Lần đầu tiên trên thế giới, một hội nghị khoa học được tổ chức trong game MMORPG
Ai bảo chơi game là ít học? Giờ đây các nhà khoa học hàng đầu cũng phải đăng nhập và tạo tài khoản mới có thể gặp gỡ và chia sẻ nghiên cứu với nhau.
Bên ngoài một lối vào được đánh dấu bằng những cánh cửa gỗ cao chót vót, ba chiến binh mặc áo giáp đội nón lá đang canh gác. Ở bên trong, các du khách trong trang phục cổ xưa đi trên những tấm thảm sang trọng đậm chất Trung Hoa cổ đại để đến sảnh trước, nơi có những hàng ghế bành trang nghiêm. Trên sân khấu, hai bên là những cuộn thư pháp và những chi tiết trang trí hình rồng, một học giả được mời chuẩn bị bắt đầu bài giảng của mình.
Chủ đề của anh ấy là gì? Không phải là nhập môn võ học hay họp bang phái, mà là: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo (AI) và học sâu.
Các nhà khoa học trong vai các nhân vật game, đang tham dự hội thảo trong trò chơi Justice Online của NetEase.
Sự kiện này là Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo Phân tán, một cuộc họp thường niên của các nhà nghiên cứu, năm ngoái đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Nhưng năm nay, giống như hàng triệu sự kiện khác trên toàn thế giới, sự kiện khoa học thường niên vào tháng 10 này buộc phải chuyển sang chế độ trực tuyến.
Những người ít chấp nhận mạo hiểm hơn 300 nhân vật game này có thể tham gia sự kiện trên Zoom hoặc xem nguồn cấp dữ liệu từ video trực tiếp trên Bilibili, một nền tảng phát trực tuyến phổ biến ở Trung Quốc. Hoặc, họ có thể chọn điều mà các nhà tổ chức gọi là trải nghiệm “nhập vai”, tức là tham dự sự kiện với tư cách là một nhân vật ảo trong một trò chơi bom tấn.
Từ khi ra mắt 2 năm trước, Justice Online (còn có tên Việt hóa là Nghịch Thủy Hàn) đã là một trong những trò chơi ăn khách nhất của Trung Quốc ở thể loại nhập vai trực tuyến nhiều người chơi, hay còn gọi tắt là MMORPG. Về cơ bản, nó tương tự phần nào World of Warcraft , nhưng với các bậc thầy võ thuật và các kiếm sĩ chiến đấu trong các ngôi đền hay các khu vườn theo kiểu cổ điển.
Để tổ chức hội nghị học thuật này, NetEase Games đã tái hiện một cảnh trong Justice Online với một quần thể cung điện nhỏ được bao quanh bởi những lũy tre xanh. Những người tham gia có thể nghe các cuộc nói chuyện bên trong khu phức hợp, trong khi một số nhà nghiên cứu có áp phích của họ được hiển thị trên các bảng quảng cáo bên ngoài. Các video ghi lại sự kiện cũng được chiếu lên màn hình.
Các câu hỏi đặt ra sẽ được hỏi trong hộp trò chuyện hoặc bằng cách nhấn nút để nói. Nhân vật đại diện của các nhà khoa học có thể được cá nhân hóa với hàng tá tùy chọn trang phục và phụ kiện.
Video đang HOT
Đây chính là hội nghị AI đầu tiên trên thế giới được tổ chức trong một trò chơi điện tử, theo NetEase.
Nhân vật đại diện của phóng viên trong hội nghị. Hình ảnh: NetEase Games
Khái niệm thiết lập thế giới ảo nơi mọi người đi lang thang trong cảnh quan tưởng tượng và trò chuyện với những người bạn mới trên máy tính không phải là ý tưởng gì mới mẻ. Nhưng nếu game Second Life được coi là quá sớm khi ra mắt vào giữa những năm 2000, thì đại dịch COVID-19 vào năm 2020 đã cho mọi người một lý do hoàn toàn mới để kiểm tra lại ý tưởng này.
Giữa các lệnh phong tỏa và giãn cách, các trò chơi bỗng nhiên trở thành một phương tiện sáng tạo để bạn bè và gia đình giữ kết nối với nhau. Khi sự xa cách xã hội làm gián đoạn đám cưới, một số cặp đôi đã trao nhau lời thề nguyện trong game Animal Crossing. Và khi các khuôn viên trường đại học trống không, các sinh viên tốt nghiệp đã tập trung trong Minecraft để nhận bằng tốt nghiệp trong các buổi lễ ảo.
