Lần đầu tiên phẫu thuật cắt thực quản tạo hình bằng đại tràng
Các bác sĩ khoa Ngoại bụng II, Bệnh viện K lần đầu tiên tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ thực quản và dạ dày, tạo hình bằng đại tràng cho nam bệnh nhân 64 tuổi.
Bác sĩ khám lại cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật.
Bệnh nhân Nguyễn Văn T. (sinh năm 1956) nhâp viên do trươc đo đa đươc chân đoan ung thư tâm vi thưc quan T3N1M0 co dâu hiêu nuôt nghen, sut cân, đa điêu tri tia xa, hoa chât, đánh giá co đap ưng thuốc, sau đo chuyên sang phâu thuât theo phac đô.
ThS, BS Đoàn Trọng Tú, Trưởng khoa Ngoại bụng 2 cho biết, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tổn thương ung thư. Tuy nhiên, một khó khăn đến với ê kíp khi không thể mô căt thưc quan tao hinh băng da day.
“Bệnh nhân đã được mở thông dạ dày nuôi dưỡng trước khi xạ trị tiền phẫu làm cho dạ dày ngắn lại. Lúc này chúng tôi đã hội chẩn, họp bàn và cân nhắc phương án phai căt toan bô thưc quan va da day, sau đo tao hinh băng đai trang”, BS Tú cho hay.
Theo như BS Tú chia sẻ, việc phẫu thuật thưc quan thông thường đa có nhiều khó khăn, nhưng mô băng phương phap tạo hình đại tràng thì độ khó và phưc tap hơn nhiều.
Video đang HOT
Phương pháp này được thực hiện cắt thực quản cùng toàn bộ dày dày kèm theo vét hạch rộng rãi, sau đó tiến hành giải phóng đại tràng trái đưa lên để nối với thực quản cổ do vậy thơi gian phẫu thuật sẽ kéo dài lâu hơn va trong mô sẽ cần thưc hiên nhiêu miêng nôi tiêu hóa hơn, có thể có nguy cơ biên chưng cao hơn.
Tuy nhiên, ưu điêm cua tao hinh băng đai trang la đai trang sẽ được đưa lên rât thoai mai, nếu ca mô thành công thì khả năng bênh nhân sẽ hôi phuc tôt, ăn uông không gặp trở ngại như bi đây bụng hay ơ hơi thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày và quá trình điều trị hóa chất kế tiếp.
Ngay 11-8, ê kip phẫu thuật gôm các bác sĩ khoa Ngoại bụng II, ThS, BS Đoan Trong Tu, Trưởng khoa cùng các BS Trần Tuấn Thanh va BS Nguyễn Thanh Long cùng trưởng kíp gây mê là TS. Trần Đức Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật.
Sau 4 giờ phẫu thuật căng thẳng, bệnh nhân T. đã được phẫu thuật căt toan bô ca thưc quan va da day va tao hinh băng đai trang. Sau khi mô bênh nhân hồi phục tốt, không biến chứng viêm phôi.
ThS Đoàn Trọng Tú cho biết, đây la ca mô đâu tiên ơ Bênh viên K mô theo phương phap nay. Việc phẫu thuật thành công ca bệnh này sẽ giúp cải tiến kỹ thuật mổ thực quản tạo hình cho những bệnh nhân ung thư thực quản ở vị trí khó, đồng thời giúp bệnh nhân T. cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khàn tiếng kéo dài, coi chừng ung thư tuyến giáp
Sau khoảng 6 tháng khàn tiếng, nuốt nghẹn bệnh nhân đi kiểm tra thì chết lặng khi bác sĩ thông báo bị ung thư tuyến giáp.
Đó là trường hợp bệnh nhân L.V.N. (88 tuổi) vừa được Bệnh viện Quận Thủ Đức, TPHCM tiếp nhận, điều trị. Qua khai thác bệnh sử của bác sĩ được biết, khoảng 6 tháng trước người bệnh có cảm giác khàn tiếng, nghẹn ở cổ. Gần đây bệnh nhân xuất hiện thêm cảm giác khò khè ngày càng tăng kèm khó thở, ho khạc đờm máu nhiều.
