Lần đầu tiên tàng hình cơ F-22 ném bom GBU-39
Quân đội Mỹ cho hay, tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ vừa tiến hành lắp đặt và ném thành công bom công phá bán kính nhỏ (Small Diameter Bombs – (SDB)) GBU-39 trong cuộc tập trận Combat Hammer vừa được tiến hành cách đây không lâu.
Bom GBU-39 SDB.
Theo Không quân Mỹ, chiếc F-22 mang bom GBU-39 đã được phi công thử nghiệm ném thử thành công. Đây là kết quả của một phần chương trình cảnh tiến hệ thống vũ khí do Phi đội vũ khí tiêm kích số 86/86th Fighter Weapons Squadroncủa quân đội Mỹ bảo trợ.
Cụ thể, các chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Phi đội 3 – Không quân Mỹ đã được nâng cấp hệ phần mền điều khiển chuẩn 3.1, loại phần mền điều khiển cho phép F-22 có thể cắt/ thả bom GBU-39 SDB.
Video đang HOT
Tiêm kích tàng hình F-22 được lắp bom GBU-39 SDB
Bom GBU-39 SDB có trọng lượng 250 bảng. Đây là loại bom lượn điểu khiển có độ chính xác cao. Một sỹ quan Không quân Mỹ – thiếu tá Robert Jackson cho hay, việc thử thành công bom GBU-39 SDB trên F-22 có nghĩa là từ nay các chiến dịch liên quan đến các chiến cơ F-22 đang có mặt tại quần đảo Hawaii trên Thái Bình Dương đã đi vào thực tế.
Theo GDVN
Phi công Mỹ từ chối lái phi cơ đắt nhất thế giới F-22
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor vừa được Lầu Năm góc cho phép bay trở lại nhưng vấn đề an toàn của nó dường như vẫn chưa được giải quyết, khiến nhiều phi công Mỹ e ngại hoặc từ chối lái chiếc máy bay này.
Năm ngoái, F-22 đã bị cấm bay trong 4 tháng khi các phi công báo cáo họ bị chóng mặt và gặp nhiều triệu chứng khác do bị thiếu oxy. Lực lượng Không quân Mỹ đã kiểm tra để tìm những trục trặc có thể xảy ra trong hệ thống tạo oxy, nhưng tháng 9/2011, nó lại được cho phép sử dụng sau khi các kỹ thuật viên vẫn không thể xác định được nguồn gốc của vấn đề.
Hồi tháng 5/2012, Bộ tư lệnh chiến đấu của Không quân đã xác nhận rằng một số phi công yêu cầu không lái F-22.
Tiêm kích F-22 Raptor
Cũng trong khoảng thời gian này, General Mike Hostage, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo rằng lực lượng Không quân Mỹ đang áp dụng các biện pháp cảnh báo nhưng sẽ tiếp tục sử dụng F-22: "Chúng tôi không có được một câu trả lời mang tính kết luận và đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ tiếp tục bay với chiếc máy bay này, vì tôi sẽ không thể tìm ra được vấn đề của nó nếu không bay trên chiếc máy bay đó".
Kể từ khi bắt đầu được sử dụng lại hồi tháng 9/2011, đã có hơn 12.000 phi vụ và 11 trường hợp được báo về các triệu chứng giống như bị thiếu oxy khi sử dụng F-22. Người phát ngôn của Trung Tâm bộ tư lệnh chiến đấu Không quân cho biết, có một đội lực lượng không quân và các chuyên gia bên ngoài đang giám sát chiếc máy bay và các phi công bị những triệu chứng thiếu oxy khi lái F-22, nhưng vẫn chưa xác định được gốc rễ của vấn đề.
Cuối năm 2010, một phi công trên F-22 đã bị thiệt mạng khi anh này dường như bị mất kiểm soát với máy bay do hệ thống oxy bị trục trặc, khiến máy bay bị lao xuống. Báo cáo chính thức của Không quân về sự cố đã công nhận hệ thống oxy bị hỏng nhưng lại cho rằng phản ứng sai của phi công đã khiến máy bay bị rơi.
Tổ chức báo chí điều tra phi lợi nhuận ProPublica cho biết, chương trình F-22 có giá trị gần 70 tỷ USD này đã có những thiếu xót hệ thống và chi phí quá lớn. Mỹ đã ngừng sản xuất loại máy bay phản lực này năm 2009 khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng khả năng đặc biệt của F-22 không thể áp dụng rộng rãi trong các chiến dịch quân sự của quốc gia này.
Theo Infonet
Quân đội Thái Lan phá bẫy phiến quân 2 quả bom nặng 30kg do lực lượng chống đối gài có sức công phá lớn để giết chết nhiều người khi được kích nổ. Ngày 15/8, lực lượng rà phá bom mìn Thái Lan đã vô hiệu hóa thành công 2 quả bom nặng 30kg tại tỉnh Yala, cực Nam Thái Lan do lực lượng chống đối tại đây âm mưu đánh...