Lần đầu tiên phẫu thuật nội soi thành công ung thư âm đạo ‘3 trong 1′
Cắt tử cung tận gốc, nạo hạch chậu, cắt toàn bộ đồng thời nối dài lại âm đạo là kỹ thuật phẫu thuật nội soi điều trị ung thư âm đạo “3 trong 1″ lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Ngày 8-5, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – trưởng khoa ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – cho biết đơn vị vừa phẫu thuật nội soi “3 trong 1″ thành công cho bệnh nhân N.N.T. (42 tuổi, quê Bình Dương) được chẩn đoán ung thư âm đạo.
Theo bác sĩ Tiến, trước đây khoa ngoại 1 phẫu thuật cắt tử cung, cắt toàn bộ âm đạo, kèm theo vét hạch chậu qua mổ hở đường bụng cho hàng trăm trường hợp điều trị ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, kỹ thuật phẫu thuật ung thư âm đạo “3 trong 1″ này là lần đầu tiên khoa thực hiện và cũng là lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Trước đó bệnh nhân T. đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám và được chẩn đoán ung thư âm đạo giữa với kích thước bướu khoảng 3×4 cm. Với vị trí ung thư này, bác sĩ Tiến khẳng định bệnh nhân bắt buộc phải được phẫu thuật. Nếu không sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh, khi khối bướu có khuynh hướng ăn lan sang trực tràng, bàng quang và niệu đạo.
Trải qua gần bốn giờ căng thẳng, kíp phẫu thuật khoa ngoại 1 phẫu thuật nội soi thành công khi cắt tử cung tận gốc, nạo hạch chậu 2 bên, cắt và nối dài âm đạo. Mặc dù trải qua ca mổ phức tạp, nhưng chỉ sau một ngày, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, đỡ đau hơn, vết mổ rất nhỏ bảo đảm tính thẩm mỹ. Hiện tại bệnh nhân đã ăn và đi lại bình thường.
Theo bác sĩ Tiến, điểm khó khăn giữa phẫu thuật nội soi “3 trong 1″ này với phẫu thuật bình thường là do vị trí bướu âm đạo liên quan phức tạp với nhiều cơ quan quan trọng trong vùng chậu như bàng quang, niệu đạo, trực tràng… Và đây cũng là phương pháp điều trị gây tàn phá nhất cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Nếu mổ lấy không đủ rộng, không đủ an toàn về mặt ung thư thì dễ tái phát, còn phẫu thuật triệt để trong những trường hợp bướu to, lan rộng thì cần phẫu thuật cắt âm đạo gần như hoàn toàn hay đoạn chậu (cắt toàn bộ các cơ quan trong vùng chậu).
“Với phương pháp phẫu thuật nội soi 3 trong 1 này, bệnh nhân ngoài điều trị được ung thư, còn được tái tạo âm đạo để duy trì cuộc sống tình dục bình thường cho các cặp vợ chồng”, bác sĩ Tiến nói.
Ung thư âm đạo có xu hướng trẻ hóa
Ung thư âm đạo là bệnh lý hiếm gặp ở nữ giới, ước tính mỗi năm có chưa đến 1/100.000 người mắc bệnh và chiếm khoảng 2% trong các bệnh lý ung thư phụ khoa. Bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi khoảng 50-60 và có xu hướng trẻ hóa, thường liên quan đến tình trạng nhiễm virus sinh u nhú ở người (human papillomavirus – HPV).
Đối với ung thư âm đạo, việc điều trị hiện nay được cá thể hóa cho từng bệnh nhân với 3 loại vũ khí gồm phẫu – xạ – hóa. Trong đó phẫu trị là vũ khí điều trị đầu tiên và quyết định sinh tồn cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ.
3 thách thức lớn với bệnh nhân ung thư trong đại dịch Covid-19
Theo chuyên gia, bệnh nhân ung thư là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong dịch Covid-19. Trong thời điểm dịch bệnh, bác sĩ đã ghi nhận một số chuyện đáng tiếc của bệnh nhân ung thư.
Bệnh chuyển sang giai đoạn cuối
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết các bác sĩ của bệnh viện này đã tiếp nhận một bệnh nhân tuổi khoảng 60 mang một cái bụng như bụng bầu, khệ nệ.
