Lần đầu tiên sau nửa thế kỷ một nhà khoa học nữ giành giải Nobel Vật lý
Nhà khoa học nữ đến từ Canada cùng hai nhà khoa học người Mỹ, Pháp đã đạt được giải thưởng trị giá 770.000 bảng Anh cho công trình liên quan đến vật lý laser.
Giải Nobel Vật lý năm 2018 được trao ngày 2/10 cho ba nhà khoa học Arthur Ashkin người Mỹ, Gérard Mourou người Pháp và Donna Strickland người Canada với phát minh đột phá trong ngành vật lý laser.
Ba nhà khoa học được trao giải Nobel Vật lý với công trình đột phá ngành vật lý laser. (Ảnh: The Guardian)
Trong đó nhà khoa học Ashkin sẽ có nửa giải thưởng vì phát triển “nhíp quang học” cho phép các sinh vật siêu nhỏ được xử lý bằng những tia sáng. Hai nhà khoa học Mourou và Strickland chia sẻ nửa giải thưởng còn lại nhờ “phương pháp tạo ra các xung quang học cường độ cao cực ngắn”, theo Ủy ban Nobel.
Bà Strickland đến từ Đại học Waterloo, Ontairo, Canada trở thành người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel Vật lý sau 55 năm, kể từ năm 1963, khi bà Maria Goeppert Mayer, người được vinh danh với công trình cấu trúc vỏ hạt nhân.
Trước đó, ngày 1/10, giải Nobel Y học được trao cho hai nhà khoa học James Allison và Tasuki Honjo vì khám phá trong trị liệu ung thư bằng ức chế điều hòa miễn dịch âm tính.
Các giải Nobel Hóa học, Hòa bình và Kinh tế sẽ lần lượt được công bố vào 3,4,5/10. Năm 2018 hoãn trao giải Nobel Văn học.
Video: Cô gái gốc Việt được đề cử giải Nobel Hòa Bình
(Nguồn: The Guardian)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
TQ: Súng "AK phiên bản laser", thiêu cháy mục tiêu cách 1km
Vũ khí laser cầm tay có thể thiêu cháy mục tiêu từ khoảng cách xa không còn chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc đang tích cực phát triển vũ khí laser cầm tay.
Theo tờ bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), phiên bản súng trường phóng tia laser ZKZM-500 có thể tạo ra nguồn năng lượng lớn mà mắt thường không nhìn thấy.
Nguồn năng lượng này có thể thiêu cháy mục tiêu và gây bỏng khi tiếp xúc với da người. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, vũ khí mới đủ sức "thiêu cháy quần áo trong chưa đầy một giây.
"Nếu quần áo bị thiêu cháy thì cả người cũng bị cháy theo", một nhà nghiên cứu Trung Quốc tham gia dự án nói. "Sự đau đớn sẽ lên đến tột độ".
Vũ khí này có kích thước và trọng lượng gần tương tự như mẫu súng trường nổi tiếng AK-47. Súng laser cầm tay có thể bắn xa 800 mét, gắn được trên nhiều phương tiện di chuyển.
Vũ khí này đã sẵn sàng để sản xuất đại trà và sẽ được trang bị cho đơn vị chống khủng bố của cảnh sát.
Trong trường hợp những kẻ tấn công bắt con tin, súng laser sẽ bắn qua cửa sổ, vô hiệu hóa mục tiêu để các lực lượng khác kiểm soát tình hình. Súng laser cũng phù hợp trong các nhiệm vụ tối mật. Nó đủ sức thiêu cháy bình xăng, bồn chứa nhiên liệu tại các cơ sở quân sự.
Lực lượng cảnh sát Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được trang bị súng laser.
Tia laser sử dụng trong trường hợp này hoàn toàn vô hình và không tạo ra âm thanh. "Không ai biết người sử dụng súng laser tấn công từ đâu. Nó sẽ giống như là một tai nạn", một nhà nghiên cứu khác nói..
Theo nhóm nghiên cứu, mẫu súng laser KZM-500 được trang bị pin sạc giống như sạc điện trên điện thoại thông minh. Nó có thể bắn "1.000 phát" trước khi cần sạc pin, mỗi phát bắn duy trì không hơn 2 giây.
Phiên bản thử nghiệm được chế tạo bởi công ty ZKZM Laser. Công ty này đang tìm đối tác để chế tạo đại trà, với giá thành 15.000 USD/khẩu
Khách hàng mà công ty nhắm đến tạm thời chỉ có lực lượng quân đội và cảnh sát Trung Quốc. Việc Trung Quốc chế tạo thành công súng laser là một bước đột phá lớn, bởi chỉ một thập kỷ trước, loại vũ khí như vậy chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng.
Năm 2009, các nhà khoa học Mỹ nói súng laser cầm tay không hiệu quả vì nó không thể xuyên qua quần áo. Nhưng chính quyền Trung Quốc đã đầu tư 300 triệu USD vào dự án này từ năm 2015, khiến Mỹ và phương Tây lo ngại.
Tháng trước, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về việc thiết bị laser khai hỏa từ căn cứ hải quân của nước này ở Djibouti, khiến hai phi công quân đội Mỹ bị thương nhẹ ở mắt.
Pháo laser cỡ lớn gắn trên tàu chiến.
Wang Zhimin, nhà nghiên cứu khoa học công nghệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nói bước phát triển công nghệ vượt bậc giúp vũ khí laser cầm tay không còn là điều viễn tưởng.
Loại vũ khí laser như vậy cũng khiến các chuyên gia lo ngại, một khi nó rơi vào tay những kẻ tội phạm hoặc khủng bố.
Các tài liệu đăng tải trên trang web của chính phủ Trung Quốc liệt ZKZM-500 vào danh sách các vũ khí "phi sát thương". Điều đó có nghĩa là nó không được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu sống.
Vũ khí laser thông thường không thể tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng một phát bắn. Nhưng nếu duy trì trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ tạo ra vết thương siêu nhỏ giống như bị con dao dùng trong phẫu thuật cứa qua.
Nhưng một cảnh sát Trung Quốc nói anh ta muốn dùng các vũ khí và công cụ truyền thống như hơi cay, đạn cao su hoặc súng điện hơn.
"Vết bỏng gây ra bởi laser sẽ để lại sẹo vĩnh viễn", cảnh sát này nói. "Điều này có thể khiến cuộc biểu tình ôn hòa trở thành bạo loạn".
Theo Danviet
Thiên tài vật lý Hawking bày cách tìm ra các vũ trụ khác Ngay trước khi qua đời, nhà vật lý hàng đầu thế giới nêu cách con người có thể phát hiện vũ trụ mới và dự báo về tương lai của Trái đất. Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76. Chỉ 2 tuần trước khi qua đời, thiên tài vật lý Stephen Hawking đã gửi một báo cáo khoa học, trong đó nêu cách...