhiều thì chua, còn một quả ăn nhiều thì táo bón. Cuối cùng tên con do em đặt hết, em bảo đứa sau bả muốn đặt gì thì đặt, bả tức lắm mà cũng phải chịu.
Mang thai sang tuần 40 mà mãi chưa thấy đẻ. Sốt ruột ông bà bảo lên ngay viện khám, tuần thứ 40 người ta sắp đẻ thì chân tay phù ra, đi lại ì ạch nhưng không, vợ em thì khác các bác ạ. Lên đến viện cứ 1 mình đi phăng phăng từ phòng siêu âm lên phòng khám, gặp ai cũng cười như quen từ kiếp trước, chả khiến ai dìu, đi đến đâu ai cũng nhìn, bảo sắp đẻ chả ai tin.
Vợ xinh xắn đáng yêu ngày nào nay đã thành bà đẻ trầm tư.
Thăm khám xong xuôi bác sĩ phán nhập viện. Nhận phòng xong xuôi chắc 10h sáng, lúc này chưa đau gì, cuộc đời vẫn còn đẹp lắm. Đến tầm chiều mới kêu đau lưng, lẩm nhẩm đau bụng, nằm thì khó chịu, đi lại nhiều bác sĩ bảo không tốt mặt lúc này mới chuyển sắc, thấy nhăn nhó kêu: Sao em thấy đau như đau ị. Bố tiên sư người ta bảo đau đẻ rụng rời chân tay mà ả ta bảo như đau ị!
Ngày đầu mới lên viện thì còn yêu đời: Mai là mùng mấy âm chồng nhể? – Mai mùng 1 âm má. Không được, con gái đẻ mùng 1 với rằm đanh đá lắm, không đẻ hôm nay đâu (chị nào đẻ mùng 1 cả rằm thì bỏ qua cho em). Tối đến bụng lẩm nhẩm đau, khó chịu ả ta hò lên: Thôi… Hôm nay đẻ luôn cũng được, mùng 1 cũng được, khó chịu quá!
Video đang HOT
Đến hôm sau bác sĩ vẫn bảo ăn no ngủ kĩ quá, chưa sinh đâu, nhìn mặt ả nhăn nhó ôm cái bụng rạn như quả mít mà thương. Cơm thì chả ăn được mấy, em mua hoa quả rồi bao nhiêu đồ ăn vặt mà lúc này thì đồ ăn chẳng có ý nghĩa gì. Chả biết nghe ai xui đi lại sẽ nhanh đau hơn mà dễ đẻ, thế là ả lôi tay em dắt đi 3 vòng quanh vườn hoa bệnh viện, em hỏi thấy gì không ả bảo em thấy hơi mỏi chân. Đến ngày thứ 3 ngủ dậy vẫn không thấy đau đớn gì, ăn ngủ như thường, ơ kìa? Quá ngày dự sinh 4 hôm rồi, nội ngoại ai cũng sốt ruột. Bà ngoại bảo nó lì giống hệt con mẹ nó (vâng, công nhận mẹ nói chuẩn).
Bầu nhưng vợ em vẫn ngầu lắm!
Bàn bạc nhau 1 lúc xong quyết định chuyển tuyến lên tỉnh, ai cũng sốt ruột muốn đi luôn mà ả còn bảo thôi về ăn cơm để con đi gội đầu đã. Chiều lên tỉnh lại thăm khám – siêu âm. lại nhập viện, xong xuôi được phát cho bộ váy đẻ, thay quả váy xong em nhìn mà không nhịn được cười, người cao được mét rưỡi mà cái váy phải dài đến 2m! Lúc này mặt vẫn tươi tỉnh cười hô hố .
Đến phòng đỡ đẻ người nhà không được vào, nhìn vợ bơi trong quả váy đẻ màu xanh ôm bụng đi mà thương quặn ruột các bác ạ, 1 mình đi vào đẻ đau đớn như nào cũng chả ai biết. Cả nhà ở ngoài sốt ruột đứng ngồi không yên. Em hồi hộp nhìn mấy bà đau đẻ đang vịn vào tường vào ghế lê từng bước, mặt nhăn như khỉ ăn gừng mà thương vợ.