Những hoạt động này không chỉ là trò chuyện trực tuyến. Chúng đại diện cho những nỗ lực tái tạo các yếu tố của sự tương tác trong đời thực: các nghi thức của các sự kiện và các giá trị tình cảm gắn liền với chúng.
Chúng có thể ít nhập vai hơn thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR), nhưng điều đó dường như không làm cho chúng ít tác động hơn. Một cô dâu nói với tờ CNN vào tháng 3 rằng đám cưới trên bãi biển ảo của cô ấy trong game Animal Crossing là “rất ngọt ngào”.
Chia sẻ với phóng viên của NetEase, các nhà khoa học tham dự hội nghị AI nói trên đều cho biết họ đã có một khoảng thời gian vui vẻ khi tham dự một sự kiện thực trong môi trường ảo. “Thật tuyệt vời” là cách một người tham dự mô tả trải nghiệm này. Những người khác thì ngạc nhiên về sự chi tiết của môi trường kỹ thuật số. Một số ít thì nói rằng nó đỡ nhàm chán hơn một hội nghị học thuật trực tuyến điển hình.
“Tôi thích nhìn vào các áp phích”, Minghao Zhao, một học giả đang nghiên cứu về việc lập hồ sơ người dùng với Big Data cho biết. “Trong hầu hết các cuộc họp video, bạn đang nhìn vào PowerPoint hoặc đang nói chuyện. Còn đây giống như một hội nghị ngoại tuyến hơn, nhưng là một hội nghị giúp bạn tiết kiệm thời gian”.
Áp phích quảng cáo nghiên cứu từ những người tham dự hội nghị AI được hiển thị trên các banner xung quanh trò chơi. Hình ảnh: NetEase Games
Các nhà tổ chức từ bộ phận Fuxi AI Lab của NetEase cho biết họ coi sự kiện này như một cơ hội để vượt qua ranh giới của các sự kiện ảo.
“Vì ngày càng có nhiều hội nghị được tổ chức trực tuyến hoặc ảo do đại dịch COVID-19, hội nghị này trình bày cách thức tổ chức các cuộc họp trực tuyến đó theo một kiểu thú vị và tương tác hơn”, một đại diện của công ty cho biết.
Những người tham gia có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách nhấn vào hình đại diện của người khác hoặc tìm kiếm tên. Và nếu lời nói là không đủ, họ cũng có thể ra lệnh cho nhân vật đại diện của mình thực hiện các động tác khác nhau để thể hiện rõ hơn cảm giác của họ: vỗ tay vì hạnh phúc, tạo hình trái tim để thể hiện sự cảm kích hoặc… tát vào mặt ai đó nếu một bài báo cáo đặc biệt kinh khủng.
Giao diện trong game Justice Online, khá chi tiết và ấn tượng.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhân vật đã bị đóng băng tại chỗ hoặc chạy lung tung không có mục đích. Có người thì ngồi xuống sàn và than vãn nhưng không ai chú ý và tới an ủi. Các tin nhắn gửi cho những người tham gia ngẫu nhiên đôi khi không được trả lời, cho thấy rằng họ không muốn nói chuyện hoặc không biết về tính năng này. Rõ ràng, không phải nhà khoa học nào cũng có thời gian chơi hoặc tìm hiểu về game.
Tuy nhiên, NetEase Games vẫn đặt nhiều hy vọng vào tương lai của “giải pháp hội họp nhập vai”. Hãng đề xuất các ứng dụng tiềm năng như các bài học lịch sử được dạy trong các thế giới cổ đại hay đám cưới trên mặt trăng.
Thế giới ảo như Justice Online còn lâu mới thực sự hoàn hảo. Không giống như trong cuộc sống thực, nơi bạn có thể đến gần ai đó và giới thiệu bản thân, các cuộc trò chuyện được dàn xếp thông qua các hộp trò chuyện nên nó cũng thiếu sự trực tiếp và tự phát nhất định. Nhưng nếu một số người chưa hoàn toàn sẵn sàng để trò chuyện, họ vẫn có thể tham gia vào các khía cạnh khác của môi trường ảo.