Trước tình trạng trên, bệnh nhân đã đến khoa Ung Bướu thăm khám. Các bác sĩ nghi ngờ những biểu hiện bất thường người bệnh gặp phải có liên quan đến bệnh lý nguy hiểm nên chỉ định thực hiện xét nghiệm, siêu âm, CT-scan, chọc hút tế bào. Qua kết quả kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị khối u ác tính của tuyến giáp, khối u đã xâm lấn vào khí quản (đường thở) và thực quản (đường ăn uống) của bệnh nhân khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
Qua kiểm tra hình ảnh, bác sĩ phát hiện tuyến giáp của bệnh nhân bị u ác tính
Xác định đây là trường hợp phức tạp do khối u đã lan rộng trên bệnh nhân lớn tuổi có bệnh lý nền cao huyết áp, để tìm hướng can thiệp hiệu quả nhất, bệnh viện đã quyết định hội chẩn liên chuyên khoa gồm: Ung Bướu; Gây mê Hồi sức và Chăm sóc Tích cực, chuẩn bị chu đáo các phương án cho bệnh nhân.
Sau hội chẩn và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, các bác sĩ khoa Ung bướu đã tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ khối u cùng tuyến giáp, tách khối u khỏi thực quản, cắt đoạn khí quản, tái lập đường thở cho người bệnh. Cuộc phẫu thuật phức tạp đã diễn ra thành công sau nhiều giờ khẩn trương, các bác sĩ đã bảo vệ tốt cơ quan thần kinh, tuyến cận giáp cho người bệnh. Chỉ 2 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã tự thở, nói chuyện và nuốt được. Hiện tại bệnh nhân đang dần bình phục sức khỏe, hết khó thở, hết ho khạc máu.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức chia sẻ: Bướu cổ là triệu chứng thường gặp, dùng để chỉ khối u gồ lên tại vùng cổ, có thể bướu của tuyến giáp, bướu của tuyến nước bọt, hạch... Trong đó, bướu của tuyến giáp là dạng thường gặp nhất với phần lớn các trường hợp là lành tính và không cần điều trị. Dạng ung thư tuyến giáp người bệnh gặp phải là loại ung thư hiếm gặp và được xem là ung thư "hiền" nhất do diễn tiến chậm chạp kéo dài nhiều năm và tiên lượng tốt, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan mà cần thực hiện khám tầm soát phát hiện sớm ngay khi có biểu hiện bất thường để điều trị kịp thời.
Người bệnh có chỉ định phẫu thuật bướu tuyến giáp cần thực hiện tại các bệnh viện uy tín để hạn chế rủi ro
Liên quan đến bướu tuyến giáp, bác sĩ cảnh báo, hiện nay một số cơ sở y tế tư nhân đang lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân để thực hiện các dịch vụ "móc túi". Nhiều thông tin quảng cáo về "phong trào" siêu âm bướu cổ, lồng ghép trong các đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc các gói khám tổng quát tại các phòng khám nhằm tầm soát ung thư tuyến giáp đã khiến người bệnh tin tưởng thực hiện, nhiều người đã bị chỉ định phẫu thuật bướu lành khi không cần thiết. Đây là việc làm phản khoa học và gây tốn kém cho bệnh nhân.
Bướu tuyến giáp, hay còn có tên gọi bướu cổ là bệnh lý thường gặp, khoảng 40 - 60% người bình thường có bướu giáp, trong đó chỉ 5 - 10% bị ung thư. Với những trường hợp bị ung thư tuyến giáp có khối u lớn, xâm lấn xung quanh hoặc di căn qua hạch thì phẫu thuật, kết hợp xạ trị là cách điều trị chính. Với các bệnh nhân có nguy cơ thấp (khối u nhỏ, còn khu trú, chưa di căn hạch) người bệnh vẫn có thể theo dõi định kỳ, không cần mổ gấp.
Để bảo vệ sức khỏe, tránh tiền mất tật mang, bác sĩ khuyến cáo người có tiền căn bệnh lý bướu tuyến giáp hoặc người chưa được chẩn đoán bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa khám khi cơ thể có các triệu chứng như khối u ở cổ, khàn tiếng, ho kéo dài, khạc đờm máu. Trong trường hợp có chỉ định phẫu thuật, cuộc mổ được thực hiện tại bệnh viện với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa sẽ hạn chế được những rủi ro, tăng khả năng thành công trong điều trị cho người bệnh.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Thanh niên vỡ tim mới phát hiện ra bị lõm ngực bẩm sinh Bệnh nhân nhập viện với tình trạng bên ngoài ngực chỉ có vết xây xát nhẹ, hoàn toàn không có tổn thương thành ngực để cho các bác sĩ nghĩ đến bị vỡ tim bên trong. Ngày 1-9, TS-BS Trương Nguyễn Hoài Linh, Khoa Ngoại Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Thống Nhất cho biết đơn vị này vừa phẫu thuật cứu sống...