Biết vợ sinh khó mà phải ngồi ngoài chờ gần 12 tiếng đồng hồ, ruột nóng như lửa đốt, thấp thỏm vừa hồi hộp vừa lo. 4h sáng hôm sau có con bé vào sinh cùng vợ, ra ngoài lấy nước mẹ mới hỏi con gái cô ở trong đấy sao rồi cháu. Bé đó bảo ôi chị ấy khó sinh, chị ấy yếu lắm chả còn sức rặn, thôi nghe đến đây người em như vỡ vụn các bác ạ, cảm giác như người ta thả cái bánh quy từ bầu khí quyển rơi xuống đất vậy. Người lạnh toát cứ tưởng tượng mà thương ả đang nằm trong kia. Thời gian trôi qua căng thẳng như lúc bé đánh lô đợi quay xổ số vậy, bố tiên sư.
Vẫn cái dáng nữ anh hùng hào khí ngút trời, nhưng bên phải là chắp tay chờ cơn đau đẻ đến.
Cuối cùng phép màu cũng đến, bằng nghị lực của người mẹ, 6h15 con em chào đời, vâng một bé gái 3,6kg chân dài và nữ tính như bố, xinh nhất tổ dân phố. Cái mồm mếu giống hệt mẹ nó lúc ăn vạ em, ghét lắm. Nhìn con đáng yêu bao nhiêu thì thương vợ bấy nhiêu, lúc nào cũng nhe nhe cười cười giờ nằm mềm nhũn như sợi bún. Cố lên vợ Lùn, 12 tiếng vượt cạn còn bơi được nói gì đến dăm ba cái mệt vặt vãnh này đúng không. Cứ nhìn con, ngắm chồng là hết đau, hết mệt (bác sĩ bảo thế).
Xong xuôi mọi thứ, mở điện thoại xem lại mấy tấm ảnh của vợ trước khi bầu mới thấy phụ nữ mang bầu người ta vất vả, hi sinh thế nào, mặc dù vợ em không bị phù chân tay như người ta nhưng da cũng sạm đi, các ngấn cổ đen sì như mười năm không tắm.
Có mấy tấm ảnh vợ em before & after đây, càng xem càng buồn cười”.
Bài viết khá dài nhưng hàng chục nghìn thành viên mạng đọc không sót chữ nào, Một phần vì văn phong tác giả viết quá “bựa”, phần khác là bởi sự chân thực đúng đến mức ai từng trải qua cảnh đi đẻ đều hiểu được hết.
Nhất là với các ông chồng, nghe câu chuyện trên có vẻ hài hước đấy, nhưng ẩn sau đó là tiếng thở dài thương vợ khi nghĩ đến cảnh người phụ nữ mình yêu thương phải trải qua biết bao đau đớn khổ sở, còn cả những hiểm nguy trong giây phút em bé chào đời. Có thể một vài người cho rằng hành trình chăm vợ bầu vợ đẻ ở trên chỉ mang tính chất giải trí, trên đời này còn hàng triệu người chồng khác cũng từng chăm vợ giống thế, có gì ghê gớm đâu mà phải kể ra như kiểu siêu anh hùng giải cứu thế giới? Tuy nhiên, tấm lòng mà ông bố trẻ dành cho vợ con là thật, kỉ niệm để đời cùng vợ vượt cạn là thật, những bài học thấm thía, những điều ngộ ra sau khi vợ sinh con cũng là thật.
Ông bố ấy đã trưởng thành hơn rất nhiều khi sát cánh bên vợ cùng trải qua giờ phút đáng nhớ trong cuộc đời, thế còn các anh chồng khác thì sao?
Theo Helino
Hàng loạt lời đồn trong dân gian khi mang thai được bác sĩ sản khoa lật ngược vấn đề, giải thích cặn kẽ khiến các mẹ bất ngờ trước sự thật được hé lộ
Từ lời đồn và thực tế cách nhau rất xa. Dưới góc nhìn của hai vị bác sĩ có tâm, những băn khoăn của mẹ bầu được giải thích vô cùng gọn gàng và cặn kẽ.