Khi hội nghị kéo dài bốn ngày chuẩn bị kết thúc, những người tham gia đã kéo nhau ra ngoài để tổ chức lễ kỷ niệm cuối cùng. Đông đảo người tham dự đã tập trung tại sân và pháo hoa sáng bừng nổ trên trời và rơi xuống. Mặc dù không giống như việc xem pháo hoa thật, đây vẫn là một cảnh tượng công cộng hiếm khi xảy ra trong thế giới thực trong năm nay.
Tham khảo SCMP
Xuất hiện tựa game "Ai là triệu phú" với chế độ Battle Royale cực hay
Who Wants to Be a Millionaire? sẽ phát hành ngày 29 tháng 10 ở châu Âu và ngày 17 tháng 11 ở Hoa Kỳ trên PC, PS4, Switch và Xbox One.
Nhà phát triển game Microids của Pháp đang hợp tác với Sony Pictures Television để thực hiện một tựa game dựa trên chương trình đố vui nổi tiếng "Ai là triệu phú?" cho PS4, Switch, PC, Mac và Xbox One. Đáng ngạc nhiên nhất, đây sẽ là một tựa game Battle Royale để người chơi cạnh tranh với 99 người chơi khác.
Tựa game Who Wants to Be a Millionaire? sẽ được phát hành vào ngày 29 tháng 10 ở châu Âu và sau đó là ngày 17 tháng 11 ở Bắc Mỹ. Tựa game sẽ bao gồm toàn bộ nội dung của chương trình "Ai là triệu phú?" của Anh, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Tây Ban Nha, người chơi hoàn toàn có thể định cấu hình theo ngôn ngữ mà mình biết. Nhìn chung, có hơn 3000 câu hỏi thuộc tám danh mục khác nhau bao gồm: Lịch sử, Thể thao, Khoa học và Nghệ thuật & Văn học. Ngoài ra, sẽ có 2000 câu hỏi dành riêng cho từng thị trường riêng lẻ với hàng trăm câu hỏi mới được cập nhật về sau.
Dành cho những ai chưa từng xem chương trình "Ai là triệu phú?", người chơi phải trả lời 15 câu hỏi có độ khó tăng dần. Nếu họ trả lời đúng tất cả, họ sẽ giành được 1 triệu USD, tuy nhiên không biết trong tựa game này, người chơi có được thưởng tiền mặt hay chỉ là tiền trong game mà thôi. Tựa game Who Wants to Be a Millionaire? vẫn sẽ tuân theo cùng một cách chơi với chương trình "Ai là triệu phú?" gốc, người chơi vẫn có thể sử dụng nhữ sự trợ giúp như: Gọi điện cho người thân, 50-50, Chuyển câu hỏi, cũng như một số điều khác.
Thông tin chi tiết về chế độ Battle Royale trong Who Wants to Be a Millionaire? không may là rất ít, tuy nhiên nhà phát triển Microids đã cho biết rằng đây sẽ là một chế độ nhiều người chơi trực tuyến với tối đa 99 người chơi, nơi người chơi cố gắng và đạt được vị trí cao nhất. Không có ảnh chụp màn hình nào cho chế độ này được cung cấp, mặc dù nó có vẻ rất là thú vị.
Who Wants to Be a Millionaire? sẽ có một số chế độ chơi đơn khác ngoài Battle Royale, với độ khó bình thường, cũng như chế độ trẻ em với các câu hỏi dễ dàng hơn. Free-for-All là một chế độ cạnh tranh 4 người chơi, Taking Turns cho phép 10 người chơi trả lời các câu hỏi lần lượt và chế độ Cooperative cho phép 4 người chơi trả lời câu hỏi cùng nhau.
Who Wants to Be a Millionaire? sẽ phát hành ngày 29 tháng 10 ở châu Âu và ngày 17 tháng 11 ở Hoa Kỳ trên PC, PS4, Switch và Xbox One.
Mai cuối tuần mà chưa biết cày game gì? Thử ngay TOP 3 game siêu HOT đang được đề xuất bởi App Store! Đây đều là các tựa game hot chất lượng, nhiều lượt tải ở thời điểm hiện tại. TOP 1: Tân Trường Sinh Quyết Xếp vị trí đầu bảng, TOP 1 game được App Store đề cử là tựa game nhập vai kiếm hiệp do SohaGame phát hành vào ngày 8/9 vừa qua. Tân Trường Sinh Quyết được xem là tựa game MMORPG tạo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"