Khi bác sĩ hỏi bệnh sử bệnh khởi phát bao lâu, tại sao không đến sớm mà để bụng to như thế? Bệnh nhân trả lời: Phát hiện bụng to dần 3 tháng nay lúc đầu còn nhỏ sờ thấy khối u trên bụng nhưng không đau và không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hằng ngày nên không quan tâm vì nhà rất nghèo và vùng nông thôn xa xôi nên không đi khám.
Trong vài tuần gần đây bụng to nhanh và đau ngày càng mệt và khó thở, hàng xóm quyên góp được một số tiền khuyên nên đi thành phố điều trị. Tuy nhiên bệnh nhân lại do dự vì dịch Covid-19.
Hình ảnh ở BV K Trung Ương
Vài ngày nay bụng căng trướng không thở nổi tưởng như sắp chết tới nơi, mọi người bàn bạc đành quyết định thuê xe du lịch. Với số tiền ít ỏi được hàng xóm cho mà phải thuê xe đi, thuê phòng trọ cho người nhà nuôi vì bệnh viện không cho ăn nằm ở công viên bệnh viện để nuôi bệnh. Cộng thêm tiền chi phí điều trị khiến cho bệnh nhân muốn bỏ về nhưng vì bệnh quá nặng nên phải nhập viện.
Sau khi khám, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng với dịch ổ bụng rất nhiều chèn ép khó thở phải mổ gấp.
Theo bác sĩ Tiến, đây là một trường hợp thường gặp của khoa điều trị ung thư. Vấn đề muốn nói ra là bệnh ung thư xảy ra trong cơn đại dịch của thế kỷ, với mức độ lan tràn khủng khiếp, tỉ lệ lây nhiễm cực cao và tử vong cực lớn.
Thách thức với bệnh nhân ung thư
Như vậy người bệnh ung thư bị ảnh hưởng thế nào trong cơn đại dịch, theo bác sĩ Tiến:
Thứ nhất, ảnh hưởng đến khám và điều trị cũng như lịch hẹn tái khám vì lệnh cách ly đi lại, mặc dù bệnh nhân hoàn toàn có thể đi lại khám chữa bệnh được nhưng nỗi sợ lây nhiễm cho bản thân và gia đình lúc nào cũng thường trực, với người nghèo thì việc tự túc di chuyển, chỗ ăn ở nuôi bệnh... luôn là khó khăn.
Thứ hai, ảnh hưởng đến phác đồ điều trị: khi điều trị bệnh ung thư phải dùng nhiều phác đồ điều trị như mổ- hóa- xạ- miễn dịch... thời gian điều trị kéo dài có thể vài tháng trời mới hoàn tất, trong thời gian này người bệnh ra về thường xuyên hơn, chính vì ngại dịch bệnh nên nhiều bệnh nhân không theo lịch hẹn hay bỏ điều trị làm phá hủy toàn bộ kế hoạch điều trị bệnh ung thư.
BS Nguyễn Văn Tiến
Thứ ba, ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm bệnh và tỉ lệ tử vong cao với nhiều lý do: Do tiếp xúc với môi trường bệnh viện, do chịu tác động của các vũ khí điều trị cực mạnh làm suy giảm hệ thống để kháng miễn dịch không thể chống chọi nếu không may bị nhiễm virus.
Bác sĩ Tiến cho biết, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ung thư trong lúc khủng hoảng dịch bệnh này là một thách thức giữa một bên là nguy cơ tử vong do ung thư và một bên là cái chết do virus và khả năng tử vong cao hơn do bệnh Covid-19 trên người suy giảm miễn dịch trong đó có bệnh nhân ung thư.
Từ đầu mùa dịch đến giờ, có rất nhiều bệnh nhân và cả các bác sĩ ung thư đã hỏi bác sĩ nên làm như thế nào? "Đây cũng là trăn trở của tôi và các đồng nghiệp, vừa lo cho bệnh nhân ung thư vừa thiếu các bằng chứng khoa học cần thiết vì chủng virus còn quá mới mẻ"- bác sĩ Tiến tâm sự.
Ngọc Anh
Vì sao béo phì lại có nguy cơ ung thư cao? Tình trạng béo phì và thừa cân có sự gia tăng đáng báo động ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia với người trưởng thành từ 25 đến 64 tuổi, tỷ lệ này cao báo động. Đây là yếu tố gia tăng bệnh ung thư. Béo phì làm gia tăng nguy cơ ung thư? Gia tăng béo phì...