"Phụ nữ khi mang thai dường như là đối tượng được cho nhiều lời khuyên nhất. Ai cũng có thể khuyên bảo, từ chị bán thịt ở chợ đến bà bán nước ngoài đường, các mẹ "nông nhàn" trên facebook rồi người thân của bạn... Nhưng không phải lời khuyên nào cũng đúng, các mẹ phải biết chọn lọc, cập nhật những kiến thức đúng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và con. Đó là những nhận định của hai vị bác sĩ "có tâm": bác sĩ Trần Ngọc Đính (Trưởng khoa dịch vụ D5) và bác sĩ Trần Trung Đạo (Khoa sản bệnh lý A4), bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Từ đó, bác sĩ Đính và bác sĩ Đạo đã bắt tay nhau chia sẻ, giúp các mẹ bầu được tiếp cận với các thông tin kiến thức y khoa chính xác.
Bác sỹ Đính (phải) và bác sĩ Đạo luôn đồng hành cùng nhau trong việc giúp các mẹ theo dõi thai kỳ, đón bé an toàn.
Ăn nhiều khi mang thai
Các mẹ bầu thường được khuyên phải ăn nhiều vì ăn cho cả mẹ lẫn con. Thế nhưng bác sĩ phản hồi: "Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Khi có thai nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cần phải tăng thêm khoảng 300 Kcal nhưng không có nghĩa phải ăn nhiều. Mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng đa dạng, ăn tăng thịt, trứng, cá, sữa, rau củ quả; giảm lượng tinh bột và đường làm sao để duy trì tăng cân nặng 10-12kg trong thai kỳ là lý tưởng nhất. Việc ăn nhiều quá gây tăng cân không kiểm soát, làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và khó khăn khi đẻ".
Uống nước mía, nước dừa
Trước lời truyền miệng "uống nước mía nước dừa sinh con sạch sẽ, trắng hồng". Bác sĩ Đính và bác sĩ Đạo chia sẻ sự thật rằng: "Trắng hay đen là do bộ gen của em bé quyết định chứ không phải do 2 loại nước này. Ngoài ra nước mía, nước dừa có hàm lượng đường cao, nhiều vitamin nên các chuyên gia khuyên nếu dùng thì 1 tuần chỉ 1-2 cốc là đủ. Việc uống quá liều lượng cho phép sẽ gây cho bạn đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ - ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mẹ và bé".
Bánh rau calci hóa
Nhiều người vẫn cho rằng bánh rau calci làm giảm hấp thu dinh dưỡng dẫn đến thai chậm lớn, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên các bác sĩ giải thích: "Rau calci hoá là hiện tượng sinh lý bình thường cho thấy sự phát triển của thai nhi. Tuổi thai càng lớn thì bánh rau càng calci hoá nhiều, mức độ calci hoá cũng gián tiếp đánh giá mức độ trưởng thành của phổi thai (có thể nói bánh rau calci tốt thì phổi thai tốt - ít nguy cơ suy hô hấp sau sinh). Bánh rau calci không phải bạn thừa calci, nhu cầu calci khoảng 1200mg/ngày nên mẹ bầu vẫn cần bổ sung calci đầy đủ từ thực phẩm hàng ngày và calci uống".
Bác sĩ Đính và bác sĩ Đạo thường được các mẹ biết ơn vì sự tân tâm, hết lòng vì mẹ bé của mình.
Uống nước và lượng ối
Nhiều ối thì phải uống ít nước, ít ối thì uống nhiều nước là lời truyền miệng từ trước đến nay. Tuy nhiên, sự thật là nước uống về cơ bản không liên quan đến ối. Nhu cầu nước uống khi có thai khoảng 3 lít/ngày. Việc uống đủ lượng nước giúp cơ thể đủ nước, giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi; ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tiết niệu và táo bón. Ối nhiều hay ít do nhiều nguyên nhân, thai phụ cần được khám thai định kỳ để bác sĩ tư vấn. Ngoài ra, việc uống nước râu ngô để giảm nước ối như lời đồn không có tác dụng gì, ngược lại nếu uống nhiều quá sẽ tiểu nhiều, dẫn đến rối loạn điện giải.