Đang chơi game thì nhận tin nhắn đáng ngờ, nữ game thủ suýt bay cả tỷ đồng

Phá đảo bom tấn của 2025 mà không cần hạ sát một ai, game thủ khiến tất cả trầm trồ vì phong cách "độc lạ"

Xuất hiện tựa game mới, gọi vốn thành công sau 16 phút, là sự kết hợp của Pokemon và bom tấn đình đám

Thêm một game Soulslike mới chuẩn bị mở phiên bản trải nghiệm, hứa hẹn sẽ là bom tấn đầy ấn tượng

Lại xuất hiện thêm một tựa game nhập vai quá hay trên Steam, thời lượng 40 tiếng, nhận rating quá tích cực

Xuất hiện tựa game siêu vô tri trên Steam, người chơi bỏ gần 100k, chỉ làm một việc duy nhất xuyên suốt hành trình

Nổi đình nổi đám khi ra mắt, bom tấn một thời bất ngờ "suy thoái", mất 90% game thủ

Game thủ Genshin Impact bất ngờ đưa ra gợi ý, cho rằng miHoYo có thể "xóa bỏ" gacha, chuyển sang thể loại mới

Soi lại trận với Gen.G, fan phát hiện chính BHL T1 cũng mâu thuẫn

Là sự kết hợp của hai siêu phẩm, tựa game mới ra mắt trên Steam đã gây ấn tượng mạnh, lượng người chơi tăng vọt

AI dự đoán thời điểm kết thúc của Genshin Impact, gần hơn nhiều so với hình dung của game thủ
Có thể bạn quan tâm

Trung úy CĐM "ụp crown" vươn tầm quốc tế, giống hệt Quang Hùng, phản ứng bất ngờ
Netizen
16:43:59 04/05/2025
"Sít rịt" Nam vương tình thế đảo ngược, nhan sắc hú hồn, chạy show mệt nghỉ
Sao châu á
16:26:59 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025
Phương Mỹ Chi thi Em Xinh, RHYDER liền bị "réo", lộ quan hệ hậu The Voice Kids
Sao việt
16:22:46 04/05/2025
Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac
Thế giới số
16:20:05 04/05/2025
Diễn biến sức khỏe tài xế liên quan vụ tai nạn giao thông làm bé gái ở Vĩnh Long tử vong
Pháp luật
16:15:37 04/05/2025
Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết
Tin nổi bật
16:12:43 04/05/2025
4 chất độc trong bữa ăn kích hoạt tế bào ung thư
Sức khỏe
16:05:24 04/05/2025
NSND Mỹ Uyên: 50 tuổi chưa kết hôn, vẫn run khi làm việc với Victor Vũ
Hậu trường phim
16:04:59 04/05/2025
5 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Diễn viên toàn "nữ hoàng cởi bạo", nội dung gắt hơn tát nước
Phim châu á
15:45:13 04/05/2025