Bụng bầu và giới tính
Trong dân gian, các bà vẫn thường nhìn dáng bụng và nhận định bụng tròn "giống mẹ", bụng nhọn "giống bố". Tuy nhiên, sự thật dưới góc nhìn y khoa là: "Cơ bụng của mẹ bầu vẫn còn đủ chắc chắn thì bụng của mẹ thường gọn gàng (bụng tròn). Với người bụng nhọn nhô ra phía trước chứng tỏ cơ bụng của mẹ "kém" hoặc khoang bụng của mẹ không đủ rộng để chứa tử cung nên tử cung phải nhô ra phía trước. Vì vậy dáng bụng hoàn toàn không liên quan đến giới tính của thai nhi".
Thai "nấc cụt"
Nhiều mẹ vẫn thường e ngại, lo lắng rằng: "Thai "nấc cụt" là thai đang có vấn đề". Dưới góc nhìn của y khoa, bác sĩ lại đưa ra sự thật: "Là thai không có nấc, rất nhiều người sẽ bất ngờ với thông tin này. Mẹ sẽ cảm nhận thai "nấc cụt" rõ khi nằm ngửa, có người ngồi cũng có thể rõ. Nhưng nấc cụt không phải là thai bị nấc mà là thai to dần nên tử cung to, dẫn đến chèn ép lên động mạch chủ dưới. Và động mạch chủ dưới đập theo nhịp tim dẫn đến việc tử cung cũng nẩy theo nhịp mạch chủ bụng. Như vậy, "nấc cụt" chỉ là nhịp nẩy của động mạch chủ bụng truyền gián tiếp lên thành bụng, thai không vấn đề gì".
Ngoài theo dõi thai kỳ, thực hiện hàng loạt các ca đỡ đẻ từ dễ cho đến khó, hai bác sĩ còn dành thời gian tư vấn, cung cấp kiến thức cho các mẹ.
Đi bộ giúp dễ đẻ
Các mẹ gần sinh vẫn được khuyên rằng nên đi bộ nhiều để giúp dễ đẻ. Tuy nhiên, bác sĩ Đính và bác sĩ Đạo giải thíc h: "Đi bộ nhiều không giúp việc sinh nở dễ dàng hơn như lời đồn. Đi bộ là phương pháp thể dục rất phù hợp cho các sản phụ, giúp đốt cháy lượng calories dư thừa, giảm nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường thai kỳ. Việc đi bộ nhiều trong lúc chờ chuyển dạ chẳng những không giúp dễ đẻ hơn mà còn làm cho sản phụ mất sức thêm, lúc này việc nằm nghỉ là cần thiết".
Vaccin Rubella và thai
Nhiều người đồn tai nhau rằng: Tiêm phòng rubella vô tình phát hiện có thai thì phải bỏ thai. Ngược lại, bác sĩ giải thích: "Vaccine rubella và virus đã được giảm độc lực (khả năng gây độc đã được giảm rất nhiều lần). Người ta khuyên sau khi tiêm vaccine rubella thì 3 tháng sau mới được có thai lại. Tuy nhiên nguy cơ lý thuyết tối đa gây ra dị tật bẩm sinh sau khi tiêm vắc xin rubella cho phụ nữ mang thai chỉ là 0,2% (2/1000). Thực tế rất nhiều bà mẹ có tiêm phòng rubella mà không biết mình đã có thai vẫn sinh con khoẻ mạnh bình thường nên các mẹ có thể yên tâm theo dõi thai định kỳ".
(Còn nữa)
Theo Helino
Bé sơ sinh Colombia chào đời với bào thai trong bụng Một ngày tuổi, bé nữ đã được phẫu thuật lấy bào thai là chị em song sinh ký sinh trong bụng. Con gái của Monica chào đời ở tuần 37, nặng gần 3,2 kg. Ảnh: Los Informantes. Monica Vega nói với truyền thông địa phương rằng các bác sĩ ở Barranquilla nhận thấy có thứ gì đó bất thường bên trong bụng của...